3 điều bạn không biết về giải đấu DotA 2 ACE và sự ảnh hưởng của họ
Chỉ còn vài ngày nữa là giải đấu DotA 2 khổng lồ WPC-ACE sẽ khai mạc trận đầu tiên. Đây sẽ là vài điều bạn không ngờ đến về ACE và sự ảnh hưởng của họ đến các đội và cả nền DotA 2 Trung Quốc.
Giải WPC-ACE với số tiền thưởng khổng lồ.
Có giải nhất lớn nhất đối với một giải thuộc bên thứ ba trong lịch sử Esport
Có thể những giải đấu như The International 3 hay các giải đấu LoL và SC 2 sẽ dễ dàng có giá trị giải nhất vượt xa của WPC-ACE, nhưng WPC-ACE là giải đấu có giải nhất lớn nhất đối với một giải được tổ chức bởi bên thứ ba. (Bên thứ ba có nghĩa là những công ty không liên quan đến công ty phát hành hay sản xuất game như Valve, Riot Games hay Blizzard).
Tổng giải thưởng của giải WPC-ACE sắp tới sẽ là 220.000$, và tận 72% trong số đó, 160.000$ sẽ là phần thưởng cho nhà vô địch.
Nơi sẽ tổ chức giải đấu: Trung tâm eSport Thượng Hải.
Xem xét với những giải Esport có số tiền thưởng cho đội vô địch cao nhất, 160.000$ cao hơn 58% so với giải nhất của GomTV’s GSL Super Tourney, một giải đấu Starcraft 2 được tổ chức vào năm 2011, với giải nhất 93.000$ thuộc về Seong Hun ‘Polt’ Choi.
League of Legends, mặc dù rất phổ biến, nhưng giải nhất của giải được tổ chức bởi bên thứ ba cao nhất cũng chỉ đạt 88.500$ tại Azubu The Champions Spring 2012. Sự chênh lệch khá lớn khi so sánh với vòng Chung kết LMHT do Riot tổ chức có giải thưởng lên tận 1.000.000$.
Và các điều khoản ràng buộc
ACE đã chịu khá nhiều tai tiếng khi không cho phép các team cấp S (như iG, TongFu, …) tham gia vào các giải đấu nhỏ, hay những giải đấu không được sự chấp thuận của tổ chức này. Vì thế ACE đã bị xem là nguyên nhân cho màn trình diễn thiếu thuyết phục của các đội Trung Quốc tại TI 3, Pei ‘ King’ Le, Chủ tịch ACE, nói họ sẽ bỏ quy định này và các đội có thể tham gia bất cứ giải đấu nào mà họ muốn.
Video đang HOT
Pei ‘King’ Le, Chủ tịch ACE.
Theo một số nguồn tin, những đội đã kí hợp đồng tham dự giải WPC-ACE lần này, trong đó bao gồm điều khoản cấm các đội này tham gia những giải đấu khác trong thời gian diễn ra giải. Chưa hết, các đội còn phải ký bản hợp đồng cho phép ACE cấm họ tham gia những giải đấu khác trong thời gian giải ACE League diễn ra trong vòng 3 năm tới.
Một số giải đấu có thể bị ảnh hưởng bởi luật cấm này, bao gồm giải đấu rất thành công như Alienware Cup hay những giải đấu của Châu Âu mà muốn mời các đội Trung Quốc tham gia.
Hơn nữa, những giải đấu như NEST hay Sina Cup cũng đã phải tổ chức trong thời gian hết sức gấp rút để né quy định này ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Giải GEST The Challenge, một giải đấu của DotaTalk với sự tham gia của 2 đội Trung Quốc và 2 đội đến từ ĐNÁ, được dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này, cũng đã phải dời lịch lên ngay cuối tuần này.
Như vậy, không team Trung Quốc nào tham gia WPC-ACE sẽ tham dự các giải đấu khác cho đến 29/12 năm nay. Nhưng đó có phải là lỗi của ACE? Thật ra là không, bởi sự cấm đoán này đến từ phía đơn vị tài trợ cho WPC-ACE League, công ty BĐS Jingrui. Mặc dù đây cơ bản là một quy định hợp lý từ khía cạnh đối với một doanh nghiệp, việc cấm đoán này chắc chắn sẽ gây không ít tức giận cho các fan trên thế giới.
Lối bước ra sân đấu của giải WPC- ACE.
King phát biểu trong một buổi phỏng vấn với SGamer:
“Nếu các đội tham gia giải đấu của chúng tôi và đồng thời tham gia các giải đấu nhỏ khác, nhất định những giải lớn thế này sẽ không còn nữa. Ví dụ, với giải ACE League có giải nhất là 1 triệu RMB. Có công ty nào đó muốn đầu tư vào chúng tôi để tổ chức một giải như vậy, nhưng trong khi giải đang diễn ra, các team vẫn tham gia vào các giải LAN nhỏ khác vào khoảng thời gian rảnh.
Sẽ có 2 khả năng: Thứ nhất, quỹ giải thưởng cho mùa giải tiếp theo sẽ thấp đi. Nhà đầu tư sẽ thấy giá trị của các đội không “cao” đến thế. Thứ hai, thậm chí sẽ còn không có mùa giải thứ 2. Tất nhiên sẽ có trường hợp thứ 3 rằng sẽ có các mùa giải khác nếu các hoạt động xung quanh giải đấu mang lại lợi nhuận lớn hay công ty tài trợ cho giải chính là đơn vị phát hành sau trò chơi này. Đây là lý do tại sao chúng tôi lại phân loại các giải đấu, có rất nhiều thứ cần phải được xem xét”.
Giải thưởng không chỉ dành cho các đội top trên
Ngay sau khi cơ cấu giải thưởng WPC-ACE được công bố, đã có nhiều người thắc mắc về việc ACE đưa mức thưởng chủ yếu cho những đội đạt thứ hạng tốt mà không nghĩ đến những đội khác. Sau khi liên lạc với một số quản lý của các đội thì chúng tôi được biết, tất cả các đội tham gia đều sẽ nhận được khoản tiền lương 20.000 RMB mỗi tháng. Tức là chắc chắn tất cả các đội sẽ nhận được ít nhất 40.000 RMB (~6500$) và top 6 đội vượt qua vòng loại sẽ nhận được ít nhất 60.000 RMB (~9800$).
Một góc phòng cho khán giả.
Có thể 6.500$ hay 9.800$ vẫn là khá ít so với giải nhất 160.000$, nhưng khoản tiền này chắc chắn đủ để trang trải cho chi phí của các đội khi ở lại Thượng Hải trong suốt thời gian giải đấu diễn ra. Bên cạnh đó, khi so sánh với các giải khác như DotA 2 Super League (3.200$ cho mỗi đội tham dự), 6.500$ cũng đã là khá lớn. Thực ra, mỗi giải đấu lớn được tổ chức đều phải có một khoản tiền chi phí hàng tháng như thế này cho các đội tham dự theo quy định của ACE.
Tuy nhiên, khoản tiền này sẽ được trao cho CLB thay vì các tay chơi để chi trả cho chi phí ăn ở tại Thượng Hải trong ít nhất 2 tháng tại giải WPC-ACE lần này. Nhưng như vậy cũng có nghĩa, đội xếp thứ 4 sẽ không được vui lắm vì số tiền họ nhận được cũng sẽ như đội xếp thứ 5 và 6.
Kết
Với những giải đấu với số tiền thưởng lớn như thế này, là dấu hiệu cho thấy ACE sẽ phát triển và quảng bá DotA 2 như một môn eSport một cách nghiêm túc. Việc có mức giải thưởng vượt qua tất cả các giải đấu thuộc bên thứ ba khác sẽ thu hút sự chú ý vào nền DotA 2, và sẽ kích thích sự đầu tư vào môn eSport đầy tiềm năng này. Dần dần, những giải đấu với mức giải thưởng lớn và ổn định hơn sẽ xuất hiện nhiều hơn và kích thích sự phát triển của nền DotA 2 Trung Quốc.
Một góc phòng luyện tập của DK, trong ảnh có BurNing, iceiceice, MMY, LaNm.
Tuy nhiên, quy định không cho các đội tham dự WPC-ACE được phép tham dự các giải đấu khác có thể sẽ có tác dụng ngược với ACE và giới hạn sức ảnh hưởng của giải đấu. Quy định này gây khó khăn cho lịch hoạt động của các giải đấu khác, khóa cứng các đội Trung Quốc khỏi các giải đấu quốc tế bên ngoài và có thể sẽ dẫn đến một kì The International không ổn định nữa.
Nếu ACE thật sự muốn phát huy hết mức tiềm năng của DotA 2, họ sẽ phải nghĩ lại chính sách này của họ trong tương lai.
Theo VNE
DOTA 2 đang "bùng nổ" mạnh mẽ tại Hàn Quốc
Giải DOTA 2 đấu Nexon Starter League mới đây đã được tổ chức thành công tốt đẹp khi thu hút hàng ngàn gamer đến từ Seoul.Đối với các game thủ Hàn Quốc, DOTA 2 có thể được coi là một trò chơi "mới", tuy nhiên, nó đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng gaming cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tại đất nước này. Mới đây, các game thủ nước này tỏ ra rất hào hứng khi DOTA 2 tại nước này đã chính thức bước vào giai đoạn beta.
Trang chủ dota2.nexon.com của DOTA 2 Hàn Quốc.
Giải đấu Nexon Starter League mới đây đã được tổ chức thành công tốt đẹp khi thu hút hàng ngàn gamer đến từ Seoul. Studio nơi tổ chức trận đấu chung kết giữa Eye of Tiger và FXOpen đã không có đủ chỗ cho tất cả mọi người và văn phòng GOMTV đã phải mở cửa để phục vụ các game thủ qua màn hình tivi.
Hàng dài người hâm mộ xếp hàng để được xem trực tiếp giải đấu NSL.
Đội vô địch của giải đấu này, FXOpen sẽ nhận được 8,600 USD tiền thưởng đồng thời sẽ được tới theo dõi giải The International 3 tại Seattle ở hàng ghế VIP, mở đầu cho việc tiến quân vào DOTA 2 chuyên nghiệp của xứ sở kim chi. Một điều đáng chú ý ở giải đấu này, các đội game tham dự dường như rất hứng thú với việc đưa Meepo vào trong đội hình của mình. Ngay ở trận chung kết, hero này đã được sử dụng tới hai lần. Hy vọng với khả năng micro nổi tiếng "bá đạo", người Hàn Quốc sẽ mang lại một làn sóng mới cho DOTA 2 chuyên nghiệp thế giới.
Trong lúc đó, tựa game đang thống trị tại nước này, League of Legends lại đang mất dần sự phổ biến do xung đột giữa Riot Korea và cộng đồng. Cụ thể hàng ngàn người chơi tỏ ra rất không hài lòng với việc server LoL tại nước này gặp vấn đề. Đồng thời hàng loạt những chủ quán internet cafe (có quy mô rất lớn so với Việt Nam) phàn nàn về việc họ vẫn phải trả tiền cho Riot Korea trong thời gian server không hoạt động.
Cùng với đó là sự phản đối của cộng đồng bằng cách inactive nhằm chống lại dịch vụ trả tiền để được tăng chỉ số ELO đang khiến cho căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa công ty chủ quản LoL Hàn Quốc và game thủ. Đây có thể là một phần nguyên nhân các game thủ nước này muốn chuyển sang chơi DOTA 2, một trò chơi vẫn còn rất mới mẻ đối với họ.
Như đã biết, Hàn Quốc vẫn luôn nổi tiếng là xứ sở của eSport, và với sự đầu tư rất lớn cho DOTA 2 hiện nay, cùng với sự hấp dẫn của bản thân trò chơi, chắc chắn siêu phẩm này sẽ thiết lập được một cộng đồng lớn mạnh tại nước này. Một thế lực mới của DOTA 2 chuyên nghiệp sẽ nổi lên trong tương lai.
Theo VNE
TongFu giành hơn 1,7 tỷ đồng từ giải DOTA 2 Super League Đây là chức vô địch DOTA 2 đầu tiên của TongFu trong năm 2013. Mặc dù vừa để thua DK một ngày trước đó tại giải Alienware Cup, tối qua, TongFu đã nhanh chóng phục thù tại trận chung kết DOTA 2 Super League một cách không thể ngọt ngào hơn và giành lấy hơn 500 nghìn NDT tiền thưởng (tương đương khoảng...