3 loại cá dưỡng sinh cho mùa thu
Mùa thu là mùa tốt nhất để bồi bổ cho cơ thể bằng các loại cá. Với hương vị tươi ngon, hàm lượng dinh dưỡng và protein cao, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, đồng thời hàm lượng chất béo thấp, cá được coi là thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Hàm lượng protein trong cá cao gấp 2 lần thịt lợn, dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể. Hàm lượng chất béo thấp. Không chỉ vậy axit béo trong chất béo của cá còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch.
Ngoài ra, trong thịt cá còn chứa các dưỡng chất như vitamin D, canxi…có tác dụng phòng ngừa chứng loãng xương. Chị em mỗi ngày ăn 1 lượng thịt cá nhất định còn có tác dụng tăng cường khả năng thụ thai. Bà bầu ăn nhiều cá có lợi ích nhất định trong việc phát triển trí tuệ cho thai nhi.
Cá trắm cỏ: Ôn trung bổ suy
Cá trắm cỏ là loại cá phổ biến thường gặp có công dụng làm ấm dạ dày, bình gan, ôn trung bổ suy.
Cá trắm cỏ ăn cùng đậu phụ vừa có công dụng bồi bổ, vừa điều hoà dạ dày, lợi tiểu, tiêu phù; có tác dụng đặc biệt đối với hệ tim mạch và sự phát triển xương cốt của trẻ. Món ăn này có thể dùng cho người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, ít sữa sau sinh… Cá trắm hấp còn mang lại công dụng sáng mắt, thích hợp cho người già dùng để bồi bổ sức khoẻ.
Lưu ý: Gan cá trắm cỏ có độc, không nên ăn.
Cá đai biển: Bồi bổ ngũ tạng
Video đang HOT
Cá đai có công hiệu làm ấm dạ dày, bổ suy, trừ gió, bồi bổ ngũ tạng, có tác dụng hỗ trợ trị liệu rất tốt cho bệnh viêm gan mãn tính. Tuy nhiên, cá đai rất tanh, nên khi chế biến, nên làm các món như kho tộ, hoặc sốt chua ngọt.
Theo Đông y, cá đai có công dụng dưỡng gan, trừ gió, cầm máu, rất hữu hiệu trong việc trị liệu chứng ra máu, trĩ, phù… Vảy cá đai được dùng làm nguyên liệu chế thuốc giải nhiệt, chống phù. Trong vảy cá chứa nhiều loại axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol rõ rệt. Do đó, loại cá này thích hợp cho người bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu dẫn đến chóng mặt, hụt hơi, người thiếu lực, người ăn ít gầy gò, người thiếu dinh dưỡng…Theo Đông y, cá đai có công dụng khai vị, làm ấm dạ dày, bổ suy, nhuận da, làm đẹp.
Lưu ý: Người bị trĩ nên hạn chế dùng.
Cá bống: Ôn trung ích khí
Cá bống có công dụng ôn trung ích khí, làm ấm dạ dày, nhuận da…là thực phẩm bổ khí dưỡng sinh.
Cá bống cũng chứa hàm lượng collagen phong phú, vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ, lại có thể làm đẹp, được coi là thực phẩm lý tưởng cho làn da của chị em, giúp giải quyết các vấn đề như da thô, gàu, tóc khô rụng…
Lưu ý: người bị nhiệt tì vị, người bị nóng trong, người mắc các bệnh ngứa về da nên kiêng dùng.
Phạm Thúy
Theo people
Rượu thuốc uống sao cho đúng?
Tin vào quảng cáo, nhiều người săn tìm rồi mua bằng được các loại dược liệu, động vật bán trên thị trường để ngâm rượu uống với mục đích bồi bổ cơ thể, tăng khí huyết... Nhưng sau khi uống rượu thuốc, khỏe đâu chưa thấy mà không ít người đã bị ngộ độc phải cấp cứu tại bệnh viện...
Không thể thích là ngâm
Nhiều đàn ông sau 40 tuổi thường rỉ tai nhau nên uống rượu thuốc để bổ dương, cải thiện bản lĩnh đàn ông. Vì vậy nhiều người săn tìm các dược liệu như ba kích, nhân sâm, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, đỗ trọng... hoặc các động vật như hải mã, tắc kè, sừng tê, bìm bịp, ngọc dương, mã pín, mật gấu... để ngâm với rượu. Nhưng đâu phải bất cứ dược liệu nào cũng ngâm rượu chung được với nhau, hoặc ngâm rượu chung với các loại động vật.
Ngoài ra nhiều người không biết các dược liệu bày bán trôi nổi trên thị trường là dược liệu gì, nhưng vì tin vào quảng cáo của người bán hàng nên đã mua. Hoặc dược liệu thường có hóa chất dùng để bảo quản, nếu ngâm rượu uống thì dễ sinh ra bệnh, hay bị ngộ độc... Người ngâm rượu thuốc mà không hiểu biết và uống quá nhiều rượu thuốc đó thì có thể bị bệnh, hoặc tử vong.
Theo một lương y cho biết, ông đã nổi hết da gà khi nhìn thấy một bình rượu ngâm tay gấu vẫn để nguyên cả lông, chủ nhà đã không tuân thủ quy trình bào chế động vật để ngâm rượu, mà lại nói rằng ngâm rượu như vậy mới bổ... Bình rượu ngâm như vậy chưa biết có bổ hay không, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột rất cao. Cũng theo lương y này, điều phải lưu ý là không được ngâm động vật có nọc độc với rượu để uống, vì khi uống loại rượu này rất dễ suy hô hấp, tím tái thân thể, ngừng thở và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều người do quan niệm rượu rắn rất quý nên cố tìm mua một bình rượu rắn để uống, họ đâu có biết, rắn có tác dụng chống đau nhức xương khớp nhưng phải đi kèm với những vị khác như cam thảo, cốt toái bổ, đỗ trọng... thì mới có tác dụng. Nếu chỉ dùng rắn ngâm với rượu chẳng có tác dụng, mà còn có thể gây viêm ruột. Hoặc khi ngâm rượu tắc kè, thì phải ngâm cùng dược liệu khác mới tốt cho sức khỏe. Hoặc ngâm rượu với dương vật của các con vật để uống cũng không có tác dụng như tin đồn...
Muốn ngâm rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe hãy đến gặp lương y để được tư vấn
Vậy muốn ngâm rượu thuốc để bồi bổ cơ thể, chữa bệnh thì mọi người hãy đến gặp các bác sĩ và lương y để được tư vấn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra chỉ vì sử dụng rượu thuốc không đúng cách.
Thận trọng khi uống rượu thuốc
Rượu thuốc là thuốc để chữa bệnh ở dạng rượu, là một chế phẩm độc đáo của y học cổ truyền, việc dùng rượu thuốc để bồi bổ cơ thể, hoặc chữa bệnh đã có từ lâu. Tuy nhiên, rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng.
Thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp ngộ độc nặng, có người còn bị tử vong mà nguyên nhân do uống rượu thuốc không rõ nguồn gốc lại được ngâm với những loại động vật như một số loài rắn độc, bọ cạp và các sản phẩm từ gấu... với mục đích bổ dương, tăng cường sinh lực. Nhưng bổ đâu chưa thấy mà đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Để rượu thuốc thực sự bồi bổ, giúp mọi người cải thiện sức khỏe thì mọi người cần có sự tư vấn của các bác sĩ, các lương y có chuyên môn trong việc tuân thủ một số nguyên tắc khi ngâm rượu thuốc, cũng như khi sử dụng rượu thuốc. Cũng theo khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không được uống rượu thuốc trong lúc đói vì nồng độ rượu sẽ tăng lên cao trong máu dễ gây ngộ độc. Người huyết áp cao, viêm loét dạ dày, thần kinh suy nhược, những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... cũng không nên uống rượu thuốc, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.
Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng
Ngoài ra, không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng, tốt nhất là nên uống vào buổi tối. Nếu đàn ông thường uống rượu thuốc vào buổi sáng thì sẽ khiến dương khí bị tản làm cho người chóng già, sinh bệnh tật...
Trong thực tế có nhiều người nghĩ rằng, rượu thuốc ngâm các loài động vật quý hiếm là rất bổ, nên họ cứ thả sức uống, uống tràn lan. Họ đâu có biết, rượu quý mà uống nhiều đến như vậy là gây nguy hại đến sức khỏe. Thời gian qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca đến cấp cứu trong tình trạng bị ngất, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch... chỉ vì đã uống quá nhiều rượu thuốc. Có người do đến bệnh viện quá muộn nên đã tử vong.Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu thuốc tối đa là 20ml.
Theo Vĩnh Hà (Petro Times)
3 cách dưỡng sinh chỉ cần 1 phút/ ngày Tục ngữ nói: "Trời đến tháng 8 người tăng thêm tuổi". Vậy làm thế nào để được trường thọ? Bạn có biết phương pháp trường thọ có những cách nào? Thực ra, chúng ta chỉ cần mỗi ngày 1 vài phút để làm 3 việc dưỡng sinh sau. Tự mình mát-xa Áp lực gây tổn thương với tất cả các bộ phận của...