3 kiểu biến tấu bánh canh ở Sài Gòn
Bánh canh trộn, bánh canh ghẹ thố hay bánh canh cua mề phá cách có thể khiến bạn thấy ‘vui miệng’.
Quán bánh canh nằm trong hẻm trên đường Cao Thắng (quận 3) khiến thực khách tò mò bởi kiểu trộn lạ lẫm. Cách chế biến tương tự như hủ tíu khô quen thuộc, nhưng khi áp dụng lên món bánh canh trở nên khá thú vị. Sợi bánh canh sau khi luộc chín cho vào tô, rưới nước sốt chua ngọt đặc sánh rồi xếp chả quế, tôm bóc vỏ, chả lụa… rắc thêm tiêu và hành ngò cho thơm. Khi ăn, thực khách trộn đều tô bánh canh lên cho gia vị thấm đều. Vì sợi bánh canh dày và lâu thấm hơn so với kiểu ăn thông thường nhưng khi kết hợp với chén nước dùng có ốc, cua lột vỏ, huyết vị đậm đà, trông hấp dẫn thì rất vừa ăn. Bạn có thể húp riêng hoặc chan vào bánh canh đã trộn đều.
Món này phải ăn khi còn nóng để sợi bánh canh không bị dính lại mới ngon. Giá một tô thập cẩm khoảng 45.000 đồng, bán từ 7h sáng đến chiều.
Bánh canh cua mề
Cũng không khác gì các hàng bánh canh thông thường nhưng điều níu chân thực khách hơn 20 năm nay của quán bánh canh vỉa hè trên đường Minh Phụng (quận 6) là điểm thêm mề vịt dai sần sật, nhai vui miệng. Tô thập cẩm gồm đủ loại topping như thịt cua tươi lột tại chỗ, chả cá, nạc heo, da heo béo dai, giò gân móng heo mềm dễ gặm cùng với huyết – thứ đồ ăn không thể thiếu trong tô bánh canh và dĩ nhiên là món mề đặc trưng của quán. Cọng bánh dai dai, nước dùng sệt, vừa ăn có vị ngọt từ nấm hương và các loại xương hầm đậm vị.
Nguyên combo đầy đủ giá 30.000 đồng, hoặc nếu muốn ăn cua nguyên con thì giá một tô dao động khoảng 60.000 – 100.000 đồng tùy cua lớn hay nhỏ. Quán bán từ 16h đến 22h mỗi ngày, điểm trừ là vì nằm ngay sát đường nên giờ cao điểm hơi đông xe kèm khói bụi gây khó chịu.
Video đang HOT
Tiệm bánh canh ghẹ trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10) là một trong những nơi mở đầu trào lưu ăn bánh canh chấm với muối ớt xanh ở Sài Gòn, ghi điểm nhờ không gian rộng, thoáng mát, thích hợp cho cả gia đình hay nhóm bạn tụ tập.
Khách đến quán chọn ghẹ còn sống từ trong bể, có 3 cỡ nhỏ, trung, lớn tùy nhu cầu, sau đó đầu bếp chế biến tại chỗ. Bánh canh bột gạo làm ngay tại quán theo công thức và tỷ lệ riêng, sợi bánh không dai. Nước dùng nhẹ vị cà ri pha với nước dừa béo đậm vị. Khi ăn, thực khách vắt thêm lát chanh, chấm với muối ớt xanh thay vì nước mắm ớt mới đúng điệu. Thố bánh canh ghẹ nguyên con giá khoảng 55.000 – 90.000 đồng tùy kích cỡ, khách có thể gọi ghẹ thêm tùy ý. Ngoài chất lượng ghẹ ổn ra thì hương vị món ăn cũng không có gì nổi trội. Bên cạnh đó, bánh canh mực và các món chế biến từ tôm tít (bề bề) ở quán cũng khá được ưa chuộng.
Theo VnE
Về miền Tây mùa này mà ăn mấy món từ cá linh là "hết sẩy con bà bảy"
Cá linh là đặc sản mà chỉ có mỗi mùa nước nổi này mới có thôi đấy!
Miền Tây mùa nước nổi có biết bao nhiêu món ngon từ thiên nhiên. Tất cả mọi "sản vật" của đồng ruộng đều hội tụ vào dịp này nhưng có lẽ đặc sắc nhất chính là cá linh. Đây là đặc sản mà mỗi năm con nước lớn mang đến cho người dân nơi đây. Không chỉ hấp dẫn, thơm ngon mà cá linh còn đa dạng trong cách chế biến nữa đấy. Hãy cùng điểm xem món ăn từ cá linh nào được lòng người miền Tây nhất.
Canh chua cá linh
Món ăn thường thấy trong những bữa cơm gia đình ở miền Tây khi mùa nước lớn chính là canh chua cá linh. Kiểu chế biến quen thuộc nhưng lúc nào cũng được đón nhận nhiệt tình. Nét hấp dẫn nhất của món ăn này là khi kết hợp cá linh nấu cùng bông súng hay bông điên điển, dường như tất cả mọi thức quà quý của mùa lũ đã được tận dụng đủ đầy.
Cá linh cỡ bằng ngón tay được làm sạch, nấu mềm cùng với gia vị và rau. Khi ăn cứ việc cắn trọn con cá mềm mại, beo béo có chút đắng bùi từ túi mật mà tận hưởng sự giao hòa hương vị. Nước dùng chua ngọt đầy kích thích rồi cái giòn của bông súng, chút thơm thanh của bông điên điển mới hấp dẫn làm sao. Chỉ cần kể đến đây thôi cũng đủ khiến đôi hàng "nước miếng chảy" rồi.
Cá linh chiên bột
Nếu con nước chưa lớn, cá linh còn non thì người miền Tây sẽ sử dụng để chế biến thành cá linh chiên bột. Cá nhỏ được nhúng trong bột và trứng để chiên thành từng miếng tròn. Món ăn này hấp dẫn ở độ giòn tan, thơm lừng của từng thành phần kết hợp cùng nhau. Cuốn trong rau sống, bánh tráng rồi chấm cùng nước mắm là đã trọn vẹn hương vị.
Tuy không nhiều thịt nhưng do cá còn non nên xương mềm, chiên lên lại giòn rụm nhai "đã" miệng. Người miền Tây có thể dùng món cùng cơm hoặc buồn buồn thì làm thành món ăn chơi. Miếng cá nóng hổi, dung hòa cái mộc mạc của miền quê ấy vậy mà ngất ngây lòng người.
@volcano_vn
Cá linh kho lạc
Cá khi kho là món ăn đậm đà và dành cho những mâm cơm chiều ở miền sông nước. Đối với kiểu kho lạc thì người ta sẽ dùng mía hoặc nước dừa để tạo độ ngọt thanh tự nhiên. Bởi thế mà khi ăn bạn không chỉ thưởng thức cái béo thơm từ thịt cá mà còn có sự tươi ngon của nguyên liệu.
Tô cá linh kho không thể thiếu dưa leo, điên điển, bông súng... chấm cùng. Chan nước kho mà ăn cùng cơm nóng thì ôi thôi phải gọi là "cực phẩm". Nếu muốn tăng thêm độ chua kích thích thì cứ việc vắt chanh, dầm me nữa là trọn đầy hương vị.
Cá linh nướng
Muốn thưởng thức nguyên vị của cá linh thì bạn hãy thử khám phá kiểu nướng mọi. Chỉ cần rửa sạch cá rồi cho lên bếp than, khi da chuyển sang vàng nâu cháy xém là đã tạo thành món ngon. Đối với cá linh nướng, hấp dẫn nhất là khi chúng đã lớn, thịt đầy như thế thì mới có độ ngọt và ít xương nhỏ khi thưởng thức.
Người miền Tây thưởng thức cá linh nướng cùng với các loại rau đồng, rau sống như xà lách, đinh lăng, rau càng cua... rồi gói ghém chấm với mắm me. Độ dai thơm, ngọt béo của cá khi nướng hòa cùng cái giòn và chút chua chua mằn mặn trong từng thành phần mới đặc sắc làm sao. Đây là món ăn được nhiều gia đình miền này yêu thích khi mùa nước kéo về.
Theo kenh14.vn
Chè mè đen bùi thơm nức mũi Món chè dân dã, dễ làm, rất thích hợp ăn trong những buổi chiều mưa tháng 8. Nguyên liệu: - 200 gr mè đen - 50 gr bột sắn dây (bột bắp) - 100 gr đường phèn - Gừng, đậu rang - Nước dừa tươi, nước cốt dừa (tuỳ thích). Cách làm: - Mè rang cho thơm, để nguội cho vào máy xay...