3 điều cần nhớ khi gặp người bị điện giật
Theo BS Tản, mùa mưa nguy cơ điện giật rất lớn vì vậy bất cứ ai cũng phải nhớ cách sơ cứu điện giật đó là ấn tim ngoài lồng ngực để cứu nạn nhân khỏi nguy cơ tử vong.
Nguy kịch vì điện giật
Trường hợp của bệnh nhân T.P. H. (36 tuổi) có địa chỉ tại P. Xuân Khánh – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ, bị điện giật ngã bất tỉnh khi đang dùng máy hàn để hàn sắt tại nhà. Anh H. nhanh chóng được đưa vào Khoa Hồi sức cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ trong tình trạng ngừng tim ngừng thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được kíp trực Hồi sức cấp cứu khẩn trương hồi sức tim phổi: ép tim ngoài lồng ngực, tiêm adrenalin, bóp bóng oxy qua mask, đặt nội khí quản.
Gần 20 phút trôi qua, ê kíp vẫn nhận thấy bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu của sự sống. Không bỏ cuộc, ê kíp tiếp tục quy trình hồi sức. Đến phút thứ 45, bệnh nhân H. có mạch và huyết áp trở lại. Bệnh nhân được hỗ trợ thở máy và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu, khí máu động mạch, chức năng đa cơ quan, X-Quang phổi tại giường…
Bệnh nhân L. bị điện giật đang cấp cứu tại BV thành phố Thủ Đức.
Khi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân biểu hiện tình trạng suy thận cấp, tăng kali máu, toan chuyển hóa và hội chứng hủy cơ vân. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiếp tục thở máy, lọc máu liên tục, hạ thân nhiệt, kiềm hóa nước tiểu, vận mạch liều cao, kháng sinh… Sau 5 ngày điều trị tích cực, huyết áp bệnh nhân ổn định trở lại, ngừng vận mạch, bắt đầu có nước tiểu, còn hỗ trợ thở máy, mở mắt không tiếp xúc.
Tại BV Thành phố Thủ Đức các bác sĩ cũng cấp cứu trường hợp bệnh nhân L.P.L. (26 tuổi, ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng) được đưa vào khoa Cấp cứu vì điện giật. Theo thông tin người nhà cung cấp, trong lúc đang làm việc (nhúng hàng trong công ty) thì bệnh nhân gặp tai nạn bị điện giật với công suất 380V. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, tại khoa Cấp Cứu bệnh nhân được tiến hành hồi sinh tim phổi, sau đó chuyển khoa ICU – Bệnh viện thành phố Thủ Đức với chẩn đoán “ngưng tim- ngưng thở hồi sức thành công/ điện giật”.
Video đang HOT
Bệnh nhân L. đã được chỉ định thực hiện “Hạ thân nhiệt chỉ huy” nhằm bảo vệ não và chức năng cơ tim, cứu sống bệnh nhân ngay trong đêm. Nhiệt độ trước khi hạ là 38C , sau 2 giờ đã đưa thân nhiệt xuống 34C và được duy trì trong 24 giờ, sau đó đưa thân nhiệt bệnh nhân về nền nhiệt ổn định 37C. Tổng thời gian thực hiện quá trình hạ thân nhiệt cứu bệnh nhân là khoảng 48 giờ liên tục.
Sau 4 ngày điều trị tại khoa ICU, bệnh nhân đã được rút nội khí quản, tri giác tỉnh táo, đã tự vận động và ăn uống được và có chỉ định chuyển khoa nội thần kinh để tiếp tục theo dõi và điều trị thêm.
3 điều cần nhớ
Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tản – Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, sắp vào mùa mưa thì những ca tai nạn điện giật sẽ tăng lên.
Bác sĩ Tản cho biết điện giật là tai nạn hay gặp nhưng ít ai biết cách sơ cứu. Khi có tai nạn điện giật, ai phát hiện hãy nhớ 3 điều: Hãy gọi to kêu có người bị điện giật, ngắt cầu giao và gọi cấp cứu 115.
Sau khi đã ngắt cầu dao điện để hiện trường nơi xảy ra tai nạn được an toàn, dùng gậy gỗ hay vật cách điện để cách ly nguồn chạm điện với nạn nhân cho dù đã ngắt cầu dao tổng.
Nhanh chóng đặt nạn nhân lên mặt phẳng khô ráo bất kỳ, kiểm tra bệnh nhân tỉnh hay mê, bắt tìm mạch cảnh và nhìn tìm hơi thở của nạn nhân, nếu không thấy hãy khẩn trương tiến hành ngay lập tức ấn tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân, ấn liên tục 100-120 lần/phút, duy trì cho đến khi nạn nhân có lại mạch cảnh và đợi Xe Cấp Cứu 115 đến hiện trường nơi xảy ra tai nạn điện giật.
BS Tản cấp cứu người bệnh tại hiện trường
BS Tản cho biết tuyệt đối không hấp tấp di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi chưa được hồi sinh tim phổi thành công (nạn nhân đã tự thở lại, sờ thấy được mạch cảnh) bởi việc ấn tim ngoài lồng ngực ngay lập tức và liên tục mới có cơ hội cứu sống nạn nhân bị ngưng tim do điện giật, thường là ngay tại hiện trường.
Hãy bấm gọi điện thoại số 115 từ máy di động hay máy bàn (không cần bấm thêm mã vùng) để được các điều phối viên cấp cứu thường trực 24/24 Tổng đài Điều hành Cấp cứu 115 hướng dẫn và điều xe cứu thương 115 đến hiện trường.
Không cần thực hiện các biện pháp sơ cứu nào khác ngoài ấn tim ngoài lồng ngực. Bác sĩ Tản cho rằng đây là biện pháp quyết định giúp cứu sống nạn nhân ngưng tim ngưng thở do điện giật hiệu quả nhất.
Bác sĩ Tản lưu ý các công trình xây dựng dân dụng và nhà ở nên cẩn thận máy móc đồ điện ngoài trời, các đường dây điện băng ngang công trình hoặc đi âm dưới đất, đặc biệt lưu ý các loại máy động cơ điện cầm tay hoặc máy cưa máy cắt nên để nơi khô ráo hoặc có mái che chắn mưa, các ổ cắm điện hoặc dây nối dài nguồn điện phải được cách nước cách điện thật tốt.
Sàn mặt bằng công trường cũng không được để đọng nước hoặc nếu cần phải lót bằng những tấm nhựa pallet thành đường đi hay nơi đứng tạm để công nhân thi công. Giàn giáo sắt không nên cột dây kẽm vào cột điện. Bồn inox chứa nước trên sân thượng, dây phơi đồ ban công gần đường dây điện cũng rất dễ bị chạm điện do bong tróc lớp vỏ cách điện theo thời gian
Và bắt buộc cầu dao điện tổng phải đặt ở nơi thuận tiện nhất để khi có sự cố điện giật xảy ra thì bất cứ ai gần đó cũng có thể ngắt cầu giao điện.
Cảnh báo tình trạng bẫy chim, chơi các trò chơi nguy hiểm dẫn đến giật điện ở trẻ
Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, số ca bệnh nhập viện do bị bỏng điện tăng đột biến, phổ biến là trẻ dưới 17 tuổi.
Hình minh họa.
Mới đây, Khoa Điều trị bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận một bệnh nhi ở Phú Thọ bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng tứ chi và vùng bụng khi đang đi bẫy chim gần đường điện cao thế.
Chị T.T.N.A. (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ), mẹ bệnh nhi cho biết: Các cháu rủ nhau đi bẫy chim gần đường điện cao thế. Nghĩ là dây điện đã bọc rồi nên cháu cầm sào inox treo lồng chim lên, chưa tới dây điện thì đã bị nổ.
Ngay sau ca bệnh này không lâu, một trường hợp khác cũng là trẻ dưới 17 tuổi ở Yên Bái phải nhập viện với nguyên nhân là chơi một trò chơi khác nguy hiểm không kém - đó là câu cá gần đường lưới điện.
Chị N.T.P. (trú tại Trấn Yên, Yên Bái), mẹ bệnh nhi chia sẻ: Được nghỉ học, cháu đi câu cá ở ao nhà, có đường điện rất thấp. Khi cháu câu được cá và giật cần câu lên, cách đường điện 1m nhưng điện vẫn truyền xuống và cháu bị giật mạnh.
Bị bỏng nặng do những nguyên nhân này không phải là trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, đặc biệt đáng báo động khi càng gần đến hè, tỷ lệ trẻ nhập viện do bị bỏng điện càng cao.
TS.BS Hồ Thị Vân Anh, Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị bỏng trẻ em cho biết: Thời gian gần đây, liên tiếp các trường hợp các cháu bé trên 10 tuổi, dưới 17 tuổi nhập viện, đặc biệt liên quan nhiều đến các trò chơi gần đường điện cao thế. Đây là các trường hợp bỏng nặng diện tích 10 -15%, bỏng rất nặng, sau độ 3,4,5 cần phải phẫu thuật.
Bỏng điện cao thế gây tử lệ tử vong cao, đồng thời nếu khỏi thì để lại di chứng nặng nề, tỷ lệ bệnh nhân mất vận động trên 90%, bệnh nhân tàn phế trên 50%.
"Với những hậu quả và di chứng nặng nề đó, người dân, đặc biệt là trẻ em cần lưu ý khi làm việc, di chuyển và vui chơi tại các khu vực có điện lưới, nơi có trạm điện, đường điện cao thế, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới" - TS.BS Hồ Thị Vân Anh khuyến cáo.
Mê bẫy chim, bé trai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng Đi bẫy chim gần đường điện cao thế, một bé trai bị điện giật gây tổn thương nghiêm trọng tứ chi và vùng bụng. Tổn thương tứ chi vì mê bẫy chim Mới đây, Khoa Điều Trị Bỏng Trẻ Em (Bệnh viện Bỏng Quốc gia) vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị điện giật nghiêm trọng khi đang đi bẫy chim gần đường...