3 dấu hiệu phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban kịp thời sẽ giúp bố mẹ có cách thức chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ đúng nhất.
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm ở trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, sởi và sốt phát ban có nhiều biểu hiện giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban kịp thời sẽ giúp bố mẹ có cách thức chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ đúng nhất.
1. Khác biệt về tác nhân gây bệnh
Còn với sởi, virus gây bệnh thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu có biến chứng nặng nghiêm trọng thì có thể dẫn tới tử vong.
2. Khác biệt ở dấu hiệu mắc bệnh
- Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn này cả bệnh sởi và sốt phát ban đều có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C, trẻ có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, hay than đau đầu, nhức mỏi khắp các cơ, trẻ biếng ăn, thậm chí còn nôn ói hoặc tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát:
Muốn phân biệt giữa bệnh sởi và sốt phát ban dễ nhất thì phụ huynh cần phải chú ý vào giai đoạn toàn phát của bệnh:
Sốt phát ban thông thường: Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
Video đang HOT
Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: Lúc đầu ban sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da.
Ban sởi là ban dạng sẩn (gồ lên trên mặt da), khi bay để lại vết thâm trên da rất đặc trưng. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.
3. Khác biệt về những biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Sốt phát ban là bệnh lành tính, nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
- Còn với sởi, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids liên tục và kéo dài.
Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa mắc sởi đó là khâu phòng bệnh. Bố mẹ nên đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi để giúp trẻ có một sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất có thể.
Theo Helino
Bài thuốc trị bệnh sởi hiệu quả
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thuộc chi Morbilivirus, họ Paramyxoviridae, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sởi cực kỳ dễ lây lan, nếu một người mắc bệnh thì trong cộng đồng có đến 90% người bị lây theo, nếu chưa từng một lần mắc.
Trẻ sơ sinh được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai, có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh nên trẻ ít khi mắc sởi trong giai đoạn này. Vì vậy vắc-xin sởi thường tiêm trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, khoảng 15 - 20% số trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc sởi.
Y học hiện đại chỉ điều trị hỗ trợ: hạ sốt bằng paracetamol, ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước - điện giải và bổ sung vitamin A, phát hiện biến chứng kịp thời; điều trị kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Các thuốc kháng virut không có tác dụng chữa sởi.
Cát căn (sắn dây).
Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: thời kỳ phát sốt, thời kỳ sởi mọc, thời kỳ sởi bay. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng giai đoạn.
Thời kỳ phát sốt (3 - 4 ngày): người bắt đầu nóng, ho, chảy nước mắt nước mũi, mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (thời kỳ này rất giống khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học). Phép chữa: tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu). Dùng bài thuốc:
Bài 1: Cát căn giải cơ thang: cát căn 12g, liên kiều 8g, thuyền thoái 6g, xích thược 6g, bối mẫu 4g, kinh giới 6g, đăng tâm thảo 3g, tiền hồ 5g, ngưu bàng tử 6g, mộc thông 6g, tang bạch bì 5g, cam thảo 2g. Sắc uống.
Bài 2: Thanh nhiệt giải biểu thang gia giảm: bèo cái 6g, ngưu bàng tử 5g, thăng ma 4g, thuyền thoái 3g, liên kiều 4g, đậu xị 6g, cát căn 4g. Sắc uống.
Bài 3: Thăng ma cát căn thang: thăng ma 4g, cát căn 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g. Sắc uống.
Bài 4: lá dấp cá 16g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g. Sắc uống, ngày uống 3 lần.
YHCT gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
Thời kỳ sởi mọc (3-4 ngày): xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày. Trẻ sốt cao, ho nhiều, đại tiện nát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa: thanh nhiệt giải độc. Dùng bài thuốc:
Bài 1 - Hóa độc thanh biểu thang: tiền hồ 3g, chi tử 3g, tri mẫu 4g, địa cốt bì 4g, cát cánh 3g, mộc thông 3g, hoàng liên 2g, hoàng cầm 3g, cát căn 6g, liên kiều 6g, ngưu bàng tử 4g, huyền sâm 4g, thiên hoa phấn 4g, cam thảo 3g, phòng phong 3g, bạc hà 3g, tang diệp 4g, đăng tâm thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi các nốt sởi mọc kèm sốt cao.
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu biến chứng viêm phổi.
Bài 3: Hóa ban thang: tri mẫu 8g, huyền sâm 12g, sừng trâu (sắc trước) 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 15g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu sốt cao li bì, mê sảng (dấu hiệu nhiễm độc thần kinh).
Bài 4: Thanh nhiệt đạo trệ thang: hoàng liên sao 2g, hoàng cầm sao 2g, hậu phác sao 2g, chỉ xác sao 4g, binh lang sao 4g, thanh bì 2g, liên kiều 4g, ngưu bàng tử 4g, sơn tra 8g, đương quy 3g, đăng tâm thảo 6g, cam thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có kèm tiêu chảy.
Bài 5: lá tre 5g, sài đất 4g, mạch môn 3g, kim ngân hoa 4g, sa sâm 3g, cát căn 3g, cam thảo đất 3g. Sắc uống.
Thời kỳ sởi bay (3 - 4 ngày): sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít. Phép chữa: dưỡng âm, thanh nhiệt (không được châm cứu). Dùng bài thuốc:
Bài 1: Ngân hồ mạch đông tán: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g. Tán bột hoặc sắc uống.
Bài 2: hoàng cầm 6g, địa cốt bì 6g, tang bạch bì 4g, mạch môn 4g, sa sâm 4g, lô căn 4g. Sắc uống.
Bài 3: sa sâm 12g, hoài sơn 6g, cam thảo 8g, đậu đỏ 12g, mạch môn 8g, hoàng tinh 8g, lá dâu non 12g, hạt sen 12g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30g.
BS. Tiểu Lan
Nguồn: Sức khỏe đời sống
56 tỉnh thành có ca mắc sởi - Dịch đang diễn biến phức tạp Đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận 56 tỉnh thành có các trường hợp mắc sởi. Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ mắc sởi đều không được tiêm vắc xin đầy đủ. Ảnh: Internet Trước tình hình bệnh sởi lan rộng và bùng phát mạnh, Bộ trưởng Y tế vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp...