3 món bánh hấp dẫn ở Kiên Giang
Với những đặc thù về điều kiện địa lý và khí hậu, Kiên Giang là nơi hội tụ văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc. Nếu đã đặt chân đến mảnh đất này, bạn hãy thử thưởng thức các loại bánh đặc biệt chỉ nơi đây mới có.
Bánh canh chả cá Phú Quốc
Phú Quốc vốn nổi tiếng với các loại chả cá thơm ngon như chả cá nhồng, chả cá thu… Đây chính là nguyên liệu đặc trưng của món bánh canh chả cá Phú Quốc. Sự kết hợp khéo léo của món bánh canh truyền thống và sản vật địa phương đã làm nên hương vị đặc trưng của món ngon này.
Chả cá được làm từ cá nhồng, cá thu tươi, đầu tiên phải lóc thịt, xay nhuyễn cùng ít hành củ, hạt tiêu sọ, ớt tươi, gia vị nêm vừa đủ, sau đó dùng cối quết nhuyễn cho có độ dẻo rồi bỏ vào chảo chiên vàng, khi ăn thì xắt mỏng. Bánh canh được chế biến từ bột lọc nên sợi trắng, trong và dai, có hình dạng dẹt, dài, lạ mắt. Nước dùng được ninh từ xương lợn và xương cá. Bát bánh có vài lát cá luộc, thịt băm và mấy miếng chả cá chiên vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi có thêm vị thơm ngon của giá sống, hẹ, tiêu, ngò (rau mùi), hành lá, hành củ… Tùy theo khẩu vị mà thực khách có thể cho thêm chút nước mắm ngon, ớt hoặc chanh rồi thưởng thức.
Bánh tằm Rạch Giá
Video đang HOT
Xóm Bánh Tằm (phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá) có nghề làm bánh tằm từ lâu. Ban đầu vì cọng bánh được làm thủ công bằng cách se bột nên món này có tên gọi là bánh tằm se. Về sau, người ta dùng khuôn ép bánh để tăng năng suất nên được gọi là bánh tằm ép.
Dù là bánh tằm se hay bánh tằm ép đều sử dụng bột gạo “lấy trùn” (làm chín như hồ đặc). Tuy nhiên, bánh tằm se dai và ngon hơn bánh tằm ép. Có 3 loại: Bánh tằm xíu mại, bánh tằm bì và bánh tằm nước cốt dừa, mỗi loại có một hương vị khác nhau. Bánh tằm khi ăn được chan cùng nước cốt dừa và nước mắm chanh ớt; thêm bì, xíu mại và rau thơm sẽ tạo nên hương vị tuyệt vời.
Bánh xèo nhân bồn bồn U Minh Thượng
Bánh xèo nhân bồn bồn U Minh Thượng là một trong những món ngon và lạ của Kiên Giang. Nguyên liệu làm bánh được chế biến từ bột gạo xay mịn trộn với nghệ băm, sau đó lọc kỹ, thêm dừa khô, muối, đường, bột ngọt, hành lá xắt nhỏ để khi chế biến bánh sẽ có độ giòn, dai, béo, ngọt.
Phần nhân bánh gồm bồn bồn (một loài cây sống ở vùng ngập nước) và thịt. Bồn bồn được xào chín cùng gia vị, riêng thịt (lợn, gà, vịt, nhái, chim…) phải băm nhỏ rồi xào khô cho vàng để làm nhân. Người ta thường dùng chảo gang lớn để tráng bánh cho giòn. Loại bánh xèo này được thưởng thức cùng nước mắm chua pha loãng với nước dừa tươi, ăn kèm cùng các loại rau sống, lá rừng sẽ mang lại cho thực khách hương vị độc đáo khó quên.
Món ngon Ninh Thuận 14 năm ở Sài Gòn
Bánh canh chả cá, bánh căn chấm cá ngừ kho, gỏi cuốn chả cá là những món 14 năm thu hút khách thập phương tại quận 5.
Món ngon Ninh Thuận 14 năm ở Sài Gòn
Tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong (quận 5), quán Tháp Chàm là điểm đến quen thuộc của những thực khách quê miền Trung, đặc biệt là người Ninh Thuận. Các món ngon Ninh Thuận khách thường yêu cầu là bánh canh chả cá thu hay cá ngừ, bánh căn chấm nước cá ngừ và gỏi cuốn chả cá.
Là khách hàng thân thiết của quán, cô Từ Ánh Chăm (quận Bình Thạnh) cho biết vợ chồng cô rất thích các món ăn của quán này, vì chồng cô là người Ninh Thuận nên đã quen khẩu vị. "Khi quan sát người đến ăn ở quán, nếu ai chan nước cá ngập chiếc bánh căn, thì đó là người Ninh Thuận chính gốc", cô Chăm cho biết.
Vợ chồng cô Từ Ánh Chăm thường từ Bình Thạnh đến quán ở quận 5 để thưởng thức những món ăn hợp vị. Ảnh: Thanh Thu.
Bánh canh cá ngừ là món ngon Ninh Thuận bán chạy của quán, giá 25.000 đồng một tô, dùng cá ngừ được bỏ da và róc xương rồi hấp nhạt vị. Bên cạnh đó, cá ngừ còn được kho đậm đà theo vị của người miền Trung, nhiều thực khách chỉ mua cá ngừ kho làm món chính, rồi mua thêm bánh căn để ăn kèm.
Món bánh căn quán bán có các loại nhân là trứng, mực, tôm, thịt heo hoặc thập cẩm. Bánh có thể có hoặc không nhân, chỉ có lớp bột chín. Anh Duy, 30 tuổi, con trai chủ quán, cho biết bột bánh do nhà tự làm, công đoạn ngâm gạo làm bột bánh phải mất gần một ngày, sau đó dùng cối xay để nghiền bột lấy nước đổ bánh.
Một đĩa 5 bánh có giá trung bình 50.000 đồng. Bánh có thể là bánh không hoặc đổ kèm mực, tôm, và thịt. Quán phục vụ thêm rau sống ăn cùng bánh căn, "để phù hợp với phong cách ẩm thực ở Sài Gòn", anh Duy nói thêm.
Quán dùng bộ khuôn đất để đổ bánh căn, giữ đúng vị truyền thống. Ảnh: Thanh Thu.
Còn đối với món gỏi cuốn gồm trứng cút, chả cá và rau, một thực khách chia sẻ rằng để có nước chấm ngon, người ăn nên pha trộn mắm nêm, nước cá ngừ kho, nước mắm ngọt, đậu phộng. Để ăn món gỏi cuốn và bánh căn cá ngừ thêm dậy vị, thực khách đừng quên ăn kèm rau sống và xoài chua bào sợi nhỏ.
Chủ quán, bà Nguyễn Thị Bông (1961), có kinh nghiệm bán bánh căn 28 năm. Từ quê nhà Ninh Thuận, bà vào Sài Gòn mở quán đến nay được 14 năm, thu hút nhiều thực khách địa phương, thường là người miền Trung sinh sống trong thành phố, những vị khách phương xa chờ chuyến xe khách về miền Trung từ trạm xe gần đó.
Bà Bông kể lại, năm 2006, xung quanh khu quận 5 có ba quán ẩm thực Ninh Thuận, đa phần có tên ghép với Phan Rang, địa danh thuộc Ninh Thuận. Mong muốn khách nhớ đến quán, bà đặt tên quán nhỏ của mình là Tháp Chàm cho có phần khác lạ.
Quán mở cửa bán từ 7h đến 21h mỗi ngày, trong đó thời gian đông khách nhất là 17h đến 19h. Với mức giá 25.000 - 50.000 đồng, nhiều thực khách đánh giá vừa túi tiền.
Cách làm bánh canh chả cá đậm đà thơm ngon Món bánh canh là món tuyệt ngon có thể dùng bất cứ lúc nào trong ngày, món ăn đậm đà thanh ngọt, đủ chất và cũng dễ nấu nữa. Chuẩn bị nguyên liệu - 500g đầu cá bóp - 500g chả cá thu - 300g củ cải trắng - 150g nấm rơm - 500g bún bánh canh tươi - 100g hành, ngò, hành...