3 kiểu ngứa da không bao giờ được gãi
Ngứa da luôn thôi thúc chúng ta gãi. Cảm giác ngứa đó đôi khi rất khó chịu. Nhưng có những loại ngứa da mà gãi chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ.
Ngứa do da khô không nên gãi vì có thể gây trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng
Da khô
Một trong những lý do khiến da bị ngứa phổ biến nhất là lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, bị khô. Nguyên nhân có thể do thiếu hụt ceramide, một phân tử chất béo có chức năng giúp da giữ ẩm, theo Reader’s Digest.
Gãi khi bị da khô sẽ mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức. Tuy nhiên, cách này sẽ làm hỏng bề mặt da.
“Da của bạn sẽ xuất hiện các vết nứt và rách nhỏ, do đó có thể dẫn đến nhiễm trùng”, bác sĩ da liễu Sylvia Hsu tại Trường Y khoa Lewis Katz (Mỹ) giải thích.
Ngoài ra, những vết rách trên da khi gãi cũng có thể khiến hóa chất trong các loại dung dịch tẩy rửa, mỹ phẩm thấm vào da và gây dị ứng. Loại dị ứng này có thể trước đây bạn chưa bao giờ bị.
Cách khắc phục là hãy tắm bằng vòi sen nhưng bằng nước mát chứ không phải nước nóng. Nếu cần thiết thì có thể bôi các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm.
Video đang HOT
Mài vết thương đang lành
Vết mài đang lành có thể gây ra cảm giác ngứa và cơn ngứa này không nên gãi. Hành động gãi sẽ lại gây ra những vết trầy xước và tổn thương trên da, thậm chí là tổn thương đến các dây thần kinh đang được cơ thể chữa lành.
Nếu những dây thần kinh nhỏ trên da này bị đứt thì lại gây cảm giác ngứa thêm, bác sĩ da liễu Brian Kim tại Trung tâm Y học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho biết.
Ngoài ra, gãi nhiều và mạnh có thể lại tiếp tục làm tổn thương lớp da non, gây chảy máu, khiến da lâu lành và gây sẹo. Trong trường hợp xấu, móng tay chứa vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng khi tiếp xúc với vết thương.
Để khắc phục cơn ngứa, hãy thử dùng tinh dầu bạc hà thoa lên vết da non vì cảm giác mát mẻ trên da có thể làm dịu ngứa, các chuyên gia khuyến cáo.
Cháy nắng
Cháy nắng không chỉ khiến da bị bóng rát mà còn kèm theo cả những cơn ngứa. Cũng nhưng mọi tổn thương khác trên da, vết cháy nắng cũng kích thích phản ứng viêm của cơ thể.
Với một vết thương hay trầy xước thì không chỉ da mà các dây thần kinh ở khu vực đó cũng bị phá hỏng. Nhưng với cháy nắng, các dây thần kinh ở vùng da bị cháy nắng vẫn còn đó. Chính điều này sẽ tạo ra những cơn ngứa dữ dội.
Tất nhiên, người bị cháy nắng không nên gãi vào vùng da đang bị ngứa. Gãi có thể làm rách da, khiến da lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vì gãi, hãy dùng nhựa của lá nha đam thoa lên da hoặc thoa kem cortisone để chống viêm, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien.vn
Sau kỳ nghỉ dài, da lại "kêu cứu" vì cháy nắng và đây là những lời khuyên từ bác sĩ da liễu mà bạn nên áp dụng ngay
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho làn da.
Trong kỳ nghỉ vừa rồi hẳn có nhiều nàng vì mải vi vu mà đã quên chăm sóc da dẻ, khiến làn da bị tổn thương nặng nề, cháy nắng. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời mà không bôi kem chống nắng hoặc che chắn đầy đủ sẽ khiến da đen xạm dẫn tới cháy nắng, ửng đỏ, phồng rộp đau đớn, lột da. Vậy lúc này đây, bạn hãy nhanh chóng áp dụng quy trình "cấp cứu" tức thời để đưa làn da trở về trạng thái cân bằng, khỏe mạnh nhất.
Dưới đây là những lời khuyên chân thành từ các bác sĩ da liễu mà bạn rất cần lúc này.
1. Tắm với nước mát
Bác sĩ Gary Goldenberg, đang công tác tại Bệnh viện Mount Sinai nhấn mạnh: "Lúc này đây nước nóng sẽ khiến da bạn bị kích ứng, vì vậy hãy nhanh chóng tắm hoặc rửa mặt với nước mát để giúp làm dịu da tức thì. Nếu bạn không có điều kiện để tắm thì hãy đặt một chiếc khăn ẩm, đắp lên vùng da bị tổn thương cháy đỏ".
@irischen_style
2. Bôi kem dưỡng làm dịu
Sau khi làm dịu da với nước mát, bác sĩ Gary Goldenberg khuyên bạn nên bôi kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu da. Trong một bài viết trên website của bệnh viện Mayo Clinic, một trong những bệnh viện lớn và uy tín nhất tại Mỹ, các bác sĩ chia sẻ bạn nên chọn những loại kem làm dịu có thành phần chứa lô hội, chiết xuất đậu nành hoặc calamine. Trong trường hợp da bị cháy nắng quá nặng thì bạn có thể dùng kem dưỡng chứa hydrocortisone giúp giảm sưng đỏ, ngứa rát.
4. Uống nhiều nước
Theo bác sĩ Goldenberg, sau khi bị cháy nắng bạn cũng nên uống nhiều nước hơn so với bình thường. Vết cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến lớp da bề ngoài mà còn gây tổn thương bên trong cơ thể, việc uống nhiều nước sẽ giúp bổ sung lượng nước đã mất.
5. Đừng quên bôi kem chống nắng và che chắn da cẩn thận
Cuối cùng bác sĩ Goldenberg nhấn mạnh bạn đừng quên chăm chỉ thoa kem chống nắng để tránh việc da bị cháy nắng thêm 1 lần nữa, khiến vết thương càng nặng thêm. Nếu vết cháy nắng quá đau, bạn có thể chọn những loại kem chống nắng dạng xịt để tránh chạm tới vết thương. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm những món đồ chống nắng như áo khoác, mũ, kính...
@kim.hu1025
Nguồn: Self
Theo afamily.vn
Mẹo hồi phục, giảm đau rát do bị cháy nắng ngày hè Vết cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ thậm chí nó còn gây bỏng rát đau đớn trên da, nếu bị trầy xước thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng. Cháy nắng sẽ gây ngứa ngáy hoặc tình trạng bỏng rát thậm chí bị phổng rộp. Cơn ngứa là dấu hiệu của viêm, đó là phản ứng của cơ thể đối...