3 kiểu ăn uống cần phải tránh trong mùa Covid-19
Dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Ở nhà thường xuyên cũng dễ hình thành những thói quen ăn uống không lành mạnh. Nếu kéo dài, cách ăn uống đó có thể làm tổn hại sức khỏe.
Một chế độ ăn kém lành mạnh, ít trái cây, rau củ tươi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 3 kiểu ăn uống mà mọi người cần phải tránh:
1. Không ăn trái cây, rau củ tươi
Dịch Covid-19 khiến nhiều người hạn chế đến siêu thị và chợ. Mỗi lần mua đồ, chúng ta có xu hướng mua số lượng lớn để ăn trong nhiều ngày. Cho dù nhiều loại trái cây, rau củ tươi không thể để lâu nhưng chúng ta vẫn nên mua, theo Eatthis.
Trái cây, rau củ cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng và có lợi cho sức khỏe. Ăn quá ít, thậm chí không ăn trái cây, rau củ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như thiếu chất, dễ gặp các vấn đề tiêu hóa.
2. Ăn vặt quá nhiều
Khi ở trong nhà thường xuyên, nhiều người sẽ nhận thấy họ ăn vặt cũng nhiều hơn. Mỗi lần có thể chỉ là một ít thức ăn nhưng lại ăn nhiều lần trong ngày.
Thói quen ăn uống này không lành mạnh và có thể gây tăng cân. Hơn nữa, việc ăn liên tục trong ngày sẽ khiến cơ thể khó ổn định đường huyết cũng như nồng độ một số loại hoóc môn.
Thay vì vậy, hãy tập trung vào 3 bữa ăn chính trong ngày. Nếu ăn nhẹ thì cũng chỉ ăn từ 2 đến 3 lần/ngày. Mọi người cần ưu tiên các món có nhiều chất xơ, protein và chất béo thực vật, theo Eatthis.
Video đang HOT
Với những người luôn bị thôi thúc phải mở tủ lạnh liên tục để lấy thứ ăn, hãy ngồi làm việc ở nơi tránh xa tủ lạnh. Việc thấy nơi để thức ăn trong tầm mắt cũng là yếu tố góp phần khiến chúng ta ăn vặt nhiều hơn.
3. Ăn uống theo tâm trạng
Cảm giác như lo lắng, bồn chồn, buồn chán hoặc sợ hãi có thể dẫn đến tình trạng ăn uống theo tâm trạng. Thậm chí, người mắc có thể ăn ngay cả khi không thấy đói, các chuyên gia giải thích.
Để lấy lại cân bằng, mọi người có thể áp dụng một số cách giúp thư giãn tâm trí như tập thể dục hay thử một sở thích mới, theo Eatthis.
Ngọc Quý
Mùa dịch Covid-19: CDC và các chuyên gia hướng dẫn tường tận cách xử lý thực phẩm và nấu ăn để ngăn chặn các mầm gây bệnh
Bên cạnh việc giết chết nCoV, những tổ chức y tế hàng đầu như WHO, CDC, Bộ Y tế đều khẳng định điều này giúp bạn đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn chặn nhiều loại virus, vi khuẩn đáng sợ khác.
Đến bây giờ, có lẽ nhiều người đã khá quen với việc mua sắm ở những cửa hàng tạp hóa. Bạn đang duy trì sự giãn cách xã hội, chỉ mua lấy những thứ thực sự cần thiết cho bản thân và gia đình, đảm bảo đeo khẩu trang và liên tục khử trùng tay khi đi ra ngoài, sau đó rửa sạch thêm lần nữa khi về đến nhà. Rồi sau đó, chúng ta mới có thể bỏ tất cả đống đồ tạp hóa mới mua đó ra.
Nhưng liệu đã bao giờ bạn tự hỏi, những mặt hàng cụ thể như trái cây tươi, rau củ tươi cũng như các sản phẩm ăn liền, nấu sẵn khác có thực sự an toàn? Khi ăn ở dạng tươi sống, liệu chúng có đảm bảo không bị nhiễm nCoV và có chắc chắn là khi nấu chín, loại virus này sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi có thể xâm nhập vào hệ thống cơ thể bạn?
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 liệu có thể tồn tại trên thực phẩm?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, Bộ Y tế Việt Nam..., điều mà bất cứ ai cũng cần ghi nhớ chính là "không có bằng chứng cho thấy bệnh Covid-19 có thể lây truyền qua thực phẩm". Điều đó chủ yếu là do SARS-CoV-2 chủ yếu gây ra bệnh hô hấp (không giống như các loại virus khác, như norovirus và viêm gan, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa).
Mối quan tâm lớn nhất liên quan giữa Covid-19 và an toàn thực phẩm, theo CDC, phụ thuộc nhiều vào vệ sinh chung hơn là thực phẩm bị ô nhiễm.
"Virus corona nói chung và nCoV nói riêng thường được lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn trong quá trình hô hấp", WHO cũng như CDC và các tổ chức y tế đồng loạt khẳng định. Ít gặp hơn thì một người có thể nhiễm Covid-19 bằng cách chạm vào bề mặt hoặc vật thể bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình, từ đó dẫn đến khả năng nhiễm bệnh.
Mối quan tâm lớn nhất liên quan giữa Covid-19 và an toàn thực phẩm, theo CDC, phụ thuộc nhiều vào vệ sinh chung hơn là thực phẩm bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong 20 giây trước khi chuẩn bị đồ ăn cũng như ăn thực phẩm, bên cạnh việc rửa tay sau khi hắt hơi, sử dụng phòng tắm...
Tổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong 20 giây trước khi chuẩn bị đồ ăn cũng như ăn thực phẩm.
Nhìn chung, SARS-CoV-2 không được coi là có nguy cơ lây nhiễm trên bề mặt thực phẩm nói chung. CDC cho hay: "Nói chung, do khả năng sống sót kém của của chủng coronavirus trên bề mặt nên nguy cơ lây lan từ các sản phẩm thực phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc một vài tuần ở nhiệt độ môi trường, dù là môi trường lạnh, cũng rất thấp".
Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không đề cao cảnh giác nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn từ việc ăn uống. Các tổ chức y tế đều khuyến nghị thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm như tách thịt sống ra khỏi những loại thực phẩm khác, luôn bảo quản lạnh với các thực phẩm dễ bị hỏng, nấu thịt ở nhiệt độ phù hợp đảm bảo ăn chín. Với trái cây và rau, hãy đảm bảo rửa sạch chúng càng sớm càng tốt trước khi ăn bằng nước sạch, tuyệt đối không được dùng thêm hóa chất tẩy rửa vì nguy cơ mắc bệnh, ngộ độc không mong muốn.
Liệu nấu chín thực phẩm là sẽ giết chết nCoV?
Chia sẻ trên Health, BS Sheldon Campbell (nhà nghiên cứu bệnh học Yale, là phó giám đốc của Phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng của Yale) nhận định thêm một lần nữa, nCoV không có mầm bệnh từ thực phẩm. Mặc dù vậy vẫn nên nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo giảm bất cứ lượng virus, vi khuẩn nào trên thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày cũng như mùa dịch.
Nên nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo giảm bất cứ lượng virus, vi khuẩn nào trên thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày cũng như mùa dịch.
BS Urvish Patel (cố vấn y tế cho eMediealth) giải thích thêm, nhiều loại virus nói chung nhạy cảm với nhiệt độ, trong đó nCoV nói riêng cũng không ngoại lệ. Chúng có xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn hơn ở nhiệt độ cao. Tất nhiên, vì SARS-CoV-2 còn quá mới, nên không có dữ liệu hoặc nghiên cứu hiện tại nào chứng minh rõ ràng điều này. "Tất cả các biện pháp nên được quan tâm khi ăn uống trong mùa dịch chính là xem xét các hướng dẫn tiêu chuẩn cho nấu ăn." Theo CDC, những hướng dẫn nhiệt độ bên trong thực phẩm dưới đây để nấu ăn, không chỉ ngăn chặn sự phát triển của virus mà cả vi khuẩn trên thực phẩm:
62 độ C: Những món ăn chế biến liên quan đến thịt bò, lợn, bê, cừu.
71 độ C: Thịt xay như thịt bò, thịt lợn.
74 độ C: Các loại thịt gia cầm, bao gồm gà xay và gà tây.
74 độ C: Thức ăn thừa hâm nóng lại và thịt hầm.
62 độ C: Giăm bông tươi sống.
62 độ C: Chế biến cá vây hoặc nấu cho đến khi thịt chuyển màu trắng đục.
Một điểm quan trọng khác bất cứ ai cũng cần nhớ khi ăn uống trong mùa dịch Covid-19 là đừng chủ quan nghĩ đến việc làm chín thực phẩm là đủ. Giới chuyên gia khuyến cáo, bạn cần bắt buộc làm lạnh thực phẩm trong vòng 2 giờ sau khi chế biến (giảm xuống còn 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32 độ C). Nhìn chung, hãy ghi nhớ phạm vi nhiệt độ từ 4 độ C - 60 độ C được coi là "vùng nguy hiểm" vì thức ăn "ở nhiệt độ không an toàn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của virus, vi khuẩn".
Tiểu Nguyễn
Quầy đồ miễn phí tại Mỹ: 'Để người khó khăn biết họ không đơn độc' Một gia đình Mỹ truyền cảm hứng cho dân mạng khi dựng quầy đồ miễn phí để chia sẻ nhu yếu phẩm cùng mọi người trong mùa dịch. Nhằm chung tay giúp đỡ cộng đồng vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, gia đình Terry Uribe Gall (Mỹ) đã dựng một quầy đồ miễn phí trước nhà. Đồ hộp, bánh kẹo...