3 doanh nghiệp đến từ Thung lũng Sillicon Hoa Kỳ tìm hiểu đầu tư vào Đà Nẵng
3 doanh nghiệp đến từ Thung lũng Sillicon Hoa Kỳ là Vector Fabrication Inc., Silicon Valley Force Integration Inc., và Artnet Protech Inc., mong muốn tìm hiểu đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ đến tìm hiểu đầu tư vào thành phố. Ông Quang Lương, CEO kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vector Fabrication Inc., (Milpitas, California) làm Trưởng đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết 3 doanh nghiệp đến từ Thung lũng Sillicon Hoa Kỳ là Vector Fabrication Inc., Silicon Valley Force Integration Inc., và Artnet Protech Inc., với mong muốn tìm hiểu về các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Công ty Vector Fabrication Inc., được thành lập vào năm 1995 tại Hoa Kỳ, Vector Fabrication Inc. là phiên bản mở rộng của Tập đoàn Kĩ thuật KML – công ty tiên phong cho ngành công nghiệp bảng mạch in điện tử. Công ty là một trong những nhà sản xuất bảng mạch in điện tử tốt nhất ngành, cung cấp sản phẩm cho rất nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Logitech, Maxim Integrated, Analog Device, Tesla Motor… Cùng với nhà máy đang hoạt động tại Khu công nghiệp Bình Dương chủ yếu nghiên cứu và phát triển, công ty Vector Fabrication Inc. có dự định mở thêm một cơ sở mới tại Việt Nam tập trung vào sản xuất.
Ông Hồ Kỳ Minh tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Công ty Silicon Valley Force Integration Inc., có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất bảng mạch pin điện tử và vi mạch bán dẫn cùng nhiều đối tác lớn trên toàn cầu, công ty đang tìm hiểu cơ hội đầu tư một nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Video đang HOT
Trong khi đó Công ty Artnet Protech Inc, chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bảng mạch in điện tử chất lượng cao cho hầu hết các công ty lớn ở Mỹ trong nhiều năm, Artnet Protech Inc có dự định mở một trung tâm sản xuất, bảo hành và nâng cấp phần mềm cho sản phẩm tại Việt Nam.
Ông Quang Lương thông tin, 3 công ty mong muốn đầu vào Khu công nghệ cao để hình thành một nhóm 3 nhà máy hoạt động liên kết trong chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm, trên diện tích 7-10 ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu từ 50-70 triệu USD.
Tập đoàn UAC đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh cho biết, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là một trong ba Khu công nghệ cao của Việt Nam, và là Khu công nghệ cao có điều kiện hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại. Hiện nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành hạ tầng, sẵn sàng chào đón nhà đầu tư; bên cạnh đó, thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng rất thuận lợi, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng. Ông Hồ Kỳ Minh cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Hòa Kỳ đầu tư và Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Theo Đầu Tư
Sợ thua Trung Quốc trong cuộc chiến 5G, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thiên vị Qualcomm
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa đưa ra một động thái mới nhất trong vụ kiện chống độc quyền của Ủy ban Thương mại (FTC) với Qualcomm.
Trước đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã đâm đơn kiện Qualcomm ra tòa vì cho rằng Qualcomm lạm dụng chiến lược cấp phép bằng sáng chế, gây tổn hại đến lợi ích của các đối thủ cạnh tranh chip, nhà sản xuất điện thoại di động và người tiêu dùng - điều này đồng nghĩa với việc đã vi phạm luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Vụ kiện được đưa ra xét xử vào tháng 1 và đang chờ phán quyết của tòa án liên bang ở Califonia.
Logo của Qualcomm được chụp trong Đại hội Thế giới Di động ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 27/2/2018.
Theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Thẩm phán bang Califonia tổ chức một phiên điều trần nhằm đưa ra các quyết định hợp lý trong vụ kiện này. Qualcomm có thể sẽ phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm chống độc quyền của mình nhưng các biện pháp trừng phạt Qualcomm phải hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến các chính sách công cộng.
Cụ thể, Bộ Tư pháp cho biết bất kỳ hình phạt nào mà Thẩm phán đưa ra không được cản trở đến quá trình xây dựng mạng 5G của Mỹ. Hành động này của Bộ tư pháp Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia đang chạy đua xây dựng mạng 5G, thế hệ mạng mới nhất dự kiến nhanh hơn tới 100 lần so với mạng 4G. Trong cuộc đua này, nếu như Trung Quốc có Huawei, Hàn Quốc có Samsung thì Mỹ sẽ phải cần đến Qualcomm bởi Intel vừa tuyên bố rút khỏi thị trường chip 5G cho điện thoại di động.
Ảnh: iPhoneFirmware
Có vẻ như trước cuộc đua xây dựng mạng 5G, Mỹ đang hết sức ưu ái thậm chí đặt kỳ vọng lớn vào Qualcomm. Một quốc gia luôn đi đầu về mọi thứ chắc chắn không muốn mình bị thua Trung Quốc hay Hàn Quốc trong cuộc đua công nghệ cao này.
Qualcomm và Bộ Tư pháp hiện vẫn chưa có bình luận nào cho động thái này. FTC đã kiện Qualcomm hơn hai năm trước về các cáo buộc Qualcomm từ chối cấp bằng sáng chế cho các đối thủ cạnh tranh như Intel và Samsung, điều này trái với luật chống độc quyền của họ.
Trong những năm qua, nhiều chính phủ ở các quốc gia và khu vực khác nhau đã đệ trình các cuộc điều tra chống độc quyền hoặc kiện cáo chống lại Qualcomm, cáo buộc Qualcomm lạm dụng ưu thế thị trường và thu phí bằng sáng chế viễn thông quá mức.
Theo Reuters
Giải mã lý do giúp Huawei trở thành một công ty sáng tạo, vượt cả Apple Mặc dù được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Ở Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và New Zealand, các nhà mạng không được cấp phép sử dụng thiết bị của Huawei để xây dựng trạm 5G của họ. Nguyên nhân được cho là bởi...