3 món cực ngon với ngô bao tử
Ngô bao tử có vị ngọt đặc trưng mà nhiều dinh dưỡng nên chị em nội trợ hãy chế biến thường xuyên cho gia đình.
Tôm bọc ngô bao tử nướng
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Khám phá
Nguyên liệu:
Tôm
Ngô bao tử
Cà rốt, gia vị muối, hạt tiêu bột bắp.
Tôm rửa sạch lột vỏ, bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm, băm nhỏ. Trộn tôm với gia vị, chút hạt tiêu, cà rốt băm nhỏ cùng 3 thìa nhỏ bột bắp, trộn đều ướp khoảng 30 phút.
Ngô bao tử rửa sạch để ráo. Bọc tôm đã ướp đều xung quanh ngô chừa lại một đoạn ngắn.
Xếp từng cái ngô đã bọc vào khay và nướng ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 15 phút và lật mặt rồi lại nướng tiếp. Nếu không có lò nướng bạn có thể cho dầu ăn vào chảo và chiên vàng cũng được.
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Điện máy xanh
Nguyên liệu:
Ngô bao tử 500 gr
Video đang HOT
Nấm bạch tuyết 200 gr
Ớt chuông 1 trái
Ớt bột 1 muỗng cà phê
Cần tây 1 ít
Ớt bột 1/2 muỗng cà phê
Nước tương 1 muỗng canh
Dầu hào 1/2 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít
(hạt nêm/ muối/ tiêu)
Cách làm:
Ngô bao tử mua về lột vỏ và râu ngô rồi rửa sạch để ráo. Cần tây bạn rửa sạch, cắt thành những đoạn vừa ăn. Ớt chuông cũng rửa sạch và cắt thành những miếng vừa ăn. Nấm bạch tuyết rửa sạch để ráo.
Bạn cho đặt chảo lên bếp rồi cho vào chảo khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, sau khi dầu nóng lên thì bạn cho ngô bao tử và đảo để trên lửa lớn. Khi xào bạn thêm khoảng 50 ml nước lọc để bắp không bị cháy.
Sau khi xào ngô bao tử được khoảng 3 phút thì bạn cho ớt chuông và nấm tuyết vào và tiếp tục đảo đều thêm 10 phút để tất cả nguyên liệu được chín đều.
Trong khi xào bạn nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê ớt bột, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh dầu hào.
Sau khi xào được 10 phút thì bạn cho rau cần tây vào, lúc này bạn hạ lửa vừa vào đảo thêm khoảng 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Nấm kho ngô bao tử
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Ngôi sao
Nguyên liệu:
300g nấm, có thể dùng nấm rơm hay nấm thủy tiên
150g ngô bao tử
Muối, hạt nêm, nước mắm, vài nhánh hành lá
Nếu ăn chay bạn có thể thay nước mắm bằng xì dầu, hành lá thay bằng ba rô
Vài nhánh rau mùi, tỏi.
Cách làm:
Nấm rửa sạch, cắt bỏ chân, ngâm nấm vào âu nước muối pha loãng khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Ngô bao tử rửa sạch, nếu ngô lớn thì cắt làm đôi.
Đun nóng dầu ăn, phi tỏi và đầu hành đập dập cho thơm.
Cho nấm vào đảo săn lại, rưới vào nồi kho một ít nước mắm, sau đó đậy kín nắp nồi đun lửa nhỏ khoảng 15 phút.
Cho ngô bao tử vào kho cùng, thêm muối, hạt nêm cho vừa miệng, đun tiếp khoảng 10 phút nữa.
Tắt bếp, thêm rau mùi, hành lá thái nhỏ vào, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
Em bé có vết bớt lớn khóc mếu đòi lau đi, sáng kiến của ông ngoại đã khiến tất cả thay đổi
Cách ông ngoại bé Sam "tô vẽ" cho đặc điểm khác lạ của cháu gái không chỉ dễ thương mà còn rất sâu sắc.
" Đây là cháu gái mình, lúc sinh ra có cái bớt ở chân, cả nhà chậc lưỡi, thôi xem như trời làm dấu, để lỡ đi lạc còn dễ tìm con.
Lên 3 tuổi, nó đã biết chân có cái vết gì đó hơi khác mọi người. Mỗi lần rửa chân, nó hay bảo mẹ lau đi, nhưng mãi không sạch.
Thế rồi ông ra thăm cháu, nghe mẹ nó kể vậy thì lấy bút vẽ vời một chút ở vết bớt trên chân, cô ta có vẻ thích thú phết.
Nhiều khi, có những thứ khiến chúng ta không thực sự hài lòng, nhưng nếu biết cách "tô vẽ" cho nó, biết đâu mình sẽ cảm thấy vui vẻ hơn?". Đó là câu chuyện nhỏ mà Hoàng Đạt, cậu của bé Sam - nhân vật chính - kể lại cho chúng ta.
Bé Sam thích thú với "tác phẩm nghệ thuật" của ông ngoại.
Sự ngây thơ của cô bé và sáng kiến của ông ngoại đã khiến nhiều người bất giác mỉm cười. Đạt kể, đó là thời điểm hơn 1 năm trước, trong một dịp ông bà sang nhà chơi cùng Sam, thấy cô bé cứ nói mẹ rửa sạch chân đi. Bố mẹ cũng trêu Sam rằng chân con bé bị dính bẩn.
Riêng ông ngoại của bé - một giáo viên - thì có cách tiếp cận khác. Ông tạo hình lên vết bớt đó và dạy Sam sáng tạo các hình thù khác nhau khiến cô bé thích thú.
Đến giờ, khi lớn hơn một chút, Sam đã hiểu rằng vết bớt đó không thể mất đi được. Cô bé cũng không còn để ý đến vết bớt nữa.
Bé Sam của hiện tại không còn khóc mếu vì vết bớt ở chân nữa.
Đạt chia sẻ thêm, sau này khi Sam lớn hơn, nếu bé không muốn giữ vết bớt nữa thì sẽ can thiệp y học. Còn hiện tại, gia đình sẽ xem đây như một đặc điểm riêng của Sam và dạy cho bé cách hài lòng với những gì mình có.
Vết bớt nằm ở phía dưới chân chứ không phải là một vị trí nào khác quá nổi bật nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến cô bé.
Sáng kiến của ông ngoại đã dạy cho bé Sam yêu và chấp nhận cơ thể mình như nó vốn có.
Câu chuyện của bé Sam khi được chia sẻ trên MXH đã tạo ra năng lượng tích cực và thu hút phản hồi tốt của dân mạng. Nhiều người cũng chia sẻ những trải nghiệm tương tự:
- Con gái mình có vết bớt ở vai. Giờ nó chưa được 2 tuổi nhưng dạo trước mỗi lần tắm, nó đều chỉ vào chỗ đấy bảo "bẩn". Mỗi lần như thế, mình đều bảo "không phải bẩn, là xinh. Đây là xinh nhá. Xinh", lặp lại thật nhiều lần. Đến bây giờ con bé đã thay đổi rồi, mỗi lần cởi áo đều chỉ vào đấy và nói xinh.
- Mình cũng có một vết, từ nhỏ hay nghe mọi người hỏi là chân dính nhớt hả, rồi còn bị bạn bè trêu. Cũng thấy khá buồn nhưng lúc đó mình vô tư, chả để tâm lâu. Lớn lên mẹ bảo đưa đi xóa thì mình lại thấy nó như một phần của mình và điểm làm mình trở nên đặc biệt vậy, thế là không chịu xóa luôn! Mong em bé lớn lên sẽ tự tin với điều đặc biệt của em nhé!
- Mình thấy chuyện có bớt rất bình thường luôn, như nốt ruồi, sẹo, tàn nhang. Mình chẳng chú ý đến mấy vấn đề đó lắm. Những đứa trẻ tự ti một phần do chính gia đình bé cũng thấy cái bớt là xấu, là đáng buồn. Những đứa trẻ mà chọc ghẹo những đặc điểm khác biệt của bạn cũng do không được dạy dỗ đúng đắn. Da không tì vết người ta còn xăm hình lên cho khác biệt nữa cơ mà!
Cách bảo quản các loại rau củ quả gia vị tươi lâu, để cả tháng vẫn không hỏng Hành lá, rau mùi, ớt, sả... là những loại gia vị không thể thiếu vì thế, nếu mua nhiều về chị em cần biết cách bảo quản tránh bị thối hỏng. 1. Hành lá Cách 1: Hành sau khi mua về, nhặt sạch rễ và phần lá bị úa vàng, hỏng. Sau đó, cho hành vào nước sạch, rửa 2 lần rồi để...