3 cái khổ muôn đời của phụ nữ, chồng chỉ cần hiểu 1 cũng khiến họ được an ủi phần nào
Phụ nữ lấy chồng để dựa dẫm vào, thế nên là chồng hãy thấu hiểu và quan tâm vợ mình.
Chăm sóc cho chồng con như một lẽ đương nhiên
Trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ lúc nào giữ vai trò chăm sóc, lo toan cho cả gia đình từ miếng ăn đến giấc ngủ. Với nhiều người thì họ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng cũng khá nhiều người phụ nữ mệt mỏi khi rươi vào trường hợp bị áp đặt công việc nội trợ và lo toan cho cả nhà.
Nhiều người phụ nữ bất hạnh ở chỗ họ hi sinh, làm hết mọi việc nhưng không có lấy thời gian chăm sóc cho mình. Họ thậm chí còn không nhận được sự đồng cảm của gia đình.
(ảnh minh hoạ)
Không có tiếng nói trong gia đình
Video đang HOT
Bình đẳng năm nữa trong gia đình đang được xã hội đề cao hơn bất cứ lúc nào hết. Vai trò của đàn ông và phụ nữ đều được xem trọng như nhau. Tuy nhiên thì khi phụ nữ rơi vào trường hợp bị coi thường thì lời nói của họ dường như lại không có giá trị, lúc đó chắc chắn họ sẽ không có được hạnh phúc. Đó cũng chính là nỗi khổ tâm mà nhiều người đang phải gánh vác.
Phụ thuộc vào tình cảm của người đàn ông
(ảnh minh hoạ)
Phụ nữ đều mắc một sai lầm khá lớn đó chính là để bản thân mình sống phụ thuộc vào người đàn ông. Chính vì thế mà họ mới không được coi trọng. Phụ nữ bất hạnh là lúc nào cũng phải chạy theo tình cảm của người khác, không được sống đúng với bản thân mình.
Phụ nữ muốn thoải khỏi bấy hạnh thì hãy tìm đến cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Nhớ tránh xa khỏi 3 cái khổ trên thì mới mong an ổn.
Tưởng vợ hiền lành ngoan ngoãn nên tôi cưới gấp, ngờ đâu ngay đêm tân hôn, tôi chết sững với điều khoản cô ấy nói
Tôi đã nghĩ mình gặp đúng người vợ tào khang, có thể chia sẻ tất cả những nỗi lòng với mình. Thế mà đêm tân hôn, cô ấy đưa ra một điều khoản khiến tôi điêu đứng.
Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Xin chào Hướng Dương,
Tôi là anh cả. Dưới tôi còn 1 đứa em trai, đã có gia đình nhưng vẫn suy nghĩ bồng bột, chưa có công ăn việc làm ổn định. Tôi thương hai cháu nhỏ dại, thiếu thốn nên tháng nào cũng cho tiền mua sữa, đóng tiền học hoặc mua quần áo cho. Một tháng, tôi kiếm được khoảng 15 triệu và tôi trích 5 triệu cho cháu.
Khi quen H, tôi đã kể rõ chuyện nhà mình. Tôi sẽ sống với bố mẹ và hàng tháng đều phải cho tiền cháu. Lúc đó, H im lặng gật gù. Thấy H là người hiền lành, nhân hậu, ngoan ngoãn nết na, tôi vội vàng hỏi cưới cô ấy ngay.
Ảnh minh họa.
Nào ngờ, đêm tân hôn, H nói thẳng với tôi một điều khoản: hàng tháng tôi phải đưa hết tiền lương cho cô ấy giữ. Tôi không đồng ý. Tôi chỉ đưa một phần thôi, phần còn lại, tôi còn phải giúp đỡ gia đình em trai. H phản đối luôn. Cô ấy nói rằng ai cũng có cuộc sống riêng thì phải tự lo cho mình. Cô ấy chỉ có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ chồng, ngoài ra không có nghĩa vụ lo cho em chồng.
Tôi giận H khủng khiếp. Thật không ngờ cô ấy lại nhỏ nhen, ích kỉ như thế. Tôi lo cho em trai là điều nên làm, tại sao cô ấy lại cấm cản. Mấy ngày nay, chúng tôi không thống nhất được quan điểm nên lúc nào cũng căng thẳng, bực bội. Theo Hướng Dương, tôi và vợ, ai đúng ai sai? Tôi phải làm sao để thuyết phục vợ đồng ý cho mình lo toan cho gia đình em trai đây? (anhle...@gmail.com)
Chào bạn,
Vợ bạn nói đúng, mỗi người đều có cuộc sống riêng thì phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình. Việc bạn bao bọc gia đình em trai quá mức đã khiến em trai bạn ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Cậu ấy đã có vợ con, phải là chủ gia đình, phải tự lo lắng cho vợ con, không thể cứ trông đợi ở người khác. Bạn cũng đã có gia đình riêng, rồi sẽ có con nên hãy nghĩ đến suy nghĩ, cảm nhận của vợ.
Kinh tế gia đình nên quy về một mối để thuận tiện cho việc chi tiêu, tiết kiệm và định hướng tương lai. Vợ chồng bạn nên thống nhất cách tiết kiệm chung và các khoản cần chi tiêu trong tháng. Về phía gia đình em trai, vợ chồng bạn cần trao đổi, chốt lại số tiền sẽ cho các cháu tùy theo thu nhập chung và sự tôn trọng lẫn nhau. Việc bạn cắt giảm số tiền chu cấp sẽ tạo động lực để em trai bạn đi làm, có trách nhiệm hơn với gia đình mình.
Là một người chồng, thay vì suy nghĩ độc đoán, đổ lỗi cho vợ, bạn nên có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, biết đứng ở vị trí của vợ để thấu hiểu, cảm thông và trân trọng cô ấy hơn. Đó cũng chính là nền tảng của hạnh phúc và bền vững trong hôn nhân.
Thân gửi.
Đi làm về vẫn chưa có cơm ăn, chồng tức tối hất đổ tan tành bát canh nóng và phản ứng của cô vợ bầu ngay sáng hôm sau Vừa chạm vào bát canh nóng, Đông lập tức hất ngay xuống sàn nhà, nước canh chảy lênh láng, chiếc bát cũng vỡ nát thành nhiều mảnh. Phụ nữ cần độc lập, không nên dựa dẫm, ỷ lại vào chồng. Thế nhưng trong hoàn cảnh vợ mang thai, sinh con thì trách nhiệm của người chồng chính là bao bọc, chăm lo cho...