3 động tác yoga cực kì đơn giản mà nhân viên văn phòng nhất định nên thử
Ngồi làm việc ở văn phòng cả ngày sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Hãy tập Yoga mỗi ngày để chống lại các tác động xấu đến cơ thể, không chỉ giúp bạn xua tan cơn đau nhức mà còn khiến tâm trí bạn bớt căng thẳng hơn.
Ba tư thế tập Yoga sau đây là những bài tập đơn giản phù hợp với tất cả mọi nguời. Đặc biệt là với những nhân viên văn phòng có tính chất công việc ít vận động cơ thể. Hãy bắt đầu với ba tư thế tập Yoga này mỗi ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh hơn.
1. Tư thế cúi đầu
Thực hiện tư thế này cơ thể bạn được thư giãn và các cơ cũng được duỗi ra sau ngày dài làm việc. Động tác này cũng giúp bạn tăng cường thể lực ở cổ tay, vai và cơ bụng. Bài tập sẽ mở rộng hai vai, duỗi thẳng xương cột sống và gân kheo. Vì đầu ở dưới tim, động tác đảo ngược nhẹ này sẽ giúp máu chảy nhiều tới não, giúp tạo cảm giác dịu nhẹ.
Hướng dẫn: Tạo tư thế 4 chân, di chuyển hai tay về phía trước. Gập hai mũi chân lại và nâng hông lên về phía sau để duỗi thẳng xương cột sống. Ấn mạnh hai tay xuống, căng cứng hai tay ngoài và duỗi thẳng hai đùi trên về phía sau.
2. Tư thế chim bồ câu
Việc ngồi quá lâu có thể dẫn đến hông bị bó chặt, nhưng động tác yoga này có thể giúp cho phần hông được mở ra và thư giãn.
Ảnh: iStock
Video đang HOT
Hướng dẫn:
Bắt đầy với tư thế chống đẩy, lòng bàn tay thẳng với vai.Đặt đầu gối bên trái trên sàn gần với vai và gót chân ở hông phải.Hạ thấp cánh tay và chân phải duỗi thẳng sao cho mu bàn chân chạm sàn.Hóp bụng và ép chặt các cơ vùng xương chậu. Và trở lại vị trí chống đẩy và rút dần chân trái về vị trí ban đầy, thực hiện với chân phải.
3. Tư thế tấm ván
Tư thế tấm ván giúp tăng cường các cơ xung quanh côt sống, giúp cải thiện tư thế của bạn.Thực hành tư thế tấm ván trong vài phút sẽ giúp bạn có sức chịu đựng tốt hơn, hệ thần kinh cũng được cải thiện.
Ảnh: iStock
Hướng dẫn:
Bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt. Hít vào thật sâu và đẩy thân về phía trước sao cho cánh tay vuông góc với sàn, 2 vai thẳng phía trên 2 cổ tay, thân song song với sàn nhà. Nhấn 2 tay xuống sàn, mở rộng bàn tay. Phía trên đùi hướng lên sàn nhà, đảm bảo xương đòn hướng xuống sàn. Nhẹ nhàng thả lỏng cổ, mắt hướng xuống sàn.
Tư thế tấm ván là một trong những vị trí trong chuỗi chào mặt trời truyền thống. Hoặc bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể thực hiện tư thế này từ 30s đến 1 phút.
Bác sĩ ơi: Vì sao ít vận động lại bị đau lưng, đau xương khớp?
Thời gian gần đây, do làm việc nhiều nên tôi ít ra ngoài vận động, không tập thể dục thể thao đều đặn thì lại thường bị đau lưng, đau xương khớp.
Giữ cho cơ thể được vận động điều độ để phòng tránh đau xương khớp - ẢNH MINH HỌA: NGỌC THẮNG
Xin hỏi bác sĩ vì sao vậy? Có cách giảm đau lưng, đau xương khớp nào đơn giản, có thể áp dụng tại nhà không? Đề phòng bệnh đau lưng, xương khớp như thế nào? ( Ngô Minh Hải, ngụ TP.HCM)
Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Giám đốc phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare (TP.HCM): Nếu muốn có hệ cơ xương khớp khỏe mạnh thì cơ thể phải được vận động thường xuyên và phù hợp. Khi bạn ít vận động hơn bình thường, cơ và khớp sẽ có khuynh hướng cứng lại và dễ xảy ra chấn thương ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày. Cúi người để nhặt một cái gì đó hoặc rửa chén đĩa cũng có thể dễ dàng dẫn đến căng cơ, điều mà hiếm khi xảy ra lúc bình thường.
Các bài tập thể dục, căng giãn cơ tại nhà rất có ích nhưng lại rất ít người có thói quen tập hoặc đơn giản là không biết phải làm như thế nào.
Tất cả những yếu tố kể trên dẫn đến chức năng vật lý trong cơ thể hoạt động không đúng và gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở những vùng chịu áp lực nhiều như lưng và cổ.
Cụ thể, hai nhóm người dễ bị đau nhức khi ít vận động là người già và nhóm nhân viên văn phòng.
Với người già, hệ cơ xương khớp của họ vốn không còn được cứng cáp, dẻo dai nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đau nhức. Do đó, những người trong độ tuổi 50 trở lên cần đặc biệt lưu ý.
Còn với nhân viên văn phòng, vấn đề chính là nhiều người thường có tư thế sai khi làm việc.
Những cách giúp giảm đau lưng, xương khớp tại nhà
Trường hợp đau nhẹ, cách tốt nhất để làm dịu triệu chứng tại nhà là chườm lạnh. Bằng cách: đặt một túi chườm hoặc nước đá bọc trong khăn tay lên khu vực bị đau 10 - 15 phút, lặp lại mỗi 2 giờ. Cách này sẽ giúp giãn cơ bắp, giảm viêm và làm tê liệt phản xạ đau của cơ thể.
Ngoài ra, căng giãn cơ nhẹ nhàng cũng có tác dụng làm hệ thần kinh thư giãn một chút.
Trường hợp bị đau nặng, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, có thể ngay cả những cơ đau nhẹ cũng là dấu hiệu cảnh báo của những chứng bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe xương khớp. Vì vậy, tốt nhất vẫn là được sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ khi bạn gặp vấn đề đau lưng, xương khớp.
Phòng tránh đau lưng, đau xương khớp
Để phòng tránh đau lưng, đau xương khớp, điều quan trọng nhất là giữ cho cơ thể được vận động điều độ và tránh các thói quen sinh hoạt không tốt. Cụ thể:
Khi làm việc nhà, tránh giữ một tư thế quá lâu. Không cúi gập, xoay người đột ngột để nhặt đồ, lau nhà, khiêng vác vật nặng. Cố gắng sử dụng nhóm cơ lớn như cơ đùi thay vì cơ lưng.
Hạn chế cúi đầu xem điện thoại quá lâu.
Với nhân viên văn phòng nên bố trí khu vực làm việc phù hợp. Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, nếu sử dụng laptop nên trang bị thêm bàn phím rời để giảm áp lực cho tay. Hạn chế tuyệt đối nằm làm việc.
Chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp.
Đừng quên dành ra 10 - 15 phút tập căng giãn cơ hằng ngày để phòng tránh đau lưng, đau xương khớp.
Dân văn phòng bỏ ngay thói quen này để tránh bệnh xương khớp nghiêm trọng Những thói quen hàng ngày vô tình có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp khiến dân văn phòng thường hay bỏ qua. Những thói quen cực có hại cho bệnh xương khớp Bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ quá mức Rất nhiều người thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ...