3 công thức làm sinh tố mãng cầu bổ dưỡng
Mãng cầu là loại quả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, mang làm sinh tố uống vừa mát lại cung cấp độ ẩm cho da hiệu quả.
Mãng cầu, hay còn được gọi là mãng cầu xiêm là loại trái cây giàu dưỡng chất, chất chống oxy hóa, đặc biệt là chất xơ và nguồn vitamin C dồi dào giúp ích cho làn da của bạn. Mãng cầu xiêm ngoài ăn trực tiếp thì chúng được dùng làm sinh tố rất ngon và dễ uống. Bên cạnh đó, mãng cầu xiêm kết hợp với các loại quả khác để tăng thêm lợi ích cho cơ thể.
1. Sinh tố mãng cầu sữa
Nguyên liệu cần thiết gồm mãng cầu xiêm – 1 quả, sữa tươi – 200ml, sữa đặc – 1 thìa canh, nước cốt dừa – 1,5 thìa canh, 1/4 thìa muối, có thể thêm chút tinh chất vani để tăng độ thơm.
Mãng cầu xiêm gọt bỏ vỏ ngoài, tách hạt và để phần thịt quả vào bát riêng. Mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế dùng đá khi làm sinh tố là bọc kín phần thịt quả mãng cầu xiêm, bỏ chúng vào tủ lạnh khoảng 30 phút.
Sau đó, cho vào máy xay sinh tố thịt mãng cầu xiêm, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa, vani, muối. Bật chế độ xay hỗn hợp đến khi nhuyễn mịn. Rót ra ly để thưởng thức. Có thể trang trí thêm chút lá bạc hà cho đẹp và thơm.
2. Sinh tố mãng cầu dâu tây
Nguyên liệu cần thiết gồm 600g thịt quả mãng cầu xiêm, 400g dâu tây, 3 muỗng canh sữa đặc, nửa bát đá viên, có thể thêm 1 thìa nước cốt dừa nếu thích sinh tố có độ ngậy nhiều hơn.
Video đang HOT
Dâu tây nên chọn những quả kích thước tương đương nhau, căng mọng và màu đỏ tươi. Không nên dùng loại dâu tây bị đốm, beo ủng, chuyển màu nâu để làm sinh tố. Dâu tây mang nhặt bỏ cuống, rửa sạch cùng với nước muối loãng. Để ráo.
Mãng cầu xiêm đã lột vỏ cần tách hạt, lấy phần thịt quả. Cho vào máy xay sinh tố sữa đặc, thịt quả mãng cầu xiêm, dâu tây, đá viên, nước cốt dừa. Xay nhuyễn tất cả đến khi hỗn hợp mịn đều. Rót ra ly và thưởng thức. Bạn có thể trang trí thêm các lát dâu tây để món sinh tố mãng cầu nhìn hấp dẫn hơn. Vị ngọt nhẹ kết hợp với chua dịu của dâu tây tạo nên thức uống thanh mát và giàu dưỡng chất, giúp dưỡng da trắng khỏe hơn.
Nguyên liệu cần thiết gồm 500g thịt quả mãng cầu xiêm, 1 quả chuối, 1 hộp sữa chua, nửa nhánh gừng, nửa bát đá viên.
Mãng cầu xiêm gọt vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt quả. Chuối lột vỏ, cắt khoanh nhỏ vừa miếng. Vỏ gừng cạo sạch.
Cho vào máy xay sinh tố mãng cầu xiêm, chuối, gừng, sữa chua, đá viên. Xay nhuyễn tất cả đến khi mịn. Rót ra ly và thưởng thức. Mãng cầu xiêm và chuối kết hợp vừa tạo nên vị ngọt tự nhiên, lại tăng thêm vị ngậy. Bởi vậy, khi cho thêm sữa chua sẽ có thêm vị chua dịu, giúp sinh tố mãng cầu dễ uống và thanh mát hơn.
Mách bạn mẹo chữa cháy nắng hiệu quả
Mùa hè đến, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, làn da của bạn rất dễ bị cháy nắng.
Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Du lịch mở cửa, các ngày lễ nối tiếp nhau...những điều này khiến nhiều người trong chúng ta có quyết định xách balo và lên đường đến những vùng biển nhiều nắng gió. Trong những ngày phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, việc xuất hiện những vết mẩnngứatrên da là khó tránh khỏi. Các biện pháp khắc phục dưới đây sẽ giúp bạn giảm viêm da và làm dịu cơn đau docháy nắng.
1. Cháy nắng là gì?
Y tá, huấn luyện viên sơ cứu tại Ariège (Pháp )Vincent Massat giải thích: "Cháy nắng là tình trạng bỏng ít nhiều nghiêm trọng đối với da. Nó xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời". Cháy nắng là vết bỏng độ 1. Nó gây đỏ, đau, ngứa và đôi khi nổi mụn rộp trên da. Da mẩn đỏ, "nổi ban đỏ", nhạy cảm. Các lớp trên của biểu bì phải chịu quá nhiều tia UVB và UVA của ánh nắng mặt trời tấn công.
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời của mùa hè chúng ta dễ bị cháy nắng.
2. Cách làm dịu vết cháy nắng
Những biện pháp đầu tiên cần làm là ngừngphơi nắngvà giữ ẩm. "Cũng nên làm mát vùng bị bỏng để giảm đau", Vincent Massat khẳng định và chỉ dẫn: "Tắm nước mát trong thời gian sớm nhất giúp làm dịu vết cháy nắng". Việc này cũng loại bỏ bất kỳ dấu vết của cát, clo hoặc nước muối, những thứ chỉ gây kích ứng da nhiều hơn.
Bạn cũng có thể tắm nước ấm bằng cách thêm một ít bột yến mạch vào bồn tắm để có thêm tác dụng làm dịu cho da. Cách làm: Đổ hai cốc bột yến mạch vào một túi vải dạ hoặc một chiếc tất mỏng và dùng dây thun buộc lại. Treo túi này lên vòi bồn tắm và dội nước tắm lên: Nước sẽ chuyển sang màu trắng đục. Tắm trong khoảng mười lăm phút. Bạn cũng có thể thoa gói này lên những vết cháy nắng.
Chúng ta đều biết đến những lợi ích tiêu hóa của nước éplô hội(nha đam), nhưng khi được sử dụng dưới dạng gel, loại cây này có đặc tính chữa sẹo và làm mềm da đáng kinh ngạc. Nha đam có tác dụng chữa cháy nắng tuyệt vời vì nó có chứa các acid amin (7 trong 8 acid thiết yếu, 11 trong 14 acid thứ yếu), cần thiết cho sự tái tạo của các tế bào da, cũng như các enzym chống viêm. Để làm dịu vết cháy nắng ngứa nhưng không nổi mụn nước, hãy thoa một lớp mỏng gel lô hội và để da hấp thụ sản phẩm trước khi thoa một lớp khác.
Cung cấp độ ẩm cho da giúp làm dịu những vùng da bị cháy nắng.
3. Thời gian khỏi cháy nắng là bao lâu?
Vết bỏng do cháy nắng thường biến mất sau 3 đến 6 ngày và vết bỏng cấp độ đầu tiên này thường không để lại bất kỳ dấu vết nào trên da, đặc biệt nếu được điều trị tốt.
Mặt khác, vùng da cháy nắng có thể dẫn đến ngứa và sau đó bong vảy (da bong tróc) xuất hiện. Vì thế, hãy nhớ cấp ẩm cho da thật tốt.
Cấp nước từ bên trong: Cháy nắng không chỉ làm mất nước của da mà còn làm mất nước các phần khác của cơ thể, đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy cân nhắc uống nhiều nước hơn bình thường và ăn các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, dưa vàng hoặc nho.
Hơn hết, chúng ta không nên phơi nắng lại trước khi vết mẩn đỏ biến mất hoàn toàn. Và hãy nhớ thoakem chống nắngít nhất nửa giờ trước khi ra ngoài: 5 lần cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơung thư hắc tốlên 80%!
Mẹo chăm sóc 'vùng chữ T' trên mặt đúng cách Vùng da chữ T trên mặt thường rất nhạy cảm nên bạn cần có phương pháp chăm sóc phù hợp. Vùng da chữ T là gì? Vùng chữ T trên da cần có cách chăm sóc đúng. Nguồn ảnh: Internet Vùng da chữ T (The T-zone) được đặt tên bởi phần da hình chữ T hay đổ dầu trên khuôn mặt, bao gồm:...