3 dấu hiệu sắp khỏi ho cần thuộc nằm lòng khi mùa lạnh bắt đầu
Mùa lạnh bắt đầu với nguy cơ cảm lạnh, cúm, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,… thường gây ra các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi…
Cơn ho có thể gây khó chịu, mệt mỏi và nếu cơn ho kéo dài hơn một vài ngày, nhiều người bắt đầu tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy cơn ho đang đỡ hơn và bắt đầu thuyên giảm (dấu hiệu sắp hết ho).
Không có công cụ kiểm tra sàng lọc tiêu chuẩn nào để xác định xem cơn ho của bạn có cải thiện không nhưng có một vài dấu hiệu quan sát được mà chỉ bạn mới có thể nhận thấy – có thể cho biết triệu chứng ho của bạn đang cải thiện.
Ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm virus và vi khuẩn cũng như các chất kích thích từ môi trường. Nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm thông thường, thường dẫn đến ho do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi, cũng có thể dẫn đến ho dai dẳng. Ngoài ra, các chất kích thích từ môi trường như bụi, khói hoặc chất gây dị ứng có thể gây ho.
Ho do nhiều nguyên nhân gây ra (Ảnh: Internet)
1. Dấu hiệu cơn ho đang thuyên giảm
Cơn ho có thể kéo dài hơn bạn nghĩ, thậm chí tới vài tuần sau khi bạn bị cúm hoặc cảm lạnh; dài hơn ở bệnh viêm phế quản hay viêm phổi. Nhìn chung với những nguyên nhân cơ bản khác nhau và giai đoạn mắc bệnh thì cơn ho sẽ có đặc điểm khác nhau.
Dưới đây là dấu hiệu cho thấy cơn ho đang cải thiện hơn và sắp hết:
Chuyển từ ho có đờm sang ho khan
Bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy trong cổ họng và gây ho khan. Nhưng đôi khi việc chuyển từ ho có đờm sang ho khan là dấu hiệu cho thấy bệnh cảm lạnh sắp kết thúc. Đường thở lúc này đang dần thông thoáng và lành lại. Tuy vậy thì ho có đờm hay ho khan cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe mãn tính như:
- Kích ứng do khói hoặc ô nhiễm
- Hen suyễn
Video đang HOT
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Viêm phế quản
- Kích ứng hoặc viêm mãn tính.
Đờm hoặc chất nhầy có thể tồn tại trong một tới hai tuần khi bạn bị cảm lạnh. Nhưng nếu đờm hoặc chất nhầy khi ho do viêm phế quản, thì có thể mất tới vài tuần đến vài tháng mới giảm hết.
Giảm tần suất, cường độ ho
Khi theo dõi tần suất và cường độ cơn ho bạn có thể nhận thấy cơn ho xuất hiện ít hơn, mỗi lần ho ngắn hơn và bớt nghiêm trọng hơn – điều này cho thấy cơn ho đang dần cải thiện và cơ thể đang hồi phục.
Các triệu chứng liên quan được cải thiện
Cổ họng bị ngứa hoặc đau thường là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc kích ứng do ho mãn tính gây ra. Bạn nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau họng của mình trở nên trầm trọng hơn khi cơn ho đang có dấu hiệu thuyên giảm. Bởi có thể bạn đang bị hai bệnh nhiễm trùng khác nhau cùng một lúc và gây ra các triệu chứng tương tự.
Cổ họng bị ngứa hoặc đau thường là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc kích ứng do ho mãn tính gây ra (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên khi cơn đau họng được cải thiện, triệu chứng ngứa họng không thường xuyên xuất hiện thì đó có thể là cơn ho sắp hết.
Ngoài ra, mặc dù bạn có thể bị ho do dị ứng hoặc kích ứng nhưng khi bạn bị sốt thì ho có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng đang diễn ra như cảm lạnh hoặc cúm. Khi cơn sốt của bạn đang giảm hoặc hết đó cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả và ho cũng sẽ giảm dần.
Trời lạnh có nên tập thể dục?
Đi bộ là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, vậy nhưng trời lạnh có nên tập thể dục?
Trời lạnh có nên tập thể dục?
Theo trang Everyday Health, tập thể dục bất kỳ mùa nào trong năm cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa đông, tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường năng lượng và ngăn ngừa tăng cân do ít vận động hơn các mùa khác.
Tuy nhiên, tập thể dục dưới sự khắc nghiệt của thời tiết như trời quá lạnh có thể gây hại tới xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
Những điều cần lưu ý khi tập thể dục mùa lạnh
Theo các chuyên gia, tập thể dục trong mùa đông cần thận trọng để không ảnh hưởng đến xương khớp, sức khoẻ. Hãy áp dụng các mẹo dưới đây để giữ cơ thể an toàn khi vận động trong mùa lạnh:
Kiểm tra điều kiện thời tiết trước khi ra ngoài
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang Healthline và Everyday Health cho biết, khi tập thể dục vào mùa đông, bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi ra ngoài.
Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió cùng với khoảng thời gian bạn sẽ ở bên ngoài là những yếu tố chính trong việc lập kế hoạch tập thể dục an toàn trong thời tiết lạnh. Nếu thời tiết quá khắc nghiệt, bạn nên cân nhắc việc tập luyện tại nhà.
Đặc biệt, với những người mắc các bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề tim mạch... cần đặc biệt lưu ý khi tập luyện vào mùa đông.
Khởi động cơ thể kỹ hơn
Khởi động là bước quan trọng trước khi tập thể dục nhằm làm ấm cơ thể. Vào mùa lạnh, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập khởi động, giãn cơ để tránh chấn thương khi tập luyện. Nếu khởi động không kỹ, bạn có nguy cơ bị căng cơ, chuột rút, thậm chí bong gân, trật khớp.
Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, không nên đi chân trần tập thể dục, bởi nếu chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, dễ bị mắc bệnh lạnh tay chân, viêm khớp và dẫn đến nhiều bệnh khác.
Tập thể dục trong mùa đông cần thận trọng để không ảnh hưởng đến xương khớp, sức khoẻ.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Vào mùa đông bạn không nên chọn những bộ trang phục làm từ cotton, có khả năng giữ ẩm. Lý do, nếu chẳng may trời mưa đột ngột trong lúc tập, cơ thể sẽ bị ướt, những chất vải có tính thấm nước sẽ mau chóng áp vào da làm giảm thân nhiệt và khiến bạn cảm thấy ớn lạnh.
Thay vào đó, hãy chọn quần áo làm từ sợi tổng hợp như polyester, nylon và polypropylene có tính chất hút ẩm, chúng có thể làm khô nhanh hơn 50% so với loại vải từ cotton. Nếu chẳng may bị lạnh và ướt, hãy rút ngắn thời gian tập luyện để giảm nguy cơ bị hạ thân nhiệt.
Giữ ấm cơ thể
Không chỉ ưu tiên loại vải chống thấm nước mà bạn cũng cần giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp mỏng. Đầu tiên, hãy mặc một chiếc áo mỏng làm bằng vải tổng hợp để giúp hút mồ hôi ra khỏi da. Sau đó, tùy thuộc vào thời tiết, bạn có thể chọn chiếc áo khoác bên ngoài là áo gió hoặc áo khoác dày, không thấm nước.
Nếu bên ngoài trời rất lạnh, hãy mặc một chiếc áo lót ở giữa rồi khoác thêm một chiếc áo có độ dày vừa phải để tăng thêm độ ấm.
Lưu ý rằng lớp áp bên ngoài càng có khả năng chống thấm nước tốt thì càng ít hơi ẩm từ bên trong thoát ra ngoài trong lúc thân nhiệt tăng, ngay cả khi bạn chảy mồ hôi lúc tập.
Cường độ tập luyện thể dục của bạn sẽ ảnh hưởng đến số lớp áo bạn cần. Người chạy có xu hướng cần ít lớp hơn người đi bộ vì di chuyển nhanh hơn và tạo ra nhiều nhiệt cho cơ thể hơn.
Mang đồ bảo hộ
Bàn tay, bàn chân, tai và mũi là những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhiệt độ lạnh vì máu được chuyển đến trung tâm của cơ thể nên chúng sẽ nhận được ít máu để làm nóng hơn.
Để giữ cho tứ chi không bị lạnh cóng, hãy mang vớ dày, đội mũ hoặc đeo băng đô và đeo găng tay. Những vật dụng này cũng có thể dễ dàng cởi bỏ, nhét vào túi nếu bạn thấy nóng trong lúc tập.
Tất cả những phụ kiện này nên làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, thay vì cotton để tránh giữ nước.
Uống nhiều nước
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể đặc biệt quan trọng trong thời tiết lạnh giá. Bạn có thể uống nước trước, trong và sau khi tập luyện để bổ sung thêm nước cho cơ thể, tránh nguy cơ mất nước, ảnh hưởng đến hiệu suất luyện tập.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp môi và da không nứt nẻ trong mùa hanh khô.
Những việc nên làm và cần tránh khi trời chuyển lạnh Trời chuyển lạnh, chúng ta cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe, không làm xáo trộn đời sống, đặc biệt là người già và trẻ em. Tiết trời chuyển lạnh dễ gây ra các bệnh về hô hấp. Đồng thời, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già. Để...