3 điểm khác biệt quan trọng nhất giữa DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại
Đây cũng chính là những yếu tố khiến các game thủ Liên Minh Huyền Thoại khó tiếp cận khi chuyển sang chơi DOTA 2.
Deny, Deny và Deny
Deny là một khái niệm khác nhau cơ bản giữa DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại. Ý nghĩa của Deny là việc tự tiêu diệt những mục tiêu đồng minh (lính, công trình và cả đồng đội) trong một số trường hợp nhất định để giảm thiểu tối đa những lợi ích mà đối phương có thể thu lại được từ cái chết của mục tiêu đó.
Nói tóm lại, nếu muốn trở thành một người chơi DOTA 2 giỏi, việc thành thạo “last hit” và “deny” là một điều bắt buộc.
Video đang HOT
Cách làm quen và khắc phục: Những thứ đã thuộc về kỹ năng thì không còn cách nào khác ngoài việc tập luyện chăm chỉ. Đầu tiên, bạn hãy tập luyện với máy để làm quen việc vừa Last hit vừa Deny. Sau khi đã thành thạo hơn, hãy tham gia những trận đấu với người chơi thực để nâng cao kỹ năng.
Bản đồ DOTA 2 rộng lớn hơn nhiều so với Liên Minh Huyền Thoại
So với Liên Minh Huyền Thoại (LMHT), bản đồ của DOTA 2 rộng lớn hơn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liên lạc giữa các thành viên trong cùng một đội. Nếu không có sự tập trung và phối hợp ăn ý, những người mới chơi rất dễ rơi vào trạng thái lạc lõng trong game đấu của mình.
Trong LMHT, bản đồ bé hơn khiến cho khoảng cách di chuyển ngắn hơn. Điều này giúp cho các bạn có thể dễ dàng hỗ trợ đồng đội hoặc ngược lại. Chuyển sang DOTA 2, sự hỗ trợ giữa những người chơi với nhau thường xuyên bị đứt đoạn vì khoảng cách vật lý quá xa. Những người mới chơi sẽ thường xuyên bị rơi vào tình trạng đơn độc và trở thành món mồi ngon cho kẻ địch xâu xé.
Cách làm quen và khắc phục: Nếu bạn là một người mới tập chơi DOTA 2, hãy hạn chế tối đa việc đi lẻ và tác chiến một mình. Tốt nhất hãy di chuyển theo tốp từ 2 đến 3 người trở lên. Nếu buộc phải độc lập tác chiến, hãy chọn những vị trị gần trụ nhất hoặc có tầm nhìn rộng nhất để hoạt động.
Hãy nhớ, luôn luôn phải mang theo Town Portal Scroll (TP) trong người. Items đơn giản và nhỏ bé này có tác dụng vô cùng hữu ích. Trong nhiều trường hợp, nó có thể cứu sống bạn những lúc nguy kịch hoặc giúp bạn di chuyển ngay lập tức đến những điểm nóng giao tranh để hỗ trợ đồng đội.
Các trận đấu LMHT luôn diễn ra với tốc dộ cao trong khi DOTA 2 có nhịp độ trận đấu không ổn định, biến đổi khôn lường.
Trong LMHT, nhịp độ trận đấu là một khái niệm khá lạ lẫm. Với kết cấu bản đồ trật hẹp, 2 đội sẽ phải liên tục giáp mặt với nhau. Những cuộc đụng độ lớn nhỏ thường xuyên nổ ra trên khắp bản đồ khiến cho nhịp độ trận đấu luôn diễn ra theo 1 kịch bản duy nhất, đó là nhanh chóng và hối hả.
DOTA 2 không giống vậy. Bản đồ lớn hơn khiến cho việc giáp mặt giữa 2 đội không xảy ra thường xuyên. Nhịp độ các trận đấu DOTA 2 thường không ổn định; lúc nhanh, lúc chậm, tùy thuộc vào ý đồ chiến thuật của hai bên.
Trong một trận đấu DOTA 2, việc nắm bắt được nhịp độ trận đấu là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt ở hiện tại, dự đoán được những hành động tiếp theo của đối phương trong tương lai. Ngoài ra, việc bắt nhịp được cường độ trận đấu sẽ khiến bạn không bị cuốn vào lối chơi của đối thủ và tránh những sai lầm không đáng có.
Với những người mới chuyển sang DOTA 2 từ LMHT, họ sẽ bắt kịp rất nhanh với những trận đấu có cường độ cao. Điều khiến họ gặp khó khăn là khi nhịp độ trận đấu trùng xuống và hai bên ở trong thế trận giằng co, rình rập, chờ đợi cơ hội. Vào những thời điểm như thế này, họ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, vội vàng, thiếu kiên nhẫn và dễ mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn.
Cách làm quen và khắc phục: Trong những thế trận giằng co, rình rập hoặc khi bạn không nhìn thấy bất cứ đối phương nào trên mini map, hãy cố gắng tập trung với đồng đội, tuyệt đối không được đi lẻ. Chỉ hành động có khi tầm nhìn đủ lớn, không nên di chuyển vào những khu vực không có tấm nhìn.
Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Trong những lúc bạn băn khoăn không biết phải làm gì tiếp theo, điều tốt nhất là bạn không nên làm gì cả. Không làm gì còn tốt hơn là di chuyển lỗi rồi feed mạng cho đối phương. Hãy chờ đợi đối phương hành động trước rồi đưa ra những quyết sách để chống lại chúng.
Theo Gamek