3 công nhân vướng lao lý sau lần đòi công nợ
Bực tức vì không đòi được tiền công sau 4 năm thi công, còn bị nhổ nước bọt vào mặt, Lâm cùng nhóm công nhân đuổi theo xe chở giám đốc, đập vỡ gương chiếu hậu.
Ngày 11/1, TAND Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ba công nhân gồm Dương Văn Đức (28 tuổi), Nguyễn Thế Lâm (39 tuổi) và Nguyễn Trọng Mạnh (27 tuổi) cùng với đơn chống án của đại diện nguyên đơn dân sự Nguyễn Trung Quân (31 tuổi).
Theo bản án sơ thẩm, anh Phạm Văn Kiên (35 tuổi) ký hợp đồng với công ty do anh Nguyễn Việt Cường (35 tuổi) làm giám đốc, để thi công phần điện, nước cho một tòa chung cư cao cấp tại Hà Nội, với trị giá 500 triệu đồng. Anh Kiên đứng ra thuê một tốp công nhân, trong đó có 3 bị cáo trên vào làm công trình.
Mặc dù thi công xong vào cuối năm 2012, nhưng đến tận năm 2014, tiền công không được trả, anh Kiên không có tiền đưa lại cho tốp thợ. Chiều 8/12/2014, anh Kiên đến công ty đòi nhưng giám đốc không tiếp nên gọi nhóm thợ đến, gây sức ép.
Nhóm Lâm tới nơi nhưng anh Cường bỏ đi cùng cấp phó Nguyễn Trung Quân. Lâm và tốp thợ phóng đến ngã ba, phía sau siêu thị BigC và đâm xe máy vào đầu ôtô, nhằm buộc tài xế phải dừng lại. Tuy nhiên, chiếc xế hộp tiếp tục lăn bánh, chèn qua bánh xe máy.
Đức, Mạnh, Lâm và hai người khác chạy bộ đuổi theo, đứng chặn đầu ôtô. Lâm đã giật chiếc gương chiếu hậu, còn Mạnh dùng mũ bảo hộ lao động đập vỡ gương. Sau đó, Mạnh dắt xe máy để trước mũi ôtô, nhưng hai người ngồi trên ôtô không xuống.
Chỉ đến khi cảnh sát giao thông tới nơi giải quyết, hai người trên ôtô mới xuống xe. Lâm bị cáo buộc đã lao vào đánh anh Quân. Nhóm công nhân bị bắt vì hủy hoại tài sản là chiếc gương trị giá gần 5 triệu đồng.
Video đang HOT
Ba công nhân vướng lao lý vì phút thiếu kiềm chế.
Lâm còn thừa nhận đã dùng gạch đập vào capô ôtô. Các bị cáo cho rằng, bị hại nợ tiền công và đòi nhiều lần không chịu trả nên bức xúc dẫn đến hành vi phạm tội. Các bị cáo cho biết, một công nhân cầm gạch đuổi theo ôtô đã chết trong tai nạn giao thông. TAND quận Cầu Giấy đã tuyên phạt cả ba bị cáo 9 tháng tù treo.
Tại phiên phúc thẩm, anh Quân vắng mặt nhưng cung cấp clip cho thấy người dùng gạch đập vào capô không phải bị cáo Lâm mà là một người khác, và cũng không phải là người đã chết do tai nạn giao thông. VKS cho rằng, đây là tình tiết mới, cấp phúc thẩm không thể làm rõ, bổ sung nên kháng cáo của bị hại có cơ sở.
Mặt khác cũng tại phiên tòa phúc thẩm, Lâm khai nguyên nhân dẫn đến hành vi đuổi theo ôtô ngoài nợ tiền còn do anh Cường nhổ nước bọt vào mặt các bị cáo. VKS đề nghị cần điều tra bổ sung để xem các bị cáo có bị kích động về mặt tinh thần hay không. Để vụ án được giải quyết một cách triệt để, khách quan, đúng người, đúng tội, VKS đề nghị hủy toàn bộ bản án, điều tra, xét xử lại.
Tòa đồng tình quan điểm của VKS, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, điều tra lại.
Việt Dũng
Theo VNE
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ bị đánh chết sau khi cự cãi CSGT
Các bị cáo thừa nhận đã được nguyên thượng úy CSGT gọi điện thoại để đánh dằn mặt ông Chín dẫn đến cái chết của nạn nhân này.
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Ngọc Lê
Ngày 23.12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" đối với bị cáo nguyên thượng úy Phạm Sỹ Hoài Như (35 tuổi, thuộc Đội CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM).
Ngoài bị cáo Như còn có 4 bị cáo khác gồm: Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững.
Tại tòa, 4 bị cáo Chung, Vững, Hạnh, Vương khai nhận toàn bộ hành vi. Các bị cáo khai nhận điện thoại của Như bảo đến đánh dằn mặt ông Chín. Ngược lại, Như khai chỉ gọi điện nhờ Chung đến thuyết phục ông Chín ra về để tổ công tác thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình xét hỏi, luật sư Hoàng Cao Sang (bảo vệ quyền lợi cho phía bị hại) đề nghị làm rõ hành vi, lời khai trước đây của Vương, Hạnh, Chung về việc Như hứa cho mỗi người 100 triệu đồng và xe máy nếu Nhận tội thay Nhu.
Sau phần xét hỏi, liên quan đến kết quả giám định việc có hay không Như đưa tiền cho các bị các khác để thực hiện hành vi, HĐXX nhận thấy nguyên nhân nạn nhân chết là do chấn thương vùng bụng, vỡ ruột non dẫn đến tử vong. Vì vậy, toà quyết định trả hồ sơ để xác minh thông tin đưa tiền cho các bị cáo khác phạm tội và xác định lại tội danh của các bị cáo.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.HCM, Như đóng vai trò chủ mưu, ra lệnh cho các bị cáo còn lại đánh, gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) sau khi ông này cự cãi với tổ CSGT của Như đang làm nhiệm vụ.
Cụ thể, đêm 25.6.2014, tổ tuần tra Đội CSGT do Như làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ tại giao lộ đường Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Qúy (P.13, Q.Tân Bình) thì phát hiện ông Chín có biểu hiện sử dụng rượu, bia nên ra hiệu dừng xe, kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện. Ông Chín không đồng ý ký tên vào biên bản, đứng la lối, chửi bới lại với tổ CSGT.
Lúc sau, Như gọi điện cho Chung đến dằn mặt, đuổi ông Chín đi để tổ tuần tra làm việc. Khi đi, Như gọi điện rủ thêm hai bị cáo còn lại cùng tham gia. Tuy nhiên, ông Chính đã tử vong sau khi được phát hiện và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Sự việc được điều tra làm rõ sau khi Hạnh và Vương đến CQĐT Công an Q.Tân Bình đầu thú. Tiếp theo, Chung, Vững bị bắt khẩn cấp. Ngày 11.9.2014, Như bị tước danh hiệu Công an nhân dân, ngày 7.11.2014 bị khởi tố, bắt tạm giam. Hiện tại, Như được thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cáo trạng cũng xác định, theo kết luận điều tra, Như không nhận đã dùng điện thoại gọi Chung đến để đánh thị uy ông Chín. Như khai, chỉ nhờ Chung đến giúp đỡ CSGT đưa ông Chín về nhà.
Ngọc Lê - Phan Thương
Theo Thanhnien
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án 'Tàng Keangnam' Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án kéo dài, để đảm bảo xét xử vụ án đúng bản chất, đúng căn cứ pháp luật, hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sáng nay (14.12), trong ngày làm việc thứ 5 phiên toà xét xử Tráng A Tàng (còn gọi là Tàng Keangnam, 33 tuổi,...