3 loại thực phẩm giúp cải thiện viêm xương khớp được khoa học chứng minh
Viêm xương khớp ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, gây ra những cơn đau cứng khớp, khiến việc di chuyển khó khăn. Một trong những khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là khớp gối.
Đậu nành có thể giúp giảm cảm giác khó chịu ở bệnh nhân bị viêm xương khớp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Viêm xương khớp còn được gọi là thoái hóa khớp. Khi già đi, lớp sụn ở phần đầu xương bị hao mòn, dẫn đến đau và cứng khớp. Các khớp xương chịu lực lớn như đầu gối, khớp háng là những nơi dễ bị viêm xương khớp nhất.
Có rất nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị viêm xương khớp, từ tập luyện thể chất phù hợp, giảm cân đến tiêm thuốc steroid, thậm chí là phẫu thuật, theo The Healthy.
Không dừng lại ở đó, một số nghiên cứu phát hiện người bệnh có thể dùng thực phẩm để góp phần cải thiện viêm xương khớp.
1. Đậu nành
Trong một nghiên cứu của Đại học bang Oklahoma State (Mỹ), những người bị đau đầu gối do viêm xương khớp được yêu cầu nạp protein đậu nành trong suốt 3 tháng. Sau khoảng thời gian này, họ cho biết cảm thấy các triệu chứng của viêm xương khớp ít gây khó chịu hơn. Ngoài ra, họ cũng ít sử dụng các loại thuốc giảm đau hơn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng lợi ích của đậu nành có được là nhờ isoflavone, một loại hoóc môn thực vật có đặc tính kháng viêm.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, những người tham gia được cho uống một hỗn hợp bột giàu protein có nguồn gốc từ đậu nành. Mỗi ngày họ được uống 40 gram protein.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu khẳng định để có được lợi ích từ đậu nành, mọi người có thể dùng nhiều các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành khác, chẳng hạn như sữa đậu nành.
Nghiên cứu cho thấy cá và dầu cá có thể giúp giảm đau, cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Trái cây
Một nghiên cứu thực hiện trên 293 người trưởng thành ở Úc đã phát hiện lợi ích của trái cây với viêm xương khớp. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy ăn nhiều trái cây có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các tổn thương ở tủy xương. Những tổn thương này là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau và viêm ở khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, rất có thể lợi ích này có được là nhờ tác dụng bảo vệ khớp gối và các cấu trúc hỗ trợ xương khớp của vitamin C. Các loại trái cây giàu vitamin C có thể kể đến gồm cam, xoài, bưởi, đu đủ và kiwi.
3. Cá
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện cá và dầu cá có thể giúp giảm đau, cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Mới đây, một số bằng chứng khoa học cho thấy a xít béo omega-3 trong cá có thể ngăn chặn các hóa chất gây viêm và các loại protein làm mòn sụn đầu gối ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Để đảm bảo cơ thể có đủ a xít béo omega-3, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn 2 bữa cá/tuần, ưu tiên các loại cá nhiều dầu như cá thu, cá hồi. Một lựa chọn khác là bổ sung viên dầu cá 1 viên/ngày, theo The Healthy.
Bẻ khớp ngón tay- thói quen có hại!
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia xương khớp, giảm đau cảnh báo: Không nên bẻ khớp ngón tay
Ảnh minh họa
Hãy dừng việc bẻ khớp ngón tay!
Rất nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay: có thể chỉ là để nghe tiếng "rắc" vui tai, hoạc chỉ là để trấn tĩnh khi bạn đang bối rối hoặc là bạn thấy mỏi ở ngón tay. Các chuyên gia xương khớp, giảm đau cho rằng điều này là có hại, vì những lý do sau đây:
Mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh khớp nhưng đây là thói quen xấu gián tiếp đẩy nhanh quá trình thoái hóa hoặc viêm khớp. Khi bẻ các khớp ngón tay như vậy sẽ phát ra tiếng kêu rắc rắc, bởi vì tại các khớp xương đều có cấu trúc túi, gồm nhiều các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa chất hoạt dịch khớp.
Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn và giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động. Khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để "giãn gân giãn cốt", không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc mà chúng ta thường nghe.
Thông thường, phải sau 25 - 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần 1 khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ - vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho biết, tiếng "rắc", "khục" phát ra là do dây chằng bị kéo dãn quá nhanh hay do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương gây ra. Bẻ khớp tay thường xuyên làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên trông thấy. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.
Hậu quả của việc bẻ khớp ngón tay:
- Biến dạng khớp ngón tay : Các đốt ngón tay sẽ to và bè ra hơn khi bạn có thói quen bẻ ngón tay thường xuyên.
- Giãn, rách dây chằng quanh khớp ngón tay: Thói quen bẻ ngón tay nếu kéo dài thường xuyên nguy cơ bạn sẽ bị giãn, rách dây chằng quanh khớp tay là điều khó tránh khỏi.
- Viêm hoặc thoái hóa mặt khớp ngón : Chính thói quen bẻ khớp tác động khiến cho thoái hóa, viêm khớp bàn tay diễn ra nhanh hơn. Khi bạn tác động một lực nắn, kéo hoặc bẻ khớp ngón tay, lúc này bề mặt khớp sẽ bị bào mòn nhất là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương. Thói quen này, lâu ngày nếu không giảm bớt sẽ gây ra tình trạng viêm hoặc thoái hóa mặt khớp.
Bẻ ngón tay ảnh hưởng gì khi về già?
Sụn là vị trí bao quanh hai đầu sương của khớp, màu trắng, có chức năng làm giảm ma sát, là "đệm" giúp toàn bộ cơ thể di chuyển và hoạt động trơn tru. Theo độ tuổi hay có lực tác động từ bên ngoài, bộ phận này càng hư hỏng , khi hư hỏng sụn khớp không thể được tái tạo lại.
Do đó, bẻ ngón tay có nghĩa là bạn đã trực tiếp làm tăng quá trình lão hóa của tế bào sụn, sụn bao quanh vị trí khớp ngón tay sẽ bị tổn thương, nếu vẫn tiếp tục sẽ hình thành các gai xương, đâm vào da gây đau đớn và tổn thương tại khớp ngón tay. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Thói quen bẻ ngón tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sụn và khớp tay, điều này sẽ dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Nhất là độ tuổi người già, quá trình thoái hóa và hư sụn khớp sẽ diễn ra nhanh hơn do các sụn khớp yếu và suy giảm chức năng không như thời trẻ.
Như vậy, bẻ khớp ngón tay không giúp bạn xua tan được cảm giác căng thẳng... Thay vì vậy, sao bạn không thử các bài tập đơn giản nhẹ nhàng: hít thở sâu, đi lại để giảm mỏi, giảm căng thẳng. Đối với dân văn phòng, tránh ngồi quá nhiều một tư thế, mỗi 1 tiếng đồng hồ bạn nên dành ra 5 phút để nghỉ ngơi thư giãn./.
Tạm biệt cơn đau khớp gối Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được xem là giải pháp tối ưu cho người bị thoái hóa khớp, khi hướng điều trị nội khoa không khả quan Gần 15 năm qua, bà Tr.Th.H.C (61 tuổi, quê Gia Lai) phải sống chung với những cơn đau vật vã ở khớp gối, mỗi lần trái gió trở trời cơn đau khiến bà phải...