3 món ăn từ hột vịt lộn hấp dẫn, độc đáo lại cực dễ làm tại nhà
Hột vịt lộn không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Cùng vào bếp thực hiện ngay 4 món ăn vặt ngon miệng từ hột vịt lộn nhé.
1. Hột vịt lộn hầm thuốc bắc
Nguyên liệu làm Hột vịt lộn hầm thuốc bắc
Trứng hột vịt lộn 18 quả (loại trứng 18 ngày)
Thuốc bắc 200 gr
Gừng nhỏ 1 củ
Hành tím 1 củ Ngải cứu 50 gr
Nồi đất, tô, dĩa…
Cách chế biến Hột vịt lộn hầm thuốc bắc
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn đem thuốc bắc đi ngâm với nước lạnh khoảng 5 phút thì rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.
Ngải cứu bạn đem rửa sạch rồi dùng dao cắt thành từng khúc.
Cho hột vịt lộn vào nồi rồi luộc chín trong khoảng 15 – 20 phút. Khi trứng đã chín thì bạn bóc vỏ rồi cho trứng vào một tô riêng. Giữ lại phần nước có ở trong trứng để hầm hột vịt lộn.
2
Hầm hột vịt lộn
Bạn phi thơm hành tím với một ít dầu ăn nóng. Đến khi thấy hành tím vừa thơm thì cho thêm củ gừng đã sắt sợi vào.
Tiếp tục cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào phi thơm cùng với hành và gừng cắt sợi. Sau đó cho một lượng nước vừa đủ và phần nước trong hột vịt vào nồi rồi đun sôi. Chờ nưới sôi thì bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Hầm trong khoảng 30 – 40 phút thì cho thêm ngải cứu và hột vịt lộn vào. Tiếp tục hầm thêm khoảng 7 – 10 phút nửa thì tắt bếp.
Lưu ý:
Bạn chỉ nên cho một ít gia vị để thuốc bắc có thể dậy mùi và lưu giữ được hương vị đặc trưng của món ăn.Không nên mở nắp nồi quá nhiều sẽ khiến món hầm mất hương vị.
3
Thành phẩm
Khi ăn bạn chỉ cần cho trứng ra tô và thưởng thức. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hột vịt lộn và thuốc bắc sẽ cho bạn một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Hột vịt lộn bọc khoai môn chiên giòn
Nguyên liệu làm Hột vịt lộn bọc khoai môn chiên giòn
Trứng hột vịt lộn 5 quả (chọn quả từ 18 – 20 ngày)
Bột mì 30 gr
Khoai môn 200 gr
Trứng gà 1 quả
Bột chiên giòn 100 gr
Đường cát trắng 50 gr
Video đang HOT
Nước cốt tắc 10 ml
Tỏi phi 10 gr
Nước mắm 20 ml
Ớt 1 trái
Cách chế biến Hột vịt lộn bọc khoai môn chiên giòn
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn đem hột vịt lộn đi luộc khoảng 15 – 20 phút cho trứng chín. Sau đó chờ trứng nguội thì lột vỏ rồi cho vào một tô riêng.
Khoai môn gọt vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi hấp khoảng 20 phút cho khoai chín mềm.
2
Chiên trứng
Cho khoai môn đã hấp chín vào tô, cho thêm 30 gram bột mì vào rồi trộn đều. Dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo mịn là được.
Chia bột thành từng phần nhỏ rồi nặn thành hình tròn, dẹt và mỏng. Sau đó cho hột vịt lộn đã bỏ vỏ vào giữa rồi vo tròn lại, dùng tay bóp nhẹ để bột và trứng không bị tách rời nhau.
Cho trứng vừa áo bột vào tô trứng gà vừa đánh, lăn cho trứng gà dính đều là được. Sau đó lăn trứng qua bột chiên giòn rồi cho ra một dĩa lớn.
Cho dầu ăn vào chảo chống dính. Đợi đến khi dầu sôi thì cho lần lượt từng trứng vào chảo dầu. Tiếp tục chiên cho đến khi trứng chín vàng là hoàn thành.
Lưu ý:
Bạn nên chiên trứng ngập trong dầu để trứng có thể chín đều và ngon hơn.Không nên chiên trứng với lửa quá lớn. Vì chiên lửa lớn sẽ khiến trứng bị cháy và không được chín đều.
3
Làm nước sốt chua ngọt
Làm nóng chảo trên bếp rồi cho đường, nước mắm và nước cốt tắc vào rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hết.
Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp rồi để yên cho hỗn hợp nguội. Khi dùng thì cho tỏi phi và ớt băm vào là được.
4
Thành phẩm
Trứng chiên sẽ có màu vàng ươm hấp dẫn cùng vị ngọt bùi của khoai môn và hương thơm của nước chấm chua ngọt. Tất cả sẽ khiến bạn xuýt xoa với công thức mới lạ này đấy.
Nguyên liệu làm Hột vịt lộn sốt chanh dây
Chanh dây 500 gr
Hột vịt lộn 10 cái
Tỏi băm 2 muỗng canh
Tương ớt 3 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Ớt bột 1/2 muỗng canh
Nước mắm 2 muỗng canh
Đường 3 muỗng canh
Đậu phộng rang 100 gr (giã dập)
Rau răm 50 gr
Cách chọn mua chanh dây ngon
Chanh dây có màu đỏ tím sau khi chín, màu sắc đồng đều, quả nhìn đẹp và có màu tím đỏ là quả ngon.Quả chanh dây có độ bóng, màu đỏ tím đậm có nghĩa được tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài, có độ chín cao hơn và vị ngọt hơn một chút.Chanh dây tươi và chín ngửi mùi từ vỏ có hương thơm, một mùi thơm đặc trưng của chanh dây.Cầm chanh dây lên có cảm giác nặng và chắc tay hơn là chanh có nhiều ruột, độ chín cao hơn quả có cùng kích thước nhưng nhẹ hơn.
Cách chế biến Hột vịt lộn sốt chanh dây
1
Sơ chế chanh dây
Chanh dây rửa sạch, bổ đôi, nạo lấy ruột.
2
Làm sốt chanh dây
Đun nóng chảo, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh tỏi băm phi vàng thơm.
Tiếp đến cho ruột chanh dây, 250ml nước lọc và 3 muỗng canh đường vào, đảo đều. Tiếp tục cho vào 3 muỗng canh tương ớt, 1/2 muỗng canh ớt bột khuấy đều.
Đun cho hỗn hợp sôi, lúc này cho vào 2 muỗng canh nước mắm, khuấy đều. Nấu đến khi hỗn hợp cạn sền sệt, nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp.
3
Sốt hột vịt lộn
Trứng vịt lộn bạn luộc chín, bóc bỏ vỏ.
Cho hột vịt lộn và sốt chanh dây vào nồi hoặc chảo, bắc lên bếp, bật lửa nhỏ, đun sôi liu riu khoảng 10 phút, trong thời gian đun thỉnh thoảng bạn trở trứng vịt để trứng thấm đều sốt.
Tiếp đến, múc hột vịt lộn ra đĩa, rưới sốt chanh dây lên trên, rắc thêm một ít đậu phộng rang và ăn kèm rau răm.
4
Thành phẩm
Hột vịt lộn đậm đà, thấm vị, quyện với sốt chanh dây chua ngọt, mùi thơm đặc trưng thật hấp dẫn.
Cách làm thịt dê hầm thuốc bắc bổ dưỡng thơm ngon hấp dẫn dễ làm tại nhà
Món thịt dê hầm thuốc bắc được coi là một bài thuốc quý, một món canh rất bổ dưỡng, thơm ngon. Hãy cùng vào bếp thực hiện ngay món canh này để bồi bổ gia đình bạn ngay nhé!
Nguyên liệu làm Thịt dê hầm thuốc bắc
Thịt dê 500 gr
Thuốc bắc 200 gr (1 thang)
Rau ngải cứu 1 bó
Sả 5 cây Gừng 1 ít (cắt sợi)
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)
Cách chế biến Thịt dê hầm thuốc bắc
1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt dê mua về, bạn dùng muối chà xát lên thịt dê, rửa sạch. Để khử mùi hôi thịt dê, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, chần thịt dê trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra, rửa lại với nước và để ráo.
Khi thịt dê đã ráo nước, bạn thui thịt dê trên lửa đến khi lớp da chuyển màu vàng, rồi dùng dao cạo sạch.
Cách khử mùi thịt dê hiệu quả
Cách 1: Để khử mùi hôi của thịt dê, ngoài cách trên, bạn có thể rửa thịt dê bằng cách pha rượu trắng với gừng giã nhuyễn trong 5 phút. Sau đó, rửa lại thật sạch với nước lạnh và để ráo.
Cách 2: Hoà tan 15ml giấm gạo với 1 lít nước sạch, đun sôi trên bếp. Luộc thịt dê trong hỗn hợp này đến khi nước sôi lần nữa thì vớt ra. Lúc này thịt dê đã giảm mùi hôi đáng kể.
Cách 3: Ngoài ra, trong quá trình nấu món dê, bạn có thể cho thêm một vài miếng vỏ quýt hoặc tắc, cách này cũng khá hữu hiệu khi khử mùi hôi của thịt dê.
Sau đó, bạn cắt thịt dê thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Thuốc bắc rửa sạch, cắt nhỏ.
Ngải cứu nhặt lấy lá và phần non ở ngọn, bỏ lá sâu héo. Rửa ngải cứu thật sạch qua 2 - 3 lần nước rồi cho ra rổ để ráo.
Sả rửa sạch, đập dập cho sả mềm và mỏng.
2
Chần thịt dê
Bạn đun sôi nồi nước, chần sơ qua thịt dê với 3 - 4 cây sả trong 5 phút rồi vớt ra.
3
Xào thuốc bắc
Bạn bắt một cái nồi mới lên bếp, cho thuốc bắc vào xào đều đến khi thuốc bắc thơm thì cho 2 lít nước lọc vào.
4
Hầm thịt dê
Khi nước trong nồi đã sôi, bạn cho thịt dê đã chần vào và đợi sôi trở lại. Sau đó, nêm vào nồi 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 cây sả đập dập và gừng đã thái sợi.
Bạn hầm đến khi thịt dê mềm, thì cho rau ngải cứu vào, tắt bếp và cho ra tô trang trí.
5
Thành phẩm
Vậy là món thịt dê hầm thuốc bắc đã hoàn thành. Món ăn có mùi thơm nhẹ đặc trưng của các loại thuốc bắc, vị vừa ăn.
Thịt dê được nấu chín tới, khi ăn cảm giác được thịt mềm ngon miệng. Tất cả nguyên liệu hoà quyện tạo nên món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Hãy nhanh tay vào bếp để bồi dưỡng cho gia đình nhé!
Cách làm gà hầm thuốc bắc tẩm bổ Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng quen thuộc không những thơm ngon, nóng hổi, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp phòng trừ các bệnh giao mùa, giải cảm, trị đau đầu tốt. Dưới đây là cách làm gà hầm thuốc bắc cho bạn tham khảo. Chuẩn bị nguyên liệu làm gà hầm thuốc bắc cho 3 người...