3 lầm tưởng lớn về COVID-19 dù thế giới đã trải qua đại dịch vài năm
Khi biến thể Omicron của SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành khắp nơi và gây ra số ca mắc và nhập viện cao kỷ lục, thế giới tiếp tục xuất hiện những hiểu lầm nghiêm trọng về COVID-19.
Theo CNBC, biến thể Omicron được giới khoa học liên tục giám sát kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào cuối tháng 11/2021. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy đặc điểm của biến thể: khả năng lây truyền nhanh hơn 4 lần so với biến thể Delta, gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó và mũi tiêm tăng cường làm tăng khả năng bảo vệ đáng kể.
Tổ chức Y tế Thế giới đã thu thập dữ liệu từ hơn 5.800 nghiên cứu về COVID-19 từ khắp nơi trên thế giới. Dù lượng dữ liệu lớn như vậy nhưng tin giả về đại dịch vẫn đang lan truyền.
Lầm tưởng 1: Vaccine không có tác dụng vì người đã tiêm vẫn mắc Omicron
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại San Antonio, Texas, Mỹ ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Đúng là những người đã tiêm phòng có thể nhiễm biến thể Omicron. Tiêm hai liều vaccine Pfizer chỉ có tác dụng bảo vệ 22,5% trước nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng do Omicron.
Nhưng quan trọng là tiêm phòng giúp giảm các triệu chứng nếu mắc bệnh, giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong. Nếu tiêm thêm mũi tăng cường, khả năng bảo vệ trước rủi ro mắc bệnh có triệu chứng sẽ tăng đáng kể: 75%.
Theo dữ liệu do tờ TIME tổng hợp, những người không được tiêm chủng chiếm tỷ lệ lớn trong số bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở các bang như Nam Carolina, Montana và Mississippi. Dữ liệu gần đây từ bang New York cho thấy rằng những người không được tiêm chủng có nguy cơ nhập viện cao hơn 13 lần so với những người đã được tiêm chủng trong bối cảnh Omicron lan mạnh ở bang vào cuối tháng 12/2021.
Tiến sĩ David Hirschwerk, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giám đốc y tế tại Bệnh viện Đại học North Shore, cho biết ông liên tục nhắc nhở mọi người rằng giá trị của vaccine là giảm ca bệnh nặng và nhập viện.
Lầm tưởng 2: Nhiễm Omicron quá nhẹ nên không nguy hiểm
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại New York, Mỹ ngày 8/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiến sĩ Shaun Truelove, một nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết ông đã thấy rất nhiều mô tả về Omicron là “siêu nhẹ” và “giống như cảm cúm”.
Mặc dù các triệu chứng của Omicron đôi khi có thể giống với bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường, nhưng tốc độ lây lan cao hơn nhiều. Nó dễ lây truyền hơn và né tránh các kháng thể hiện có tốt hơn so với các biến thể trước đó.
Nói cách khác, Omicron nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh hoặc cúm. Đó là lý do các bệnh viện trên toàn nước Mỹ đã chuyển sang chế độ khẩn cấp trong những tuần gần đây, khi đã hoạt động hết công suất.
Ông Truelove nói: “Mặc dù triệu chứng nặng như nhau nhưng nhiễm Omicron sẽ gây ra nhiều ca nhập viện và tử vong hơn cúm. Tôi nghĩ rằng mọi người vẫn tiếp tục bỏ qua điểm đó”.
Ngoài ra, Omicron vẫn là một biến thể gây bệnh COVID-19. Nếu mắc bệnh, ngay cả khi các triệu chứng nhẹ, bạn vẫn tạo điều kiện cho virus tiếp tục lây lan – và càng lây lan nhiều, đặc biệt là ở những cộng đồng chưa được chủng ngừa, thì càng có nhiều khả năng biến thể sẽ biến đổi thành một biến thể nguy hiểm khác.
Lầm tưởng 3: Vẫn còn nhiều điều chưa biết về độ an toàn của vaccine COVID-19 trong dài hạn
Đã hơn một năm kể từ khi vaccine COVID-19 lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ. Kể từ đó, gần 250 triệu người trên khắp Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Tuy nhiên, ông Sawyer cho biết phần lớn dân số chưa được tiêm chủng ở Mỹ vẫn lo ngại về những gì chúng ta có thể không biết về các loại vaccine này, đặc biệt là về độ an toàn trong lâu dài.
Ông Sawyer nói: “Chúng tôi đã tiêm hàng trăm triệu liều vaccine này, bao gồm cả ở trẻ nhỏ từ 5 đến 11 tuổi. Vì vậy, nếu có một tác dụng phụ bí ẩn nào đó xuất hiện, chúng ta sẽ thấy nó ngay bây giờ và biết về nó”.
Tác dụng phụ của vaccine trong thời gian dài là cực kỳ hiếm. Ví dụ, vaccine của J&J có nguy cơ rất nhỏ gây huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu. Vaccine mRNA của Pfizer và Moderna có thể làm tăng nguy cơ viêm cơ tim ở nam giới dưới 29 tuổi, nhưng những trường hợp đó thường nhẹ, thường tự khỏi.
Đối với ông Sawyer, lợi ích của vaccine lớn hơn rất nhiều rủi ro.
Úc xác định F1 đơn giản hơn để giảm áp lực y tế
Ngày 30-12, Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố định nghĩa chặt chẽ hơn về người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, cùng một số thay đổi về quy định xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh: REUTERS
Theo Đài 9News của Úc, ông Morrison thông báo các lãnh đạo bang và địa phương tại Úc đã đồng ý với một định nghĩa mới, thống nhất trên toàn quốc về người tiếp xúc với ca nhiễm COVID-19.
Ông Morrison đưa ra tuyên bố trên sau cuộc họp nội các vào chiều 30-12, đồng thời cho biết các quy định mới sẽ có hiệu lực ngay từ nửa đêm cùng ngày.
Theo định nghĩa mới, chỉ những người sống cùng một nhà, hoặc ở cùng người dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 4 giờ đồng hồ, mới được coi là người tiếp xúc gần (F1 như cách gọi ở Việt Nam).
"Tiếp xúc gần là tiếp xúc trong hộ gia đình, hoặc gần giống như thế, với các ca nhiễm đã được xác nhận", ông Morrison cho biết.
Theo TTXVN, tại Úc, người mắc COVID-19 đã tiêm chủng đủ 2 liều vắc xin cơ bản phải cách ly 7 ngày, tính từ ngày được xét nghiệm.
Những người này sẽ được rời khỏi nơi cách ly nếu có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính vào ngày thứ 6.
Các F1 đã tiêm chủng đủ liều cơ bản cũng phải cách ly 7 ngày. Các trường hợp tiếp xúc gần có triệu chứng sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm PCR.
Trong khi đó, F1 không có triệu chứng sẽ chỉ cần xét nghiệm kháng nguyên nhanh, và nếu có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ phải đi xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả.
Thủ tướng Morrison cũng cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, mặc dù khiến số ca nhiễm mới cao hơn.
Ông khẳng định sự thay đổi cần thiết trong cách xác định người tiếp xúc gần và các yêu cầu xét nghiệm sẽ giúp giảm đáng kể áp lực lên hệ thống xét nghiệm PCR, giúp giải phóng nhân lực trong ngành y tế để tập trung vào các ưu tiên khác trong đại dịch.
Úc quyết định nới lỏng những quy định phòng ngừa dịch bệnh trên, dù số ca nhiễm mới theo ngày của nước này lần đầu tiên vượt quá 20.000 ca.
Ngày 30-12, quốc gia này ghi nhận 21.329 ca mới, tăng mạnh từ khoảng 1.200 ca/ngày cách đây 1 tháng là thời điểm Úc phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron.
Hiện Úc có tổng cộng gần 363.000 ca bệnh, trong đó 2.225 ca tử vong vì COVID-19.
Cộng đồng mạng Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ cảnh báo sớm dịch Covid-19 tại Vũ Hán Hàng ngàn người đã chia sẻ thông điệp trên mạng xã hội để tưởng nhớ bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về các ca nhiễm virus gây Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Hai năm từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều người đã đăng bài viết tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh...