3 mẹ con ngộ độc sau khi ăn thịt và trứng cóc
Nghe hàng xóm nói thịt cóc giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa còi xương nên người mẹ đã mua về chế biến.
Hậu quả dẫn đến tình trạng ngộ độc thịt và trứng cóc cho 3 thành viên trong gia đình.
Ngày 12/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh viện tiếp nhận 3 mẹ con sống tại huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vào cấp cứu trong tình trạng nghi ngộ độc thịt cóc.
Theo chia sẻ của bà mẹ, nghe hàng xóm nói thịt cóc giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa còi xương nên mua về chế biến.
Trong quá trình sơ chế, thịt cóc đã được lột sạch da, bỏ nội tạng, tuy nhiên, còn giữ lại bộ trứng cóc. Sau khi chiên, hai con ăn thịt cóc, còn người mẹ ăn trứng cóc.
Khoảng 30 phút sau khi ăn, cả 3 mẹ con đều có dấu hiệu mệt, buồn nôn, nôn nhiều và được đưa ngay đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn. Sau đó được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
3 mẹ con phải nhập viện điều trị sau khi ăn thịt và trứng cóc.
Tại đây, 3 mẹ con đã được thăm khám, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và được chẩn đoán ngộ độc thịt và trứng cóc.
Rất may mắn, do cả 3 được đưa đến bệnh viện sớm, tình trạng ngộ độc chưa nặng. Các triệu chứng ngộ độc chủ yếu biểu hiện trên đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn do ăn lượng rất ít và chưa có bất thường tại cơ quan tim mạch, thần kinh.
Từ đầu tháng 10 đến nay, trên cả nước xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc do ăn thịt và trứng cóc, đã có trường hợp tử vong. Đó là nam thanh niên 24 tuổi, trú tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đi bắt cóc về làm thịt và có ăn trứng, sau đó xuất hiện đau bụng và buồn nôn. Bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) trong tình trạng mệt mỏi toàn thân, đau đầu.
Video đang HOT
Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngộ độc Bufodienolid, Bufotoxin và một số chất khác do ăn trứng cóc. Sau 1h được cấp cứu, bệnh nhân xuất hiện rung thất, ngừng tuần hoàn. Mặc dù được cấp cứu ngừng tuần hoàn và đặt máy tạo nhịp nhưng bệnh nhân không hồi phục.
Mới đây nhất, vào hôm qua (11/10), Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) tiếp nhận cấp cứu 3 anh em nghi ngộ độc do ăn thịt cóc. Theo gia đình cho biết, trưa cùng ngày, các em đã tự làm thịt cóc ăn, sau đó nôn nhiều lần, mệt lả nên được gia đình đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán 3 em nhỏ bị ngộ độc trứng cóc/rối loạn nhịp tim.
Rất nhiều người nghĩ rằng ăn thịt cóc bổ, chống còi xương nên bắt cóc về làm thịt hoặc mua ruốc cóc về ăn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin – một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Tỷ lệ gây ra tử vong của loại độc chất này rất cao, có những bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc trên đường tới bệnh viện.
Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn. Đặc biệt, độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân huỷ.
Vì vậy, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện 1-2h sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện như: Chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh…; loạn nhịp tim, trụy tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng hơn là dẫn đến suy thận cấp.
Để phòng tránh ngộ độc, các gia đình không nên ăn thịt cóc. Bởi vì nọc độc cóc có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan. Thêm vào đó, thịt, mỡ cóc dù không có độc tố nhưng trong quá trình chế biến không cẩn thận vẫn có thể nhiễm độc. Bên cạnh đó, cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng nên tránh sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, thịt cóc, do không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc.
Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều ngay cả khi không vận động lại là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.
Khi cơ thể con người ở trong môi trường nóng bức hoặc sau khi vận động mạnh, cơ thể đổ mồ hôi là điều bình thường. Lúc này một số chất thải trao đổi chất trong cơ thể con người cũng sẽ được thải ra ngoài, từ đó giải độc.
Tuy nhiên, một số người rõ ràng đang ở trong trạng thái tĩnh nhưng cơ thể không ngừng đổ mồ hôi. Tình trạng này nêu xảy ra thường xuyên sẽ là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.
Hạ đường huyêt
Khi hạ đường huyết xảy ra, do lượng đường trong máu giảm có thể khiến thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, từ đó kích thích tiết adrenaline. Người bệnh sẽ đổ mồ hôi đầm đìa kèm theo run tay, da nhợt nhạt, đánh trống ngực, chóng mặt, tim đập nhanh.
Nếu chứng tăng tiết mồ hôi là do hạ đường huyết gây ra, bệnh nhân có thể ăn một ít đường, bánh quy và các thức ăn khác một cách thích hợp, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt. Trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để truyền glucose vào tĩnh mạch.
Ảnh minh họa.
Bênh cường giáp
Chức năng chính của tuyến giáp là tiết ra hormone tuyến giáp, có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây đổ mồ hôi nhiều.
Do đó, những bệnh nhân này thường rất sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên họ còn có các biểu hiện như cáu gắt, đói, ăn quá nhiều, sút cân, kém tập trung, chất lượng giấc ngủ kém.
Ảnh minh họa.
Hội chứng mãn kinh
Nếu phụ nữ trên 40 tuổi có các triệu chứng tăng tiết mồ hôi, hãy cảnh giác xem liệu đó có phải là do hội chứng mãn kinh gây ra hay không.
Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy giảm nên dễ gây rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến đổ mồ hôi, nhất là về đêm có thể xuất hiện triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên chú ý điều tiết cảm xúc và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động,... đê cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh.
Còi xương
Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi cần cảnh giác xem có phải do còi xương hay không. Trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, gây ra các tổn thương ở xương.
Ngoài hiện tượng đổ mồ hôi trộm, những trẻ này còn hay quấy khóc về đêm, kèm theo triệu chứng cáu gắt, tóc thưa, tình trạng nặng hơn còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như chân chữ O, chữ X.
Ảnh minh họa.
U tế bào ưa crôm
Triệu chứng chính của pheochromocytoma cũng là tăng tiết mồ hôi, chủ yếu là kịch phát và đôi khi dai dẳng. Khi đổ mồ hôi, sắc mặt có thể đỏ bừng và trắng bệch, chân tay lạnh, đánh trống ngực.
Ngoài ra, trong thời gian khởi phát bệnh, huyết áp của người bệnh cũng tăng cao kèm theo triệu chứng đau đầu. Pheochromocytoma ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hiện nay chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật.
3 bố con nhập viện cấp cứu sau khi ăn nhầm trứng cóc Nhầm tưởng trứng cóc là trứng ếch, người bố vớt về kho. Sau bữa cơm, 3 bố con được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngộ độc nặng. Ngày 20/10, bác sĩ Lô Thanh Quý - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Quỳ Châu, Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh...