3 món Hoa hấp dẫn bán trên hè phố Sài Gòn nhất định phải thử
Khu vực Chợ Lớn (quận 6, TP.HCM) được biết đến là nơi có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đặc biệt là các món ăn đặc trưng, có tuổi đời lâu năm, được chế biến cầu kỳ với các công thức bí truyền của người Hoa.
Hãy cùng khám phá những địa điểm ăn uống bán các món Hoa lâu đời và được yêu thích ở Sài Gòn qua video này.
1. Xôi bát bửu
Xôi bát bửu là món ăn đặc trưng, nổi tiếng lâu đời của người Hoa ở Sài Gòn. Bát bửu được hiểu là dùng 8 loại nguyên liệu chính để nấu ra món xôi bao gồm: xì dầu, thịt xá xíu, lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô, củ cải, đậu phộng, hành phi.
Bát bửu có nghĩa là 8 loại nguyên liệu làm nên món xôi này NGUYỄN MINH TÂM
Xe xôi bát bửu nằm trên đường Lê Quang Sung, Q.6, TP.HCM này đã mở bán hơn 10 năm. Chủ xe xôi là chị Trương Tuyết Phụng – người gốc Hoa.
Hạt xôi ở đây có độ dẻo mềm, được chủ quán nêm nếm cho ra mùi thơm đặc trưng của xì dầu. Ăn kèm xôi bát bửu gồm có: củ cải, nấm đông cô, lạp xưởng, xá xíu, đậu phộng beo béo, sa tế tôm. Xôi bát bửu ở đây không chỉ ghi điểm thực khách bởi hộp xôi nhiều món ăn kèm mà còn bởi hình thức nhìn bắt mắt.
Video đang HOT
2. Hoành Thánh lá
Hoành thánh lá, hay còn được gọi là hoành thánh phỉ, là một món đặc trưng của người Hoa, bên cạnh món hoành thánh nhân thịt. Món hoành thánh lá thường xuất hiện tại các quán ăn ở khu vực tập trung nhiều người Hoa sinh sống như Q.5, Q.6, Q.11 ở TP.HCM.
Ngoài món hoành thánh lá thì bà Mũi còn bán mì xào theo kiểu người Hoa Q.ANH
Hơn 40 năm mở bán, xe hoành thánh lá của bà Long Mũi luôn được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức bởi món hoành thánh lá ăn cùng với tôm khô lạ miệng, hấp dẫn.
Lá hoành thánh của bà Mũi được thực khách đánh giá là mềm mà vẫn giữ được độ dai, khi ăn không cảm thấy hoành thánh bị nát vụn.NGUYỄN MINH TÂM
Tô hoành thánh lá bưng ra còn nóng hổi, khi ăn thực khách có thể cho thêm đầu hành, hành phi giòn giòn, tóp mỡ beo béo ăn cùng. Chút hăng nhẹ của đầu hành lá cùng vị cay nồng của tiêu tạo cảm giác ấm bụng. Nếu thích, thực khách có thể gọi thêm đĩa quẩy ăn cùng với món hoành thánh lá.
3. Sâm củ năng
Ngoài tác dụng giải khát thì trong nước sâm còn chứa một số loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe NGUYỄN MINH TÂM
Hơn 20 năm gắn bó với công việc bán nước sâm, chú Minh Đức cùng chiếc xe sâm của mình dường như đã thân thuộc từng con đường, từng gương mặt của những vị khách quen ở khu vực Chợ Lớn. Chú Đức chia sẻ, dù khu vực Chợ Lớn có vô số những quán hay những xe sâm như chú, nhưng chính món nước sâm củ năng, táo đỏ độc đáo đã khiến cho xe sâm của chú trở nên khác biệt và đắt khách.
Táo đỏ, củ năng được chú sên, hầm với độ lửa nhất định thì khi kết hợp với nước sâm thì uống mới bắt vị.
“Mình đi ngang chợ thì mình nhìn cách bày biện của chú nhìn rất là gọn gàng, mà mùi nó thơm, mình ngửi cái mùi từ xa mình nghĩ chắc là ngon. Vị nó rất là ngon. Ở khu vực Q.5 này thì rất là nhiều hàng nước sâm nhưng mà mình thấy nước sâm của chú có hương vị rất là đặc trưng. Từ bây giờ, khi nào đi qua đây chắc mình cũng phải ghé đây, mình vừa mua thêm 2 chai để mang về, chắc chắn mình sẽ ghé lại đây.”, anh Trần Việt Dũng chia sẻ.
Nước sâm mát lạnh hòa quyện với những quả táo đỏ ngọt dịu, thêm miếng củ năng giòn tan vừa thanh mát vừa giải nhiệt. NGUYỄN MINH TÂM
Trưa nay ăn gì: đầu tuần thưởng thức mì khô xá xíu
Thịt xá xíu hay mì khô thì không quá mới mẻ, nhưng kết hợp hai món này với nhau thì không nhiều người nghĩ tới. Sợi mì trứng dai dai, thấm vị nước sốt thơm dầu mè, ăn cùng thịt xá xíu được ướp đậm đà khiến người ăn thưởng thức qua rồi cứ muốn dùng thêm.
Mì khô xá xíu là món ăn phổ biến tại các tiệm mì của người Hoa. Ảnh minh họa: KTKitchen
Có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa, thịt xá xíu đã du nhập vào nước ta từ lâu và trở thành món ăn quen thuộc. Tuy vậy, ở mỗi địa phương lại có chút khác biệt, chẳng hạn miền Nam ướp thịt ngọt, màu đỏ nâu đậm, còn miền Bắc và miền Trung có màu nhạt hoặc hơi cam, vị cũng mặn hơn. Thịt xá xíu có thể dùng kèm cơm trắng, bánh mì, xôi... đặc biệt là mì khô trộn, thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Theo đó, nên lựa loại nạc dăm hoặc ba chỉ có lớp nạc, lớp mỡ đan xen nhau như thịt vai, mông sẽ mềm hơn. Như vậy khi nấu chín miếng thịt mới trông bóng mướt, mọng nước, ăn thấy beo béo mà không ngấy. Gia vị ướp dễ tìm, tạo nên hương vị là rượu và bột ngũ vị hương khiến thịt thơm ngon đậm đà. Nếu có thời gian nên ướp thịt từ 6 đến 8 giờ (hoặc để qua đêm), sau đó đem chiên hoặc nướng lò đều ngon.
Mì dùng trộn khô thường có đặc điểm dai mềm, không bị nát, thơm mùi trứng và có màu vàng. Lúc trụng sẽ thêm ít dầu mè vào để mì không dính vào nhau, đồng thời tạo độ bóng cho sợi mì. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên liệu khác được thêm vào như tóp mỡ, tôm, mực, trứng cút... Chén nước súp ngọt tự nhiên từ vị xương hầm cùng rau củ cũng được dọn kèm, tương tự hủ tiếu khô.
Nước sốt dùng để trộn mì góp phần quan trọng tạo nên món ăn này nhưng lại không quá cầu kỳ để làm. Nguyên liệu gồm những gia vị cơ bản, không có tỷ lệ pha nhất định mà tùy thuộc vào sở thích người ăn, muốn ngọt thì cho nhiều đường, mặn thì thêm dầu hào hoặc nước tương. Khi ăn xếp tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô, chan nước sốt lên và trộn đều cho ngấm. Thành phẩm là tô mì thơm ngon, xá xíu mềm mang vị đặc trưng.
Tại TPHCM, bạn có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ sau: Lương Ký mì gia (quận Bình Thạnh), Hà Ký mì gia - Bàu Cát (quận Tân Bình), Hồng Ký mì gia (quận Bình Tân), Tân Hào Huê mì gia (quận 5), Chính Ký mì gia - Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Tô Ký mì gia (quận Thủ Đức), Toàn Ký mì gia (quận 3), Vạn Lợi mì gia (quận Tân Phú), Hiếu Ký mì gia - Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức), Đại Chúng mì gia (quận Tân Bình), Pan Mì Gia - Mì Malaysia (quận 5)... Theo đó, một phần mì khô xá xíu có giá bán khoảng 45.000 - 65.000 đồng.
Hủ tíu Mỹ Tho - Tiền Giang: Món ăn hơn 340 năm tuổi gắn liền nhiều huyền thoại Lâu nay, với người dân miền Tây Nam bộ, hủ tíu là món điểm tâm rất thân quen với mọi người. Nhưng ít người biết, hủ tíu là món ăn xuất xứ từ TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), có tuổi đời ngang ngữa với đô thị cổ hơn 340 năm tuổi. Món ăn lừng danh thiên hạ Tô hủ tíu Mỹ Tho...