3 kịch bản đối với Nga “hậu” trưng cầu dân ý ở Crimea
Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đã kết thúc, với gần 96% cử tri đồng ý sáp nhập vào Nga. Dưới đây là 3 kịch bản liên quan đến tương lai của nước Cộng hòa tự trị này.
1. Khả năng cao: Crimea đề nghị, Nga không vội vã
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là điều có thể đã đoán biết được từ trước. Tuy nhiên, khi mà người dân Crimea hướng về một sự sáp nhập chính thức với nước Nga, Tổng thống Vladimir Putin không có lý do gì để vội vàng. Trong trường hợp này, Nga có thể sẽ áp dụng lại những gì từng diễn ra ở Nam Ossetia và Abkhazia, hai thực thể tuyên bố tách khỏi Gruzia hồi năm 2008 mà không làm thay đổi thực trạng chính thức của các khu vực này. Crimea với một quy chế pháp lý “lấp lửng” có thể sẽ phù hợp với nước Nga. Nó sẽ cho phép Tổng thống Putin buộc phương Tây tiếp tục phải đoán định và khó khăn trong quyết định cấm vận chống Nga; đồng thời nó vẫn duy trì khả năng gây khó cho chính quyền Kiev.
Người dân Crimea vui mừng sau khi có thông tin về kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: AFP/TTXVN
2. Khả năng trung bình: Nga sáp nhập Crimea
Quốc hội Nga đã bắt đầu tiến trình pháp lý hướng đến việc sáp nhập Crimea. Nếu sáp nhập, Tổng thống Putin sẽ là vị lãnh đạo đầu tiên kể từ thời Stalin mở rộng lãnh thổ nước Nga. Việc sáp nhập này cũng sẽ là một chiến thắng của Nga trước phương Tây. Nhưng mặt khác, sự kiện này cũng buộc Nga phải có trách nhiệm với 2 triệu người dân Crimea, cùng với một cơ sở hạ tầng yếu kém ở vùng đất này. Sáp nhập ngay cũng sẽ đẩy phương Tây đến việc thực hiện các biện pháp cấm vận chống Moskva như đã từng tuyên bố.
Video đang HOT
3. Khả năng thấp: Sẽ lại có những Crimea khác ở đông Ukraine
Kết quả cuộc bỏ phiếu đã rõ. Câu hỏi còn lại là: Liệu Nga sẽ tiếp tục nhân rộng những “Crimea” khác ở miền đông Ukraine. Một bước đi mở rộng như vậy ít có khả năng xảy ra. Điện Kremlin tuyên bố, không có kế hoạch đưa quân đến miền đông Ukraine. Bên cạnh đó, Moskva còn phải tính đến phản ứng của phương Tây.
Theo Báo Tin tức
Crimea tuyên bố độc lập, xin sáp nhập vào Nga
Chính quyền nước Cộng hòa tự trị Crimea vừa tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi Ukraina, đồng thời chính thức nộp đơn xin sáp nhập vào Liên bang nga.
Tuyên bố độc lập xuất hiện trên trang web của Hội đồng Tối cao Crimea (tức nghị viện) hôm 17/3.
"Nước Cộng hòa Crimea muốn xây dựng quan hệ với các nước khác dựa trên sự bình đẳng, hòa bình, hợp tác thân thiện song phương và những nguyên tắc chung khác về hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước. Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các nước khác công nhận Crimea là một quốc gia độc lập", Quốc hội Crimea tuyên bố.
Chính quyền Crimea cũng tuyên bố họ sẽ quốc hữu hóa toàn bộ tài sản thuộc sở hữu Ukraina.
"Các đơn vị vũ trang Ukraina trên bán đảo sẽ giải tán, nhưng quân nhân có thể sống ở đây", ông Vladimir Konstantinov, chủ tịch nghị viện Crimea, nói.
Thủ tướng Crimea, ông Sergei Aksyonov, thông báo đồng hryvna vẫn là tiền tệ chính thức tại Crimea, nhưng ruble của Nga sẽ trở thành tiền tệ chính thức thứ hai của bán đảo từ tuần sau.
"Quá trình sáp nhập Crimea vào Nga sẽ diễn ra trong khoảng một năm. Chúng tôi vẫn muốn duy trì quan hệ kinh tế với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Ukraina", ông Aksyonov nói.
Hội đồng Tối cao Crimea tuyên bố độc lập sau khi kết quả trưng cầu dân ý hôm 16/3 cho thấy 96,77% cử tri muốn bán đảo trở thành một phần của Nga.
Phát biểu trên truyền hình, ông Mikhail Malyshev, người đứng đầu ủy ban trưng cầu dân ý Crimea, cho biết: "Kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy 96,77% người dân Crimea ủng hộ trở thành một phần của nước Nga".
Một phái đoàn gồm các nhà lập pháp Crimea sẽ tới Moscow để thảo luận về cách thức gia nhập Liên bang Nga.
Người dân tập trung trên quảng trường ở trung tâm thành phố Sevastopol vào sáng sớm ngày 17/3 để chào mừng viễn cảnh bán đảo Crimea trở thành một phần của Nga. Ảnh: AP
Ông Sergei Neverov, Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga, nói với hãng thông tấn Interfax: "Kết quả cuộc trưng cầu dân ý chỉ rõ người dân Crimea chỉ thấy tương lai của họ là một phần của nước Nga". Trong khi đó, Reuters dẫn lời tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ tôn trọng nguyện vọng của người dân Crimea.
Theo quy trình, kiến nghị của người dân Crimea về mong muốn gia nhập Nga sẽ được trình lên Tổng thống Putin. Nếu chấp thuận nó, ông chủ điện Kremlin sẽ trình nó lên Duma quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng liên bang (Thượng viện). Họ sẽ soạn thảo một hiệp ước giữa Nga và nhà nước mới ở Crimea để hiện thực hóa kiến nghị của người dân.
Theo hiệp ước, chính quyền hai bên có thể thiết lập một giai đoạn chuyển tiếp nhằm đồng bộ nền kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống luật pháp Crimea vào Nga. Sau đó, Tòa án Hiến pháp Nga sẽ xác minh hiệp ước trước khi trình nó lên Quốc hội.
"Tôi không nghĩ Quốc hội gặp khúc mắc gì với hiệp ước. Chúng tôi sẵn sàng phê quẩn các quyết định pháp lý càng nhanh càng tốt. Duma quốc gia Nga sẽ thông qua dự luật cho phép bán đảo Crimea trở thành một phần của Ukraina trong "tương lai rất gần", ông Neverov nói với kênh truyền hình Rossiya 24.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea đã đẩy mối quan hệ Nga - phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Thủ tướng Canada, ông Stephen Harper, cáo buộc cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea diễn ra dưới sự chiếm đóng quân sự của Nga và kết quả của nó bất hợp pháp. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Theo ông Harper, Canada đang làm việc với các nước khác nhằm đưa ra phương thức trừng phạt Nga.
Thủ tướng Harper sẽ tới Kiev vào ngày 22/3 tới để thảo luận chương trình hỗ trợ chính phủ Ukraina. Nhật Bản cũng phản đối trung cầu dân ý ở Crimea và kêu gọi Nga không "thôn tính" bán đảo.
Theo Zing
Nga có dang rộng vòng tay đón Crimea? Tờ "Báo Nga" cho biết tình hình bán đảo Crimea tương đối yên bình và người dân có một tâm trạng chung, được thể hiện chỉ bằng hai từ, theo tiếng Nga có nghĩa là "Trở về mái nhà Nga!" Quả thật, có thể thấy tâm lý người dân trên bán đảo dường như vẫn luôn coi mình là người Nga, là công...