3 loại cây cảnh phong thuỷ mang đến năng lượng tươi mới cho không gian sống của gia đình
Những loại cây phong thủy trồng trong nhà như thế nào sẽ mang lại năng lượng tốt cho gia đình bạn?
Ngoài việc giúp bạn nâng cao gu thẩm mỹ của ngôi nhà, cây xanh còn giúp bạn mời gọi năng lượng của thiên nhiên vào không gian sống, mang lại cho bạn nguồn sinh khí trong lành, tươi mới.
Trong phong thủy, nhiều loại cây sở hữu năng lượng lành mạnh có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, ổn định tinh thần và thu hút nhiều may mắn. Nhưng để biết đâu là loại cây mang đến năng lượng tích cực, bạn phải chú ý một vài nguyên tắc nhất định.
Trước khi định đặt một loại cây nào đó trong nhà, bạn cần lựa chọn kĩ lưỡng về kích thước, chủng loại sao cho phù hợp với diện tích cũng như không gian và cách bài trí nội thất trong nhà. Hãy chú ý loại bỏ các cây đã chết, hỏng.
Ngoài ra, việc sử dụng cây giả tuy đẹp nhưng chúng chỉ có ý nghĩa về mặt trang trí chứ không mang lại những lợi ích thiết thực như cây xanh. Những loại cây lá mềm, tròn và mọng nước là lựa chọn lý tưởng để bài trí trong nhà vì năng lượng từ chúng nhẹ nhàng và lành mạnh.
Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho không gian sống của mình.
1 – Cau cảnh
Cau cảnh có tác dụng đặc biệt trong việc thanh lọc không khí, làm sạch các chất gây ô nhiễm trong nhà. Ngoài ra, loại cây này còn giúp cân bằng độ ẩm trong không khí rất tốt.
Đặc biệt, cau cảnh hay còn gọi là cây cau vàng này lá không chứa độc tố nên dù thú cưng, vật nuôi trong nhà có gặm nhấm phải bạn cũng không cần phải lo lắng.
2 – Dương xỉ Boston
Trong nhiều loại dương xỉ, dương xỉ Boston được nhiều người lựa chọn bài trí trong nhà vì hiệu quả thanh lọc không khí của chúng. Không chỉ giúp tô điểm không gian thêm nhẹ nhàng, thanh mát, năng lượng dịu nhẹ từ dương xỉ Boston cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt.
Video đang HOT
Dương xỉ Boston rất dễ chăm sóc trong nhà, miễn là chúng đủ ánh sáng. Các phiên bản nhỏ gọn của loại dương xỉ này vừa có thể đặt bên dưới kệ vừa có thể treo lên cao.
3 – Cây ngọc bích
Cây ngọc bích hay còn gọi là cây phỉ thúy có kích thước nhỏ nhắn cùng với lá tròn mọng nước rất thích hợp để bạn đặt trên bàn làm việc hoặc bàn phòng khách.
Cây ngọc bích trong phong thủy tượng trưng cho điềm lành, những chiếc lá mọng mỡ màng tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Cây chuối cảnh: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Trong các loại cây cảnh hiện nay, cây chuối cảnh đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu thông tin, đặc điểm, ý nghĩa phong thủy cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm hình thái của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, thuộc họ nhà Thiên Điểu (Strelitziaceae), chúng còn có những tên gọi khác như là cây chuối rẻ quạt, chuối thiên điểu, cây chuối cọ, cây đại phú gia,... Đây là loại cây cảnh khá phổ biến hiện nay, có nguồn gốc từ vùng Madagascar và được du nhập rộng rãi tại nhiều nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có chiều cao trung bình vào khoảng từ 1-1,5m. Lá cây có dạng bầu dục thuôn dài, có màu xanh lục, bề mặt lá có các gân nổi theo tầng, lá cây mọc hơi nghiêng nhìn trông giống như với cánh quạt. Phần thân của cây chuối cảnh được chia làm hai phần với thân cây thật mọc ngầm ở dưới đất và thân giả mọc trên mặt đất. Từ phần thân cây giả sẽ hình thành nên những phần lá bao lấy nhau. Phần thân giả này thường có màu xanh lục khi còn non, và dần dần ngả màu khi đã già.
Cây chuối cảnh vẫn có khả năng cho ra hoa. Hoa của cây có màu trắng, đôi khi lại có thể ra màu đỏ, kích thước hoa khá lớn và tỏa mùi thơm cuốn hút. Hoa chuối sẽ chuyển dần sang tạo quả trong quá trình phát triển của cây.
Các loại cây chuối cảnh phổ biến hiện nay
Do là loài cây cảnh có nguồn gốc từ Madagascar và được phổ biến rộng rãi trên thế giới như ngày nay. Do vậy mà cây chuối cảnh có nhiều chủng loại và hình dáng khác nhau. Ở nước ta, cây chuối cảnh phổ biến nhất gồm có các loại như: Cây chuối cảnh rẻ quạt, cây chuối cảnh mini, cây chuối cảnh hoa trắng, cây chuối cảnh hoa đỏ, cây Đại Phú Gia,... Mỗi loại đều có cách trồng và chăm sóc tương đối dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Công dụng của cây chuối cảnh trong đời sống
Giống như tên gọi, cây chuối cảnh thường được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà, làm cây trang trí cho nhà ở, công ty hoặc văn phòng. Ngoài ra, cây chuối cảnh có khả năng thanh lọc không khí, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm bớt bụi bẩn. Từ đó mà không gian sinh hoạt của bạn sẽ trở nên trong lành và thoải mái hơn.
Cây chuối cảnh là loại cây cảnh độc đáo và đẹp mắt
Ý nghĩa phong thủy của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh nói riêng hay các loại cây chuối nói chung đã từ lâu trở thành loài cây gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa con người Việt Nam. Không chỉ vậy, cây chuối cảnh có giá trị phong thủy cao và thường được trồng ở vị trí đằng sau ngôi nhà của bạn để có thể tiêu trừ tà khí và ma quỷ thâm nhập từ phía sau. Do đó mà ông cha ta mới có câu nói "trước cau, sau chuối" là vì vậy.
Bên cạnh đó, tán lá của cây chuối cảnh to bản, xanh tốt, mượt mà, tượng trưng cho tài lộc, phúc đức dồi dào, ngập tràn trong gia đình của bạn. Tán lá to và có hình dáng giống như bàn tay
Cây chuối cảnh có độc không?
Cây chuối cảnh cũng giống như các loại cây chuối thông thường, chúng đều không có độc và vô cùng lành tính, thân thiện với con người và động vật. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loại cây này trong nhà cũng như trong công ty, văn phòng làm việc.
Cây chuối cảnh hợp mệnh gì?
Cây chuối cảnh với màu xanh lục mượt mà đặc trưng của mình, rất phù hợp với những người mang mệnh Mộc. Ngoài ra do Mộc sinh Hỏa cho nên những người thuộc mệnh Hỏa cũng có thể trồng loại cây này. Những người mang mệnh Mộc sinh vào các năm: Canh Dần (1950, 2010); Tân Mão (1951, 2011); Mậu Tuất (1958); Kỷ Hợi (1959); Quý Mùi (1943, 2003); Mậu Thìn (1988); Canh Thân (1980); Tân Dậu (1981); Kỷ tỵ (1989); Quý Sửu (1973); Nhâm Ngọ (2002).
Cây chuối cảnh hợp với người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa
Cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh
1. Đất trồng
Đất trồng cho cây chuối cảnh các bạn nên lựa chọn các loại đất thịt, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và có độ tơi xốp cao. Bạn có thể thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa để cải thiện thêm dinh dưỡng cho đất.
2. Nhiệt độ
Cây chuối cảnh phù hợp với nhiệt độ của các nước nhiệt đới, khí hậu ấm áp từ 25-30 độ. Nếu thời tiết quá lạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
3. Nước tưới
Cây chuối cảnh nếu muốn xanh tốt và sinh trưởng mạnh thì rất cần được tưới đủ nước hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên tưới quá nhiều mà chỉ cần đủ cho đất ẩm là được để tránh làm ngập úng cho cây.
4. Ánh sáng
Cây chuối cảnh mặc dù là cây trồng trong nhà, thế nhưng bạn cần cho cây đi tắm nắng thường xuyên ít nhất 2 ngày/lần để cây có thể quang hợp và thêm xanh tốt.
Top 8 cây trồng cho nhà nhỏ, có tác dụng thải độc thần kỳ Ở các thành phố lớn, nhiều khói bụi, bạn có thể lựa chọn 8 loại cây sau để giúp thải độc và thanh lọc không khí hiệu quả. Trồng cây cảnh trong nhà là xu hướng trang trí nội thất không gian xanh rất thịnh hành hiện nay. Ở các đô thị đông đúc như Hà Nội, TP.HCM, cây xanh không chỉ mang...