3 điểm ăn trưa nhiều món ngon dân dã ở TP.HCM
Ẩm thực mỗi vùng ở Việt Nam mang lại cho thực khách nhiều trải nghiệm mới lạ. Bên cạnh cơm gà, bữa ăn với các món miền Bắc hay miền Tây cũng được nhiều người ưa chuộng.
Nếu bạn đang muốn thưởng thức bữa trưa với các món dân dã, tiệm Cơm Niêu Phú Ông là gợi ý lý tưởng. Quán có lối thiết kế mang phong cách Á Đông truyền thống kết hợp phương Tây hiện đại. Ảnh: Cơm Niêu Phú Ông.
Các món tại đây mang đặc trưng của ẩm thực miền Bắc. Bạn có thể lựa chọn set 6 món dành cho 2 người với giá 120.000 đồng. Khổ qua xào trứng, cá lóc kho tộ, cá bống kho tiêu, ba chỉ luộc mắm tép… là những hương vị đưa cơm. Điểm nhấn là phần cơm thố nóng hổi, thơm ngon. Lớp cơm cháy vàng, giòn tan dưới đáy thố cũng đem lại những trải nghiệm mới lạ cho người ăn. Ảnh: Cơm Niêu Phú Ông.
Tiệm thay đổi thực đơn mỗi ngày giúp thực khách có thêm sự lựa chọn. Bữa ăn được trình bày đẹp mắt, chất lượng. Cách phục vụ nhiệt tình, thân thiện của quán gây nhiều thiện cảm cho tín đồ ẩm thực. Ảnh: Cơm Niêu Phú Ông.
Video đang HOT
Cơm gà là đặc sản của nhiều địa phương như Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam), Phú Yên… Điểm nhấn của món là gạo được nấu từ nước luộc gà quyện ít mỡ gà tạo màu vàng nhạt và hơi bóng. Ở TP.HCM, bạn còn có thể thưởng thức hương vị cơm gà Nha Trang tại quán 2 Chị Em. Ảnh: 2 Chị Em – Cơm Gà Nha Trang.
Thực đơn tại đây đa dạng như cơm gà chiên mắm, lòng gà, xá xíu… Đặc biệt, cơm gà luộc là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh phần thịt thơm ngon, đồ chua và nước sốt ăn kèm giúp chống ngấy cho thực khách. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để bạn nạp năng lượng vào buổi trưa. Ảnh: Ruahaman, 2 Chị Em – Cơm Gà Nha Trang.
Những món ngon miền Tây cũng tạo sức hút với các tín đồ ăn uống. Quán Tám Riêu ở quận Phú Nhuận là điểm hẹn bạn không thể bỏ qua. Không gian quán được thiết kế mộc mạc, mang phong vị miền sông nước khiến nhiều người ấn tượng. Ảnh: Tám Riêu – Ẩm Thực Cua Đồng.
Từ cái chén, đôi đũa đến các món ăn được trình bày trên chiếc mẹt mộc mạc gợi cho bạn bữa ăn bình dị đúng điệu người miền Tây. Chạo tôm cuốn bánh tráng, cua đồng chiên giòn hay bánh hỏi thịt nướng… là các đặc sản bạn nên thử. Ảnh: Pii_binh_yen, Lostinsaigon__.
Đặc biệt, lẩu cua đồng với vị ngọt thanh khiến giới sành ăn mê mẩn. Nồi nước nghi ngút khói, nấu từ cua đồng tươi. Chả cua, ốc bươu xào, riêu cua, bò tái, cá phi lê… cũng được kết hợp làm tăng chất lượng. Ngoài ra, các loại rau như điên điển, cọng bông súng, rau đắng, hoa so đũa… sẽ làm bữa ăn thêm tròn vị. Mức giá từ 20.000-200.000 đồng. Ảnh: Lostinsaigon__.
Đi Đà Lạt ăn bánh canh Phan Rang
Nghe hơi lạc quẻ nhưng trong tiết trời lành lạnh của Đà Lạt, không có gì hợp hơn một tô bánh canh nóng hổi, cay nồng.
Ở Đà Lạt có rất nhiều người Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) đến sinh sống và mang theo cả đặc sản quê mình. Đi lang thang ở đây thế nào cũng gặp những quán ăn đính đằng sau 2 chữ Phan Rang như: lẩu bò, cơm gà, bánh căn, bánh canh chả cá...
Lần đầu tiên tôi ăn tô bánh canh chả cá Phan Rang ở TP cao nguyên này cách nay đã gần chục năm, chỉ là tình cờ.
Đó là một chiều mưa ảm đạm, sau chuyến trekking rừng mệt lả, vừa vào tới TP, thấy người ta tụm năm tụm bảy xì xụp trong một quán nhỏ ở một góc ngã tư tôi liền lao vào. Và sau lần đó, cứ lên Đà Lạt, tôi lại phải ăn bánh canh chả cá Phan Rang.
Tôi chưa có dịp đi Ninh Thuận nên không rõ tô bánh canh gốc Phan Rang ra làm sao, nhất là khi ăn nó trong cái "nóng như rang, gió như phang" và chẳng có tí rau giá gì đi kèm cho mát cái ruột. Nhưng giữa cái lạnh của Đà Lạt, nó hợp lý vô cùng.
Tô bánh canh chả cá Phan Rang ở Đà Lạt đơn giản lắm, chỉ có bánh canh, nước dùng và nhân là cá tươi, chả cá (chiên và hấp). Cọng bánh canh làm bằng bột gạo có hình dáng dẹp, mềm mại và trắng trẻo, dùng muỗng xén nhẹ là đứt đôi nên khi lùa vào miệng êm ái vô cùng. Đặc biệt, nước dùng bánh canh chả cá Phan Rang không bao giờ có dầu mỡ lại được cho thêm tiêu và rất nhiều hành ngò nên hầu như không có mùi tanh mà ngọt thanh tao.
Bánh canh chả cá Phan Rang ăn đúng điệu phải vắt vào một chút chanh, chan thêm chút nước mắm nguyên chất ngâm ớt. Thứ nước mắm này lúc nào cũng được bày sẵn trên bàn. Do được chủ quán chuẩn bị từ trước nên vị cay, mùi nồng của ớt quyện vào nước mắm sẽ khiến tô bánh canh dậy mùi thơm nức.
Trong cái lạnh dịu dàng của Đà Lạt, ngồi húp từng muỗng bánh canh mềm mại, nhai chầm chậm miếng chả cá dai giòn, nhấm thêm chút ớt cay cay..., bạn sẽ nghe bao nhiêu là dịu ngọt, mặn mà nồng nàn dâng lên rồi tỏa ra khắp cơ thể. Đó là thứ cảm giác gây nghiện để rồi lâu lâu lại nhớ, lại thèm.
Hầu hết các quán bánh canh chả cá Phan Rang ở Đà Lạt đều có kèm món chả cuốn. Cuốn chả rất to, bằng nửa cổ tay người lớn, bên trong ngoài rau còn có chả cá, trứng, chấm cùng nước mắm pha kẹo rất thơm ngon.
Ai ăn khỏe thì một tô bánh canh chả cá có vẻ hơi thiếu, nếu 2 tô lại quá no. Và cặp đôi chả cuốn - bánh canh là lựa chọn hoàn hảo cho một buổi tối ấm áp, no đủ.
Bún riêu cua ăn với tỏi ở Lý Sơn Không có cà chua và nhiều rau ăn kèm như ở miền Bắc, bún riêu cua Lý Sơn lại được thêm hành lá, tỏi và thịt cua làm thành viên mọng, thơm. Đến huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi du khách có thể dễ dàng bắt gặp các nhà hàng phục vụ món ngon từ cua huỳnh đế, mực, tôm hùm và nhiều...