3 loại đậu phụ người tinh ý sẽ chẳng bao giờ mua
Chỉ cần thấy đậu phụ có 3 dấu hiệu này chị em tốt nhất nên tránh xa để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Đậu phụ là món ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng lại được yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ngon, đưa cơm. Đậu phụ đặc biệt giàu protein, sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể con người. Hạn sử dụng của đậu phụ rất ngắn. Nó chỉ có thể để được khoảng 1 ngày ở nhiệt độ phòng, 2-3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy có giá rất rẻ nhưng nếu không bán hết trong ngày, một số người bán hàng giữ chúng lại để bán tiếp vào hôm sau mặc dù đã hết hạn sử dụng. Thậm chí một số người còn dùng chất hóa học để bảo quản hoặc làm trắng đậu.
Do đó, nếu thấy đậu có 3 dấu hiệu dưới đây, chị em nên tránh nhé!
1. Đậu phụ có mùi chua
Nguyên liệu làm đậu phụ là đậu nành và nước. Nói chung, đậu phụ được sản xuất ra sẽ có mùi đậu nành nhẹ. Vì thời hạn sử dụng đậu phụ rất ngắn nên đậu để quá thời gian sẽ có mùi chua sau một quá trình lên men dài. Nếu chúng ta có thể ngửi thấy miếng đậu có mùi chua, tốt nhất không nên mua nó. Vì đây là miếng đậu đã được để trong thời gian dài và đã “xuống cấp”.
2. Đậu phụ có màu quá trắng
Có lẽ, trong tiềm thức của nhiều người, đậu phụ trắng thể hiện là đậu ngon, đại diện cho sự tươi mới, mềm mại, nhưng thực tế là ngược lại.
Đậu phụ vốn được làm từ hỗn hợp đậu nành và nước, về cơ bản không cần thêm bất kỳ thành phần nào khác, vì vậy đậu phụ tươi làm không có chất phụ gia thường có màu vàng nhạt.
Nếu bạn thấy những miếng đậu phụ trắng đến sáng bóng bán ở đâu đó thì có nghĩa là nó đã được thêm hóa chất. Ăn thường xuyên đậu có chứa những hóa chất này sẽ không tốt cho sức khỏe.
3. Đậu phụ cứng và dính
Đậu nành rất giàu protein nên khi làm ra đậu phụ tươi, miếng đậu sẽ mềm, có tính đàn hồi. Đậu tươi sẽ không đem lại cảm giác dính tay khi chạm vào. Nhìn miếng đậu ngon trông sẽ mọng nước.
Đừng mua miếng đậu nếu nó quá cứng, không có tính đàn hồi. Nhất là những miếng đậu sờ vào thấy tính tay.
Nếu cảm thấy không yên tâm khi mua đậu ngoài chợ, bạn có thể tự làm đậu tại nhà theo công thức dưới đây:
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 250gr đậu nành khô
- 1,2 lít nước
- 20ml giấm; 20ml nước cốt chanh; 20gr muối; 100ml nước lạnh hòa chung trong 1 cái bát.
Thực hiện:
Bước 1: Đậu nành vo sạch ngâm qua đêm. Sau đó xả qua nước lạnh thật sạch (bạn có thể bóp bỏ vỏ tùy ý). Cho đậu nành cùng với lượng nước phía trên vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Cho hỗn hợp (bước 1) vào miếng vải mỏng vắt lấy nước.
Bước 3: Cho nước đậu nành vào nồi nấu sôi 20-25 phút ở lửa vừa. Sau đó cho chén giấm-chanh – muối vào khuấy đều tay đun 5-7 phút cho đậu nành kết thành những mảng nhỏ. Tắt bếp để hơi nguội.
Bước 4: Trải 1 miếng vải mỏng lên rổ nhỏ, sau đó múc các mảng đậu nành cho vào bọc lại.
Bước 5: Lấy 1 vật nặng đè lên miếng đậu vài tiếng để nước thoát hết ra ngoài và đậu kết thành miếng. Độ nặng hoặc nhẹ của vật chèn lên sẽ khiến đậu chặt miếng hay mềm miếng. Nếu bạn thích ăn đậu mềm vừa thì đừng chèn vật nặng quá.
Đậu phụ tự làm rất ngon (Ảnh: Lâm Anh Đào)
Bây giờ bạn lấy miếng đậu phụ tự làm ra cắt từng miếng vuông nhỏ để thưởng thức hoặc chế biến thành các món ăn mà bạn thích!
Lam Ngọc
Cách làm đậu phụ non đơn giản tại nhà
Đậu phụ là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm hằng ngày của chúng ta, với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, món ăn này đã trở thành người bạn thân đồng hành suốt quãng thời gian dài với người Việt.
Vậy bạn đã biết cách làm đậu phụ non đơn giản tại nhà này ngay tại căp bếp nhà mình? Homnayangi.vn sẽ bật mí cho bạn công thức siêu dễ ngay nhé!
Nguyên liệu làm đậu phụ non
- 500g đậu tương (đậu nành) khô.
- 3-3,5 lít nước
- 1 muôi giấm ăn (khoảng 30-40ml)
- 1 thìa cafe muối tinh
Dụng cụ để ép đậu bạn cần chuẩn bị trước: có thể sử dụng một cái rổ, hay một hộp nhựa có đục lỗ, hoặc dùng một chiếc khuôn làm đậu chuyên dụng.
Ngoài khuôn trên, chuẩn bị một tấm vải để gói đậu, và một vật nặng để nén, ép nước ra.
Cách làm đậu phụ non đơn giản tại nhà
Bước 1:
- Để làm đậu ngon thì bước chọn đỗ tương là vô cùng quan trọng, bạn cần chọn những hạt đều, mẩy và căng. Vo đỗ để làm sạch bụi bẩn và nhặt bỏ đi những hạt lép mỏng. Ngâm đỗ ngập trong nước từ 4 => 12 tiếng cho đến khi bóp vào hạt đỗ thì vỏ đỗ có thể bong ra. Không cần phải đãi sạch vỏ đỗ.
Bước 2:
- Lót một tấm vải rộng vào 1 cái thau hoặc nồi. Đổ nước đậu vừa xay vào tấm vải, túm gọn các góc, xoắn lại và bóp mạnh để lọc lấy nước. Phần bã đậu sẽ được giữ lại trong khăn.
Cách làm đậu phụ non tươi ngon
Chú ý: Bạn nên dùng khăn bằng vải phin thường vì mật độ sợi dệt thích hợp để lọc. Nếu vải thưa, nước không lọc kĩ sẽ có nhiều vụn đậu vào theo. Nếu vải dầy quá thì lọc được ít sẽ lãng phí.
Bước 3:
- Sau khi lọc xong đậu, đã đến lúc cho muối vào, khuấy tan rồi bắc lên bếp đun. Khi đun bạn phải canh chừng luôn vì nước đậu rất dễ bị trào. Và khi nào bạn thấy đậu sôi bùng lên thì tắt bếp ngay. sau đó bạn nhớ vớt hết bọt đi. Lúc này bạn đã thu được sữa đậu nành, có thể uống ngay, hoặc vào những mùa nóng, bạn có thể để vào tủ lạnh để uống dần. Sữa đậu rất mát và ngọt nhẹ, rất tốt cho sức khoẻ.
Bước 4:
- Đong giấm vào một chiếc bát, Bạn vừa khuấy đều nước đậu trong nồi, vừa rót nước giấm vào. bạn sẽ thấy những kết tủa lởm chởm nhưng rất ít.
- Sau đó, bạn đậy vung lại, ủ khoảng 20 => 35 phút. Đậu sau khi ủ xong sẽ đông kết hết, hình thành óc đậu và nước trong màu vàng nhạt. Đặt một cái rây lên mặt để phần nước lọt vào trong lòng chiếc rây này, dùng thìa múc nước trong này ra. Nước múc ra lúc này đã là nước chua, có thể để dành cho lần làm sau sẽ dùng nước này tạo đông kết thay cho giấm.
Bước 5:
- Sau khi gạn nước trong, óc đậu sẽ rất đặc vào lúc này. Bạn bắt đầu tiến hành gói đậu. Trải khăn vào khuôn, xúc đậu vào. Nhớ gập các mép khăn lại cho gọn gàng, đậy nắp. Đặt một vật nặng lên trên khuôn, nén đậu khoảng 15-20 phút là xong.
Cách làm đậu phụ non đơn giản tại nhà
Bước 6:
- Đậu sau khi ép xong, nhẹ nhàng túm các góc khăn nhấc đậu ra khỏi khuôn. Đậu có thể ăn ngay khi mới dỡ khuôn còn nóng. Bạn có thể chấm đậu với nước tương, ăn sẽ rất ngon.Hoặc có thể chế biến thành các món khác tùy ý.
Chú ý: Thành phẩm của chúng ta là những miếng đậu ngon, mềm nên dễ vỡ, bạn cần khéo léo khi di chuyển. Lúc này, những miếng đậu của chúng ta sẽ có mùi đậu nành đặc trưng chứ không phải mùi giấm nữa. Bạn cần cân nhắc lượng giấm cho vào bởi nếu cho quá nhiều thì miếng đậu sẽ trở chua ngay, rất khó ăn.
Chúc bạn thành công với cách làm đậu phụ non ngon tại nhà này nhé!
Theo Homnayangi
Cơm chiên đậu phụ kiểu Nhật, thanh đạm thôi mà cả nhà ai nấy đều khen hết lời Cơm chiên đậu phụ thanh đạm, dễ làm nhưng sức hấp dẫn thì không thể cưỡng lại đâu nhé! Cơm chiên đậu phụ là món ngon siêu dễ làm từ các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp của bạn. Bạn có thể làm món cơm chiên này bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào buổi sáng, khi cả nhà chuẩn bị...