3 món lẩu ngon giúp cả nhà ‘thổi bay’ cảm giác ngán thịt mùa Tết
Ngày tụ họp đầu xuân càng thêm rôm rả với những món lẩu đậm đà hương vị này.
Lẩu bò nhúng mẻ
Nguyên liệu:
Bắp bò: 750gr
Mẻ: 1/2 bát ăn cơm
Cà chua: 3 quả cà chua
Thơm: 1/2 trái
Dưa leo: 3 trái
Cà rốt: 1 củ
Chuối xanh: 3 trái
Khế xanh: 3 trái
Hành tây: 1 củ to
Xà lách, rau cải
Sả, ớt (mỗi thứ 2)
Hành tím và tỏi: mỗi loại 1 củ
Bánh tráng, bún tươi
Gia vị: Nước mắm, muối, đường, dầu ăn, hạt nêm
Lẩu bò nhúng mẻ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bắp bò hoa rửa sạch với nước muối loãng rồi lau khô, thái thành những khoanh mỏng. Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê bột ngọt rồi trộn đều
Hành tây bỏ vỏ, thái mỏng (có thể xếp ra đĩa riêng hoặc để cùng thịt bò). Tỏi và hành tím bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ để riêng từng loại. Sả và ớt cũng rửa sạch và băm nhỏ.
Cà chua bổ múi cau. Dứa gọt bỏ, bỏ mắt và thái miếng vừa ăn.
Chuối xanh gọt vỏ (không cần gọt quá sát mà chỉ cần gọt sơ cũng được), sau đó cắt thành những khoanh mỏng hơi xéo. (Lưu ý: khi cắt xong lập tức cho vào bát nước có pha muối loãng để chuối không bị thâm đen. Có thể cho thêm đá viên để giữ được độ giòn).
Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ rồi chẻ làm đôi theo chiều dọc thành những thanh dài và mỏng để cuốn bánh tráng. Làm tương tự với cà rốt.
Khế gọt bỏ các đường gân và 2 phần đầu, cắt thành những miếng mỏng vừa ăn.
Xà lách (hoặc rau cải) nhặt bỏ những lá úa, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Bước 2: Nấu nước lẩu
Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn, đợi đến khi dầu sôi thì cho lần lượt sả băm, hành tím và cà chua vào phi thơm (Lưu ý: nhớ để lửa vừa và đảo nhanh tay để sả không bị cháy).
Hòa một thìa súp nước mẻ với 2 chén nước. Lọc lấy nước mẻ, bỏ phần xác (Lưu ý: Chỉ lấy nước mẻ, cơm mẻ lẫn vào nước lẩu sẽ không ngon). Sau đó cho mẻ đã lọc và 1 lít nước vào nồi có sẵn cà chua và hành phi. Đun sôi và vớt bọt (nếu có).
Sau khi nước sôi, bạn nêm nếm với hạt nêm, đường và bột ngọt sao cho hợp khẩu vị. Cuối cùng là cho hành tây đã cắt vào nồi. Vậy là bạn đã có cách nấu lẩu bò vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Bước 3: Làm mắm nêm
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi sôi, tiếp đến cho tỏi, hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Sau khi vàng đều thì cho tiếp dứa băm nhỏ vào xào chín tới. Hòa tan ớt, tỏi, đường với nước sôi để nguội, cho mắm nêm sau đó cho tiếp thơm đã xào vào khuất đều
Lẩu Thái chua cay
Nguyên liệu:
800 gr xương lợn hoặc xương gà
Video đang HOT
1 quả dừa tươi lấy nước
1/2 quả dứa
Gia vị tạo mùi: Sả, riềng, lá chúc hoặc lá chanh, tỏi, hành tây, hành lá
Gia vị nêm nếm: Gói gia vị lẩu Thái, mắm, muối, đường, hạt nêm, nước cốt dừa (tùy chọn), ớt khô, sa tế (tùy chọn)
Tạo màu: Dầu màu điều, cà chua, tương ớt, tương cà
Đồ nhúng ăn kèm lẩu gồm: Mực, tôm, thịt bò, rau, đậu phụ, nấm hương, mì sợi, bún…
Cách làm:
1. Sơ chế nguyên liệu
Dứa gọt bỏ vỏ, sử dụng 1/2 quả làm nước dùng lẩu. Dứa giúp cho món lẩu có vị chua dịu ngọt, hơn nữa trong dứa chứa enzym bromelain (thuộc nhóm protease) có khả năng phân hủy protein giúp cho các đồ nhúng lẩu nhanh mềm. Cà chua rửa sạch. Riềng, sả rửa sạch.
Dứa lấy 1/4 quả thái miếng vừa ăn. Cà chua 6 quả thái múi cau. Ngô ngọt cắt khoanh. Riềng thái lát, sả một phần băm nhỏ, một phần đập dập cắt khúc. Lá chanh vò nhẹ cho ra tinh dầu. Ớt khô tăng vị cay the nhẹ cho món ăn. Cà rốt tỉa hoa để trang trí món lẩu thêm phần bắt mắt. Tỏi băm nhỏ.
1/4 quả dứa còn lại xay mịn, lọc lấy nước cốt. Phi thơm tỏi, sả cho 1/2 lượng cà chua cùng 2 thìa canh dầu màu điều vào, thêm chút nước mắm và nấu chín nhừ. Cà chua chứa vitamin A nên khi kết hợp dầu ăn sẽ lên màu đẹp mắt. Sau khi mềm nhừ thì trút cà chua cùng với nước cốt dứa vào xay mịn, lọc qua rây lấy hỗn hợp nước cốt màu đẹp. Hành tây thái khoanh tròn trang trí cho nước dùng lẩu.
Chuẩn bị các đồ nhúng lẩu: Các loại rau rửa sạch, vẩy ráo nước. Nấm kim châm rửa nước muối loãng. Mực rửa sạch. Thịt bò thái mỏng, rắc chút gừng thái sợi. Tùy theo khẩu vị mà điều chỉnh đồ nhúng lẩu cho phù hợp khẩu vị và rau củ quả theo mùa.
2. Làm nước dùng lẩu
Xương heo hoặc xương gà chần sơ, rửa sạch rồi ninh lấy nước xương ngọt tự nhiên.
Lọc lấy nước hầm xương, cho nước dừa tươi, nước cốt dứa cà chua vào. Nêm nếm gói gia vị lẩu Thái, mắm, muối, đường, hạt nêm, nước cốt dừa, sa tế cho vừa miệng. Thêm chút tương ớt, tương cà lên màu đẹp mắt. Thêm lá chanh vò sơ. Trang trí bằng hành tây thái khoanh tròn, ngô ngọt, cà chua thái múi cau, ớt khô là có nồi nước dùng hấp dẫn, nhiều sắc màu.
3. Nhúng lẩu
Khi ăn đun nóng nước dùng, cho các loại hải sản, thịt bò cùng rau củ quả vào. Vị chua chua cay cay làm nên nét đặc trưng của món ngon xứ sở chùa Vàng.
Nguyên liệu:
1kg ốc nhồi (chọn ốc tươi ngon, còn sống).200g thịt ba chỉ (chọn loại ngon).
4 miếng đậu hũ non.
4 quả chuối xanh.
3 quả cà chua.
Nửa bát cơm mẻ.
1 củ nghệ tươi.
5 – 7 nhánh tỏi.
01 kg bún tươi.
Rau sống ăn kèm: hoa chuối thái nhỏ, rau muống chẻ, lá lốt, lá tía tô, hành lá, rau thơm.
Hành, tỏi khô, gừng, nghệ, chanh, ớt, hạt tiêu, muối, bột canh, mì chính, nước mắm, dầu ăn…
Lẩu ốc chuối đậu
Cách làm lẩu ốc chuối đậu ngon tại nhà:
Để chế biến món Lẩu ốc chuối đậu thơm ngon có nhiều cách làm. Tuy nhiên công thức mà chúng tôi chia sẻ sau đây vừa dễ thực hiện, vừa mang lại cho các bạn món Lẩu ốc chuối đậu thơm ngon chuẩn vị miền Bắc. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu
- Ốc nhồi:
Ốc mua về rửa nhiều nước cho sạch hết bùn đất bám trên vỏ ốc. Bỏ ốc vào ngâm với nước vo gạo khoảng 2h (có thể cắt 1-2 trái ớt vào nước ngâm ốc để ốc nhanh nhả sạch bùn nhớt).
Rửa ốc thật sạch, chặt phần trôn ốc rồi cho vào nồi luộc chín tới.
Chắt nước luộc ốc để riêng.
Phần con ốc các bạn dùng tăm khều lấy thịt ốc để riêng. Cho một chút muối hạt vào phần thịt ốc bóp kỹ cho sạch mùi hôi rồi rửa lại thật sạch, để ráo nước.
Ướp thịt ốc với thìa cafe bột canh, thìa cafe mì chính để ngấm gia vị.
- Thịt ba chỉ:
Rửa sạch, luộc sơ qua với chút muối để loại bỏ mùi hôi, sau đó bạn rửa lại thật sạch với nước.
Thái thịt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
- Đậu phụ:
Đậu hũ thái miếng vuông nhỏ vừa ăn. Cách làm lẩu ốc chuối đậu cho bạn thích ăn đậu rán có thể rán qua đậu cho vàng lên. Nếu bạn mua đậu rán sẵn thì không cần rửa với nước mà chỉ cần cắt miếng vuông vừa ăn là được.
- Chuối xanh:
Chuối bỏ vỏ, ngâm trong nước muối loãng, đem thái lát mỏng.
Cho chuối vào luộc sơ rồi vớt ra để ráo nước.
- Hành tỏi khô bóc vỏ, nghệ rửa sạch, băm nhỏ.
- Cà chua rửa sạch, thái miếng cau.
- Hành lá, tía tô, lá lốt đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Mẻ cho vào bát to, đổ thêm nước, khuấy tan cho mẻ ra nước chua rồi dùng rây lọc lấy phần nước.
- Các loại rau ăn kèm: Rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Vớt rau ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Cách làm lẩu ốc chuối đậu với nước dùng thơm ngon
Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi nóng thì cho chỗ hành tỏi nghệ băm nhỏ vào phi vàng thơm rồi cho thịt ốc đã ướp vào xào chín. Sau đó bạn trút phần thịt ốc đã xào chín ra bát để riêng.
Đặt chảo lên bếp, cho thêm 2 muỗng dầu ăn, đợi khi dầu nóng số hành, tỏi, nghệ băm còn lại vào phi thơm vàng. Tiếp đó bạn cho thịt ba chỉ đã tẩm ướp vào xào săn vàng.
Tiếp tục cho cà chua, chuối xanh vào xào cùng. Thêm vào 1-2 quả ớt cắt nhỏ, 1 thìa cafe mắm tôm, nghệ tươi thái lát hoặc nước giã nghệ vào chảo.
Cho toàn bộ nước luộc ốc, nước mẻ đã lọc vào nồi. Thêm 500ml nước lọc vào sao cho nước dùng trong nồi xâm xấp thịt và chuối.
Sau khi nước dùng sôi khoảng 15 – 20 phút thì bạn cho đậu rán vào đun sôi. Sau đó cho phần ốc đã xào chín vào, nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Đun sôi trở lại rồi cho tía tô, lá lốt, hành lá thái nhỏ vào, dùng đũa trộn đều lên rồi tắt bếp là bạn hoàn thành cách nấu lẩu ốc chuối đậu.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Bạn hãy cho toàn bộ phần đã nấu sang nồi lẩu, bật bếp đến khi nước dùng sôi trở lại để để nhiệt độ vừa cho nước lẩu trong nồi luôn sôi liu riu.
Bày phần nguyên liệu ăn kèm như: rau muống, hoa chuối, rau thơm… lên đĩa. Bạn bày trí xung quanh nồi lẩu sao cho đẹp mắt và thuận tiện để nhúng lẩu khi ăn.
Có thể pha thêm ít nước chấm để ăn kèm sẽ giúp món lẩu tròn vị hơn, nhờ đó kích thích vị giác, cho bạn cảm giác ngon miệng hơn khi thưởng thức.
Chúc bạn thành công!
Bật mí công thức nấu lẩu Thái chua cay cực ngon
Với thời tiết mưa lạnh ngày đông như này mà ngồi nhâm nhi nồi lẩu Thái chua cay thì còn gì xuất sắc hơn. Lẩu thái là một món ngon mang hương vị đặc trưng, không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi vị nước lẩu chua chua cay cay, với hương thơm của riềng, sả nhúng kèm với các loại rau và hải sản tươi sống.
Sự kết hợp hài hòa giữa hải sản tươi sống và rau củ quả đã làm lên hương vị đặc trưng của lẩu Thái.
Giá trị dinh dưỡng của món lẩu Thái
Lẩu Thái là một món ăn khá được ưa chuộng. Các món thịt ăn kèm lẩu Thái như tôm, mực, ngao, thịt bò... đều là những món ăn giàu chất dinh dưỡng.
Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và canxi, khoáng chất như vitamin E, kali, kẽm, phốt pho, đồng... rất tốt cho thận và cũng tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em. Mực chứa nhiều protid, chất béo, các loại axit amin, đường tốt cho tim mạch, bổ huyết.
Rau ăn kèm với lẩu cũng khá đa dạng, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Rau tươi cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt. Rau chuối giúp chữa bệnh đa dạ dày, tiêu chảy.
Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay
Phần nguyên liệu dưới đây dành cho 5-6 người ăn. Bạn có thể gia giảm từng loại nguyên liệu phù hợp với sở thích của bạn và người dùng khác.
1kg mực tươi.700 gram tôm tươi.500gram ngao.400gram thịt bò.1 túi chả cá viên loại nhỏ.Xương ống, sườn sụn, đậu trắng.Các loại nấm tuỳ thích: nấm hải sản, nấm kim châm, nấm thuỷ tiên...Rau ăn kèm: rau muống, rau mùng tơi, hoa chuối, rau cải thảo... tuỳ thích6 cây xả, 10 lá chanh, nửa củ giềng, 1 củ hành tây, 4 quả cà chua, 2-3 quả me to.Sa tế, ngô ngọtHành tím, tỏi, ớt, rau thơmHạt nêm, gia vị lẩu Thái, đườngMì tôm, bún
Dụng cụ để làm món lẩu Thái chua cay
Bếp điện từ hoặc bếp hồng ngoại, bếp ga mini, bếp cồn.... (Bạn có thể mua tại đây)Nồi áp suất, nồi thường... (Bạn có thể mua tại đây)
Cách làm lẩu Thái chua cay cực ngon ngay tại nhà
Bước 1: Sơ chế các loại hải sản, thịt nhúng lẩu
Mực tươi: Tách riêng phần râu mực và thân. Bạn bóc túi mực trong ruột mực ra, rút xương sống, sau đó đem rửa sạch. Khía mực thành các đường sọc chéo cho đẹp mắt, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn.
Ngao: Ngâm với nước muối pha loãng hoặc nước gạo. Cắt thêm lát ớt tươi thả vào nước ngâm. Như vậy ngao sẽ nhả hết cát và chất bẩn bên trong. Sau đó rửa lại thật sạch với nước. Nhớ đánh kỹ phần vỏ ngao cho sạch chất bẩn.
Tôm: Rửa sạch, cắt bỏ đầu tôm cho gọn gàng, hoặc bạn có thể bóc luôn vỏ tôm để lát dùng cho tiện.
Thịt bò: Rửa sạch, sau đó thái lát mỏng, khi ăn thịt sẽ nhanh chín và không bị dai. Miếng thịt càng mỏng thì sẽ càng thấm gia vị, đậm đà hơn. Ướp thịt bò với một ít gừng, tỏi, dầu ăn, hạt nêm, dầu hào.
Các loại hải sản nhúng lẩu đều phải tươi, ngon. Như vậy nồi lẩu Thái của bạn mới chuẩn hương vị.
Sườn sụn: rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với một chút hạt nêm, hành khô, dầu hào.
Đậu trắng : thái miếng vừa ăn, bày ra đĩa cùng với cá viên. Bạn có thể rán đậu lên nếu thích ăn đậu rán nhúng lẩu.
Sau khi sơ chế xong, bạn bày hết đồ ăn sống ra đĩa cho đẹp mắt.
Bước 2: Sơ chế các loại rau ăn lẩu
Nấm rơm: Bạn rửa sạch, khía hình ngôi sao. Các loại nấm khác bạn cắt chân và rửa sạch.
Ngô ngọt: thái khúc.
Rau muống: nhặt bỏ hết lá già, lá sâu, lấy phần ngọn non. Rồi đem rửa sạch, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút.
Bắp chuối: thái mỏng. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng kèm theo một chút giấm.
Rau cải nhặt bỏ phần lá già và phần rễ. Đem thái thành khúc ngắn và rửa sạch.
Các loại rau ăn kèm lẩu cũng cần phải lựa chọn rau tươi, hợp với nhúng lẩu.
Bước 3: Nấu nước lẩu Thái chua cay
Cho xương heo vào trần với nước sôi trong 5 phút cho xương nhả hết chất bẩn. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi hầm với vài củ hành tím. Hầm xương trong nồi thường hoặc nồi áp suất với khoảng 2 lít nước và một chút muối hột trong vòng 2 tiếng. Khi nước hầm xương sôi, bạn thái nhỏ 1 củ hành tây cho thêm vào để nước dùng ngọt hơn. Đun với lửa nhỏ để nước dùng ngọt xương, thỉnh thoảng nên hớt bọt trong nồi ra. Nên cho xương vào hầm với nước lạnh, nước dùng sẽ trong và giữ được độ ngọt.
Nước dùng của lẩu Thái được làm từ nước hầm xương heo sẽ đem lại vị ngọt thanh.
Hành tím, tỏi đập rập.Lá chanh vò nát, sả đập dập cắt khúc. Cà chua bổ múi cauGiềng rửa sạch, cắt lát. Cho tiếp xả, lá chanh, giềng vào xào thơm.Me chua cho vào nước sôi, ngâm mềm, chắt lấy nước cốt, bỏ lại hạt.
Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp đun nóng dầu ăn. Phi thơm hành và tỏi. Rồi bắt đầu cho cà chua và giềng vào đảo. Tiếp theo cho sả đập dập, sa tế, lá chanh, ngũ vị hương, dầu điều vào.
Cho hỗn hợp hành, tỏi, cùng cà chua đã xào vào nồi nước dùng. Đun sôi nước dùng lên lần nữa. Sau đó vớt lá chanh, xả, giềng ra. Tiếp theo cho nước cốt me và ngô vào nước lẩu. Thái rau thơm cho vào nước dùng. Nêm nếm gia vị và sa tế cho vừa ăn.
Nước lẩu Thái thành phẩm có mùi vị đậm đà, hương thơm đặc trưng và màu sắc hấp dẫn
Yêu cầu thành phẩm
Nồi nước lẩu Thái chua cay sẽ có màu đỏ của sa tế và cà chua, màu xanh của rau thơm. Màu sắc của nước lẩu cũng phải bắt mắt để kích thích khẩu vị của người dùng. Nước dùng có vị ngọt của xương và hành tây, vị chua chua cay cay của me và sa tế. Hương vị đặc trưng của lẩu Thái được tạo nên từ mùi thơm của giềng, sả, lá chanh. Hải sản, thịt bò và rau ăn kèm đều còn tươi.
Cách trang trí và thưởng thức món lẩu Thái chua cay
Đồ nhúng lẩu bạn sắp xếp ra đĩa, bày cho đẹp mắt. Đun sôi nước dùng và cho đồ ăn vào. Chờ rau và hải sản chín rồi thưởng thức thôi.
Nồi lẩu Thái thơm ngon hấp dẫn, ăn kèm với các món ăn giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho nhâm nhi ngày lạnh cuối tuần.
Những lưu ý khi làm món lẩu Thái
Bạn có thể thêm chấm kèm nước chấm tự pha. Nước chấm pha rất đơn giản. Bạn cho một thìa bột canh, trộn với 1/2 thìa nước lẩu. Vắt thêm chanh và cho vài lát ớt vào. Trộn đều là bạn đã có một đĩa gia vị chấm kèm lẩu rồi.Bạn nên cho ngô ngọt vào ngay từ đầu để nước dùng ngọt và thơm hơn.Trứng vịt lộn cũng có thể ăn kèm với lẩu Thái, làm nước dùng trở nên ngọt hơn. Lẩu thái ngon nhất là dùng khi còn nóng. Trong quá trình thưởng thức, bạn có thể thay đổi nhiệt độ thích hợp để nồi lẩu luôn trong trạng thái nóng. Nhớ thêm nước dùng khi cạn nước lẩu.Bạn có thể linh hoạt trong việc thay đổi các món rau và hải sản nhúng lẩu tuỳ theo khẩu vị, sở thích của bạn.Nếu thích ăn cay bạn có thể thêm sa tế và ớt vào. Nếu không ăn được cay bạn không cần cho sa tế và ớt vào nước dùng.Bạn nên hầm xương trong khoảng thời gian ít nhất 1,5 tiếng, để nước dùng được ngon ngọt, đậm đà. Hầm xương trong thời gian càng lâu thì xương càng nhừ và nước dùng càng ngọt hơn.
Như vậy, Meohaycuocsong.com đã hướng dẫn bạn cách thực hiện món Lẩu Thái chua cay vô cũng hấp dẫn mà cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản. Chúc bạn thành công với c ông thức nấu món lẩu Thái chua cay cực ngon tại nhà này!
Trời rét cóng tay, nấu ngay 5 món nóng hổi này ăn đến đâu ấm toàn thân đến đó Đảm bảo độ nóng hổi của các món ăn này sẽ khiến cả nhà bạn không còn sợ mùa đông lạnh giá nữa. DẠ DÀY HẦM TIÊU XANH Nguyên liệu: - Dạ dày: 1 cái khoảng 500g - Tiêu xanh: 7-8 nhánh. Không có tiêu xanh bạn có thể thay bằng tiêu sọ nhưng số lượng ít hơn, khoảng 25-30 hạt - Củ...