3 lưu ý tự chăm sóc bản thân khi mắc suy tim
Bệnh nhân suy tim thường gặp các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chân,… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Trong những trường hợp nặng bệnh nhân thường cần phải nhập viện điều trị và nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù suy tim là bệnh lý mạn tính nặng, nhưng việc phối hợp các biện pháp điều trị cùng lối sống lành mạnh, tích cực, lạc quan có thể làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và làm tăng chất lượng cuộc sống.
1. Nguyên nhân suy tim
Suy tim là một bệnh lý mạn tính, tiến triển, trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để cung cấp máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể như: thận, não, gan.., đồng thời làm ứ trệ tuần hoàn ở các cơ quan khác như phổi, gan, hệ tĩnh mạch chân.
Đặc biệt, khi hoạt động thể lực (như leo cầu thang, đi bộ nhanh,…), nhu cầu oxy cho cơ tăng cao, người bệnh suy tim không thể tự điều chỉnh để cung cấp lượng oxy tương ứng, gây ra các triệu chứng suy tim.
Suy tim là một bệnh lý mạn tính, tiến triển.
Suy tim gây ra bởi nhiều nguyên nhân, các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc tim… Nếu các bệnh lý này được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển đến quá trình suy tim.
Nguyên nhân suy tim thường gặp gồm:
Tăng huyết áp: Là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất, về lâu dài cơ tim phì đại, thiếu máu nuôi, dẫn đến khả năng co bóp của tim giảm dần.
Bệnh mạch vành: Cơ tim được nuôi dưỡng bằng hệ thống động mạch vành. Trong một số tình huống như có mảng xơ vữa to dần làm hẹp trong lòng mạch vành khiến cơ tim không nhận đủ dinh dưỡng và oxy. Bệnh mạch vành cũng có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim cấp tính (hay nhồi máu cơ tim) gây hoại tử cơ tim cấp.
Bệnh lý cơ tim: Là những trường hợp cơ tim co bóp hạn chế hoặc giãn nở bất thường mà không do tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành gây ra.
Video đang HOT
Bệnh lý van tim: Van tim bị hẹp hoặc hở nếu không được phát hiện sớm có thể gây suy tim.
2. Biểu hiện thường gặp
Bệnh nhân suy tim thường có các dấu hiệu sau:
Khó thở, đặc biệt xảy khi gắng sức, khi ngủ, đòi hỏi người bệnh phải kê cao gối mới dễ thở.
Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Hồi hộp đánh trống ngực ngay cả khi nghỉ ngơi.
Phù chân, phù bụng, tiểu ít.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
3. Lưu ý khi khi mắc suy tim
Khi được chẩn đoán suy tim, người bệnh thường lo lắng. Trước tiên, hãy luôn giữ thái độ lạc quan và ghi nhớ những điều có thể làm để kiểm soát tình hình:
Uống thuốc đúng theo chỉ định, không nên bỏ thuốc khi thấy tình trạng bệnh ổn định. Trong trường hợp gặp vấn đề gì trong quá trình điều trị hãy thảo luận lại với bác sĩ.
Ghi nhận và thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ khi uống thuốc. Bác sĩ sẽ đổi thuốc hoặc giảm liều phù hợp cho người bệnh.
Theo dõi cơ thể, chú ý những dấu hiệu cho thấy tình trạng suy tim nặng lên.
- Người bị suy tim nên chú ý đến lối sống
Đi bộ phù hợp nhất cho người có tuổi, đặc biệt là những ai mắc bệnh tim mạch, huyết áp.
Khi nằm ngủ người bệnh cần chú ý nếu muốn dậy phải nằm thêm nửa phút, khi đã ngồi dậy phải ngồi thêm nửa phút và khi đã bỏ chân xuống giường phải chờ thêm nửa phút nữa mới từ từ đứng dậy đi vệ sinh.
Sáng dậy dành nửa giờ tập thể dục (tùy theo lứa tuổi và sức lực để áp dụng bài tập cho phù hợp). Trưa dành nửa giờ để ngủ, tối dành nửa giờ để đi bộ nhẹ nhàng để có giấc ngủ ngon.
- Ăn uống phù hợp
Mỗi ngày nên uống sữa từ 100 – 200ml, ăn khoảng 200g tinh bột, Protide ( thịt và trứng, nên hạn chế ăn bằng 1/3 hạn bình thường), ngày 4-5 bữa (ăn vừa phải chỉ khoảng 70 – 80% so với bình thường), ăn chừng 500g rau xanh và hoa quả chín.
Mỗi ngày nên ăn một quả cà chua chín, nên ăn các hoa, củ, quả có màu vàng, uống trà xanh… sẽ có lợi cho sức khỏe, giảm được bệnh tật.
- Tập thể dục vừa sức
Người bệnh suy tim nên đi bộ làm giảm lượng mỡ và cặn bã trong máu. Các môn thể thao khác có thể gây nguy hiểm nếu quá sức còn đi bộ thì tăng tải từ từ nên dễ khống chế, điều chỉnh.
Vì vậy, đi bộ là môn thể dục luyện tập phù hợp nhất cho người có tuổi, đặc biệt là những ai mắc bệnh tim mạch, huyết áp.
Ngoài ra, nên bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, giảm căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, hoặc lo lắng kéo dài là những yếu tố thúc đẩy sự tiến triển nặng của các bệnh tim mạch: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…
Gọi cấp cứu 115 hoặc đến khoa cấp cứu ngay khi có các triệu chứng: Khó thở nhiều cả khi nghỉ ngơi; Đau hoặc tức nặng ngực kéo dài trên 15 phút và không giảm khi nằm nghỉ; Ngất, mất ý thức…
Tử vong vì suy tim cao hơn nhiều loại ung thư
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%, cao hơn so với nhiều loại ung thư.
Suy tim đang là một gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và hệ thống y tế.
Báo cáo của Hội Tim mạch châu Á - Thái Bình Dương cho thấy trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2019, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 23% lên 35%.
Châu Á chịu gánh nặng lớn về tử vong do bệnh tim mạch với khoảng 58% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%. Con số này cao hơn so với nhiều loại ung thư.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, ước tính nước ta có hàng triệu người bị suy tim với chi phí điều trị rất lớn, tạo gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và hệ thống y tế.
Bác sĩ Vinh cho hay biểu hiện thường gặp của suy tim là khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, chóng mặt. Suy tim là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khiến tim không đủ khả năng để bơm máu hay cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
Bệnh nhân suy tim phải tuân thủ tái khám, sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Ảnh: GL.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, suy tim là một trong những bệnh mạn tính nặng thường gặp nhất, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan như gan thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Mặc dù y khoa có nhiều phương pháp điều trị nhưng suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao. Chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh ảnh hưởng nặng nề.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh có tâm lý chủ quan dẫn đến sai lầm như không uống thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, tự ý uống thuốc khác, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động...
Hậu quả là tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện. Mỗi lần nhập viện vì cơn suy tim cấp, bệnh nhân lại tăng thêm nguy cơ tử vong. Do đó, người bệnh cần phối hợp 3 yếu tố: sử dụng thuốc đều đặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi có chương trình chăm sóc hợp lý, người bệnh suy tim có thể kiểm soát bệnh tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện lại và kéo dài tuổi thọ.
Nguy kịch do tự ý tiêm mật gấu chữa xương khớp Mật gấu từ lâu được truyền miệng là phương thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người và chữa được không ít loại bệnh. Bác sĩ kiểm tra tình trạng vùng gối 2 bên của bệnh nhân M. Ảnh: TTYT Quảng Yên Mật gấu từ lâu được truyền miệng là phương thuốc quý có nhiều công dụng đối với...