3 khu vực ở phía Đông Tp.HCM vừa được đề xuất quy hoạch lại như thế nào?
Nhằm thuận tiện cho việc kêu gọi đầu tư, xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Tp.HCM, 3 khu vực gồm Linh Trung, Trường Thọ và Tam Đa vừa được đề xuất quy hoạch lại.
TP.HCM mới đây đã đề xuất thành lập “Thành phố phía Đông”, xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP, là động lực phát triển kinh tế trong 10 năm tới của TP, tích hợp ba lợi thế của ba quận 2, 9 và Thủ Đức.
Việc quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác phía đông thành phố cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt . TP Phía Đông hình thành có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn một triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2.
TP.HCM dự kiến lập Thành phố Phía Đông sáp nhập 3 quận gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức
Để phát triển TP phía Đông trở thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Tp.HCM vừa kiến nghị TP điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/2000 đối với 3 khu vực thuộc khu đô thị sáng tạo, nhằm sớm thực hiện các dự án ở khu vực này. Theo đó, 3 khu vực sẽ được quy hoạch lại gồm: Khu vực Linh Trung, Khu Trường Thọ và Khu vực Tam Đa.
Trung tâm công nghệ giáo dục và công nghệ cao
Khu vực Linh Trung thuộc quận Thủ Đức. Khu vực này hiện nay quỹ đất phần lớn là đất công do Đại học Nông Lâm và Công ty Cấp nước thành phố (Sawaco) quản lý. Hiện trạng kiến trúc công trình còn thưa thớt, không nhiều công trình kiên cố với khoảng 3,5ha. Nên việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực này sẽ tạo thuận tiện cho việc kêu gọi đầu tư các dự án.
Theo ý tưởng quy hoạch lại khu Linh Trung sẽ được kết nối thuận tiện với Khu Đại học Quốc gia Tp.HCM (hơn 643ha), hướng tới trở thành trung tâm công nghệ giáo dục và Khu Công nghệ cao TP HCM (Trung tâm Sản xuất tự động).
Video đang HOT
Khu đô thị Đại học Quốc gia Tp.HCM
Dự kiến điều chỉnh cục bộ 4 ô phố thuộc phường Linh Trung, với tổng diện tích khoảng 28ha. Việc điều chỉnh này phù hợp với chủ trương, ý tưởng quy hoạch, phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông, tạo thuận lợi để kêu gọi đầu tư các dự án.
Sau điều chỉnh, khu vực này có chức năng kết nối, hỗ trợ cho 2 khu vực trung tâm của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao, có thể hình thành một trung tâm đổi mới và hỗ trợ khởi nghiệp.
Phía Đông quy hoạch thành khu đô thị sáng tạo
Đô thị tương lai – Trường Thọ
Khu vực thứ hai được đề xuất quy hoạch lại là Trường Thọ thuộc quận Thủ Đức. Có 3 ô đất ký hiệu A1, A2 và A5 thuộc phường Trường Thọ, quy mô diện tích khoảng 8ha sẽ được quy hoạch lại. Khu đất này thuộc đồ án quy hoạch khu đô thị mới thuộc phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức đã được UBND TP phê duyệt năm 2015.
Khu đất có 4 hướng tiếp giáp: Xa lộ Hà Nội, rạch (cảng Phước Long); khu đất thấp tầng A6; khu công viên cây xanh A4 và khu đất hỗn hợp A3; đường giao thông số 1 hiện hữu (lộ giới 30 m).
Khu đất này hiện trạng là Nhà máy Thép Thủ Đức, có vị trí đắc địa để phát triển khu đô thị mới với lợi thế giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt. Sau điều chỉnh quy hoạch, đây sẽ là một khu đô thị thông minh thu nhỏ, tích hợp công nghệ tiên tiến vào mọi hình thức cuộc sống hằng ngày.
Khu vực này cũng đã có quy hoạch xây dựng một khu đô thị có quy mô khoảng 30ha (tên thương mại dự án là River City), gồm khu đất cảng ICD Sotrans hơn 10ha của STG; khu đất nhà máy Công ty CP Thép Thủ Đức VNSTEEL; khu đất 10,6ha hiện là Trạm nghiền Thủ Đức chi nhánh Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (Mã CK: HT1) và khu đất 0,8ha hiện là văn phòng và nhà xưởng của Công ty Vận tải Hà Tiên.
Ngoài ra, nơi đây còn là không gian công cộng kết hợp với hệ thống dữ liệu 4.0, với sự tập trung đặc biệt vào ứng dụng sáng tạo trong các ngành nghệ thuật, giải trí.
Trung tâm công nghệ sinh thái – Tam Đa
Tổng diện tích khu vực được đề xuất quy hoạch lại là 25ha. Khu đất hiện trạng đang là quỹ đất an ninh quốc phòng quân sự thuộc đồ án quy hoạch khu dân cư Tam Đa, phường Trường Thọ và Trường Thạnh thuộc Quận 9, đã được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2015. Khu đất này có vị trí tiếp giáp với các kênh rạch, sông và đường Tam Đa hiện hữu.
Sau khi điều chỉnh quy hoạch sẽ trở thành trung tâm khu vực trọng điểm Trung tâm công nghệ sinh thái.
TP đã giao hơn 18,2ha đất cho Bộ Tư lệnh thành phố đầu tư Trung tâm Huấn luyện chiến sĩ mới – Tiểu đoàn 2; nay đã dời về khu vực cù lao Cói (thuộc phường Long Phước, quận 9), nên cũng thuận lợi cho việc điều chỉnh quy hoạch. Khu vực này dự kiến là nơi tạo cơ hội phát triển cho toàn Khu đô thị sáng tạo.
6 trung tâm quan trọng của TP phía Đông
Ý tưởng quy hoạch của một công ty từ Mỹ được UBND Tp.HCM trao giải nhất về quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía Đông cuối năm ngoái, thể hiện khu vực này sẽ có 6 trung tâm quan trọng: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và Khu đô thị tương lai Trường Thọ.
Quận 2, 9 và Thủ Đức cần được tổ chức thống nhất thành một cơ quan hành chính duy nhất, theo mô hình chính quyền đô thị để điều phối phát triển.
Mới đây, tại buổi làm việc với Tp.HCM hồi đầu tháng 5, Thủ tướng cho biết ủng hộ chủ trương sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức thành một đơn vị hành chính mới và Đề án lập thành phố phía Đông để trình Trung ương xem xét.
FPT Retail: Mở mới 220 nhà thuốc Long Châu, kỳ vọng doanh thu mảng dược phẩm sớm đạt 5.000 tỷ đồng
FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng trong năm 2020, kỳ vọng mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu trong 3-4 năm tới.
Mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của FRT, kỳ vọng ở mức 5.000 tỷ đồng trong 3-4 năm tới
Chiều ngày 28/5, tại Tòa nhà FPT Tân Thuận (Q.7, TP.HCM), Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Đại hội đã thông qua các mục tiêu cơ bản và sẵn sàng chinh phục những cột mốc mới.
Theo báo cáo của Ban lãnh đạo Công ty, năm 2019, công ty đạt doanh thu 16.634 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2018. Đáng chú ý, doanh thu online đạt mức 3.899 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 23,4% tổng doanh thu của công ty, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 278 tỷ đồng, giảm 36%.
Những tháng đầu năm 2020, dich bệnh Covid-19 lan rộng, tác động mạnh và đa chiều tới các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, FPT Retail đã nhanh chóng thích ứng, tìm kiếm cơ hội trong thách thức và thu về một số kết quả khả quan trong quý I.
Cụ thể, doanh thu đạt 4.093 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 47 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với quý IV/2019. Doanh số Long Châu đạt 239 tỷ đồng tăng 20% so với quý 4 năm 2019, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2019.
Do đó, năm 2020, FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 15.320 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 220 tỷ đồng. Đặt trong bối cảnh vừa phải đương đầu khó khăn, vừa phải phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19, đây là kế hoạch đã được công ty cân đối và tính toán kỹ lưỡng.
Mục tiêu lớn của FPT Retail trong năm 2020 là đẩy mạnh kinh doanh dược phẩm. Sau khi tìm được công thức thành công cho chuỗi Long Châu, trong năm 2020, FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng và gia tăng độ phủ sóng ra toàn quốc.
Ngành bán lẻ dược phẩm phân chia thành ba kênh, gồm: kênh bệnh viện, kênh phòng khám và kênh nhà thuốc. Do đó, FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán lẻ dược phẩm qua nhà thuốc trong 3 - 4 năm tới, mảng dược sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của công ty ở mức khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo khảo sát, FPT Retail đánh giá dược phẩm là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong dài hạn và công ty tin tưởng rằng sự lớn mạnh của công ty sẽ đi theo 'sự bùng nổ' của ngành này trong thời gian tới.
Trong kế hoạch dài hạn, FPT Retail định hướng phát triển mảng dược phẩm một cách quy hoạch và kiểm soát bài bản giống như việc vận hành hệ thống bán lẻ sản phẩm kỹ thuật số của công ty.
Công ty sẽ tập trung xây dựng mảng hậu cần logistic, tăng số lượng nhà thuốc, phát triển đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý và chuyên môn để tăng hiệu quả hoạt động.
Với ngành dược, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chính vì thế, thị trường dược phẩm ở Việt Nam được xem là khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%. Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường Ken Research cũng dự báo doanh số thị trường dược phẩm tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2020 - 2022, cụ thể là từ 7,6 tỷ USD lên 10,1 tỷ USD.
Lập thành phố phía Đông Tp.HCM tác động như thế nào đến thị trường bất động sản? BĐS khu Đông Tp.HCM đã được hưởng lợi lớn từ việc phát triển hạ tầng giao thông ở khu vực này, nay lại có thêm chủ trương sáp nhập 3 quận gồm Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức để lập thành phố trực thuộc Tp.HCM sẽ càng làm thị trường khu vực này thêm sôi động. Thị trường BĐS Tp.HCM trong 2...