3 câu hỏi quan trọng nhất về khám phụ khoa
Mỗi lần khám phụ khoa định kì, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh, như thế việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém.
Khám phụ khoa là việc cần làm đối với tất cả chị em ở mọi lứa tuổi. Việc này nên thực hiện từ sau khi chị em bắt đầu có kinh nguyệt. Khám phụ khoa có tác dụng giúp chị em sớm phát hiện các trục trặc ở cơ quan sinh dục, từ đó nhanh chóng chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khám phụ khoa cần được thực hiện đều đặn theo định kì và tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì mới hiệu quả.
Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất của hầu hết chị em về khám phụ khoa.
1. Dấu hiệu bạn cần đi khám phụ khoa?
Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường khu trú. Bình thường vi khuẩn sản sinh các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục và không gây nguy hiểm. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi các vi khuẩn sẽ là tác nhân gây bệnh. Lúc này, biểu hiện rõ nét nhất là huyết trắng âm đạo ra nhiều.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết trắng bệnh lý nhưng thông thường huyết trắng bệnh lý xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Do nấm candida albicans: Khi nhiễm thì huyết trắng sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.
- Do nhiễm trichomonas vaginalis: Khi nhiễm huyết trắng sẽ có màu vàng – xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.
- Do tạp trùng: Nếu do tạp trùng thì huyết trắng sẽ có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
- Viêm lộ tuyến tử cung: Huyết trắng có màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có thể có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục.
- U xơ tử cung: Bệnh có triệu chứng là rối loạn kinh nguyệt, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo. Bên cạnh đó kèm theo huyết trắng ra nhiều, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
- Nếu do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật thì huyết trắng có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.
Mỗi lần khám phụ khoa định kì, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh, như thế việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. Ảnh minh họa
Video đang HOT
2. Tại sao nên đi khám phụ khoa định kì?
Mỗi lần khám phụ khoa định kì, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh, như thế việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư tử cung…
Khám phụ khoa sẽ được tiến hành kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn chức năng của buồng trứng…
3. Lưu ý khi đi khám phụ khoa?
Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên lưu ý gì?
- Không khám phụ khoa trong thời gian có “đèn đỏ” vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- Bạn không nên quan hệ tình dục hoặc chèn bất cứ vật gì vào âm đạo 1-2 ngày trước khi bạn khám phụ khoa.
- Các chị em không nên thụt rửa âm đạo trong ít nhất 24 giờ trước khi đi khám bác sĩ phụ khoa.
- Lập một danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ sản phụ khoa để được giải đáp trong lúc thăm khám.
Theo VNE
Bí quyết tăng cường hệ thống miễn dịch phòng ngừa dịch bệnh
Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ dàng bị nhiễm trùng. Nói cách khác, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh.
Trong thời điểm dịch sởi đang "hoành hành", các bệnh lây nhiễm khác như bệnhtay chân miệng, thủy đậu đang có xu hướng phát triển thì việc giữ cho hệ thống miễn dịch là điều hết sức cần thiết.
Cơ thể con người có cơ chế bảo vệ riêng để chống lại mầm bệnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cơ chế này bao gồm các tế bào, mô, cơ quan và các kháng thể được gọi chung là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này xác định vi khuẩn gây bệnh và phá hủy chúng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, gây bệnh. Một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ có thể thực hiện tất cả các chức năng một cách hoàn hảo. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ dàng bị nhiễm trùng. Nói cách khác, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh.
Bởi vậy, việc tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là hết sức cần thiết với mỗi người, nhất là trong thời điểm các bệnh dịch có nguy cơ phát triển mạnh như bây giờ. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh còn liên quan đến nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, thói quen sống, tuổi tác...
Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến hoạt động lành mạnh của hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm tập thể dục đầy đủ, chế độ ăn uống cân bằng, vệ sinh tốt, ngủ đủ giấc, sức khỏe tâm thần tốt, và trọng lượng cơ thể lý tưởng. Điều quan trọng nhất trong số đó là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó bao gồm các loại thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch như trái cây, rau, nấm và cá...
Ảnh minh họa
Dưới đây là một số trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Tập thể dục thường xuyên
Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của lối sống lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nồng độ cholesterol thấp hơn và cải thiện lưu thông cũng như sức khỏe tim mạch. Hoạt động thể chất giúp các tế bào máu trắng và các kháng thể di chuyển nhanh hơn khắp cơ thể vì nó làm tăng tốc độ lưu thông máu.
Nó cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh khác, thông qua đường hô hấp và tăng sản lượng của các chất thải của cơ thể. Tập thể dục làm tăng tỷ lệ của nhiệt độ cơ thể có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Mỗi ngày, bạn chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút là có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của mình.
Ảnh minh họa
Chế độ ăn uống cân bằng
Các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, kẽm, carotenoids, bioflavonoids, selen và axit béo omega-3... sẽ có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn hiệu quả. Nhưng một số vitamin và khoáng chất có thể được hấp thụ vào cơ thể chỉ với sự giúp đỡ của các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ như vitamin C muốn được hấp thụ tối đa trong cơ thể thì cần sự giúp đỡ của canxi và magiê hoặc canxi "làm việc" hiệu quả nhất với vitamin D. Hầu hết các loại trái cây sáng màu và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng. Đây là danh sách các thực phẩm có thể tăng cường hệ miễn dịch.
Trái cây: Táo, ổi, đu đủ, dâu tây, kiwi, dưa đỏ, da cam, bưởi, dứa, nho, việt quất và quả mọng đỏ, mãng cầu xiêm, lựu, mận và bơ...
Rau: Ớt chuông, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, cải bắp, khoai lang, rau mùi, hành tây, tỏi, củ cải, gừng, nấm, củ cải đường, cà chua , măng tây và atisô...
Thực phẩm khác: Sữa chua, yến mạch, ngũ cốc, đậu, hạt lanh, trà xanh, hải sản, các loại ngũ cốc, thịt nạc, thịt gà và gà tây, đậu hũ, nhân sâm, dầu ôliu, mật ong, hạt tiêu đen, mầm lúa mì và nghệ...
Ảnh minh họa
Kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng
Đây là một trong những nguyên tắc vàng khi nói đến lối sống lành mạnh. Kích thích tố căng thẳng như cortisone và adrenaline có thể ức chế hệ thống miễn dịch.
Theo các nghiên cứu tiến hành trên chuột, tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến việc sản xuất kháng thể chống lại nhiễm virus. Những con chuột bị căng thẳng tinh thần có tuổi thọ ngắn hơn khi so sánh với những con chuột bị căng thẳng về thể chất. Từ đó có thể kết luận rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trong một cách tiêu cực. Nếu có thể, tránh những tình huống có thể gây căng thẳng cho bạn. Tập thể dục là cách tốt nhất để loại bỏ căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể tập các hoạt động khác như tập yoga, thiền...
Ảnh minh họa
Tạo những thói quen lành mạnh
Bỏ hút thuốc: Đây là một trong những thói quen không lành mạnh có thể gây thiệt hại cho hệ thống của cơ thể và các cơ quan khác nhau. Ngay cả hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng từ thói quen hút thuốc. Hút thuốc làm cho hệ thống miễn dịch yếu và cơ thể trở nên dễ bị nhiễm trùng, như viêm phổi. Nó cũng làm giảm mức độ của chất chống oxy hóa trong máu.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có liên quan đến sự ức chế của hệ thống miễn dịch. Những người không ngủ đủ giấc dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn nên khả năng mắc bệnh cao hơn những người ngủ đủ giấc. Hệ thống miễn dịch có khả năng sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng giảm. Vì vậy hãy cố gắng ngủ ít nhất là 7-8 giờ của giấc ngủ hàng ngày.
Uống đủ nước: Uống nhiều nước có lợi cho hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Nước là yếu tố cần thiết để sản xuất bạch huyết trên khắp cơ thể. Nó cũng giúp đưa oxy vào máu, qua đó nâng cao hiệu quả của các tế bào trong cơ thể. Lượng tối ưu của nước cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, như viêm khớp.
Một yếu tố khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch là bệnh béo phì. Các tế bào chất béo dư thừa trong cơ thể gây viêm mãn tính, từ đó gây tổn hại các mô khỏe mạnh. Vì vậy, duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Theo VNE
Thêm nguyên nhân gây sâu răng có thể bạn chưa biết Đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên sâu răng, nếu bạn không chú ý đến vệ sinh răng miệng thật cẩn thận. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ có kẹo bánh hay đồ ngọt mới khiến bạn gặp phải rắc rối với đường? Câu trả lời là không. Trong một ngày, bạn thường ăn từ hai đến ba bữa ăn...