3 cách trang điểm mắt độc đáo với pha lê
Đường viền pha lê truyền thống
Để có một kiểu dáng truyền thống với pha lê, hãy chọn một loại phấn mắt có màu sắc sặc sỡ và thoa đều lên mí mắt, theo hình dạng của mắt bạn. Sau đó, chọn các viên đá pha lê bạn muốn áp dụng. Bạn có thể kẻ viền mắt, kéo dài ra ngoài hoặc thậm chí dùng đá che mắt.
Giọt khóe mắt
Đây là loại dành cho những người yêu thích trang điểm cổ điển, những người muốn có một kiểu dáng kín đáo và sang trọng hơn. Phủ một lớp phấn mắt màu nude với một chút ánh nhũ lên trên nắp. Khi chọn pha lê, hãy chọn những viên đá trong suốt để sử dụng ở khóe mắt. Đặt dọc theo toàn bộ chiều dài và ở góc ngoài và trong của mắt. Để tăng thêm hiệu ứng, hãy sử dụng đá với các kích cỡ khác nhau, đảm bảo trông “đẹp” hơn.
Đường viền tinh thể với độ tương phản màu
Khai thác khả năng sáng tạo của bạn nhiều hơn nữa bằng cách pha trộn màu sắc. Khi sử dụng phấn mắt và pha lê, hãy chọn độ tương phản. Tìm kiếm màu sắc phù hợp và cảm hứng. Tìm kiếm nhanh trên Google về “lý thuyết màu sắc” có thể giúp bạn khi chọn màu sắc tương phản cho lớp trang điểm của mình. Đối với các viên pha lê, hãy sử dụng những viên đá vừa phải trên mí mắt và ở góc ngoài và trong, kéo ra theo hình mắt mèo.
Video đang HOT
Top 7 tựa game cho bạn khám phá màn đêm đầy huyền bí
Những tựa game lấy tông màu chính u ám nhưng đầy cuốn hút.
Bóng tối là một yếu tố rất được các nhà làm game ưa chuộng, và thường được dùng để truyền tải sự huyền bí hoặc đáng sợ cho người chơi. Những tựa game sử dụng bóng tối làm yếu tố chính thường là những tựa game kinh dị - nơi mà bất kỳ sinh vật kỳ quái nào cũng có thể nhảy ra từ bóng đêm và vồ lấy bạn. Bóng tối đôi khi không chỉ dùng để tả cảnh kinh dị, mà nó còn được tận dụng mô tả những điều ẩn ý của nhà làm game, hoặc dùng để gợi ý về các phần DLC mở rộng nội dung cốt truyện. Sau đây là top 7 tựa game sử dụng bóng tối một cách thông minh như vậy.
Little Nightmares 2
Little Nightmares 2 là một ví dụ điển hình về các tựa game lấy màn đêm làm điểm tựa để truyền tải nỗi kinh hoàng đến game thủ. Không giống như phần đầu tiên của series, nơi chúng ta chỉ quanh đi quẩn lại trong con tàu Maw. Ở phần 2 này, hầu hết các bối cảnh trong game đều diễn ra tại một thành phố cực kỳ to lớn được gọi là Pale City.
Người chơi sẽ vào vai một cậu bé trai tên Mono đồng hành cùng một cô bé Six. Thật ra, Six chính là nhân vật chính của phần game đầu tiên. Tuy nhiên, trong phần 2 thì Six chỉ đóng vai trò là nhân vật phụ, đảm nhận vị trí hỗ trợ để cùng cậu bé Mono vượt qua các địa điểm kinh dị của thành phố Pale City vào buổi đêm. Đó là một ngôi trường nội trú rùng rợn của con ma cổ dài, và một bệnh viện bỏ hoang với những con ma-nơ-canh chi di chuyển trong bóng tối.
Resident Evil
Các tựa game thuộc dòng Resident Evil chính là những tựa game tiên phong trong thể loại game kinh dị sinh tồn (mặc dù các phần gần đây đang dần chuyển hướng sang thể loại hành động phiêu lưu). Và để tìm được một tựa game có bối cảnh diễn ra hoàn toàn trong đêm tối thuộc series này không hề khó. Các bạn không cần kiếm đâu xa, ngay phần game đầu tiên đã quăng bạn vào một căn biệt thự kinh dị nằm sâu trong khu rừng được bao phủ bởi màn đêm chết chóc.
Ngay từ lúc mà Jill, Chris và các người đồng đội khác bước chân tới căn biệt thự Spencer, thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ trải qua một đêm dài kinh hoàng. Vì vậy, cho dù là bạn có chơi phiên bản game gốc năm 1996, hoặc phiên bản làm lại của GameCube năm 2022, không có gì có thể đánh bại được cảm giác hồi hộp và sợ hãi mà tựa game này mang lại cho bạn.
Blade Runner
Blade Runner là 1 trong những tựa phim khoa học viễn tưởng đình đám nhất vào thập niên 80. Nó mô tả thành phố Los Angeles vào năm 2019 qua những cảnh quay vào ban đêm dưới trời mưa ẩm ướt, xen lẫn là những bảng hiệu với ánh đèn neon chói lòa, tạo điểm nhấn cho khung cảnh.
Vì thế nên đến khi nhà phát triển Westwood Studios chuyển thể phim này thành game vào năm 1997, hầu hết người chơi đều rất bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến màn đêm quen thuộc hiện ra ngay trước màn hình PC. Đặc biệt, các khung cảnh và địa điểm này được tái hiện rất thuyết phục, dù so với chuẩn game PC ngày nay thì không quá ấn tượng nhưng vào thời bấy giờ thì có thể nói là một kiệt tác đó nha. Một điểm khá hay ho nữa là nó có sự xuất hiện của vài nhân vật trong phim và những hoạt động của họ cũng được thuật lại trong game.
Batman: Arkham City
Người Dơi đã từng xuất hiện trong nhiều tựa game từ trước đến nay. Tuy nhiên, phải đến phần Batman: Arkham City thì hành trình của Batman mới thật sự được mở rộng và hiện thực hoá một cách chi tiết và tỉ mỉ. Nối tiếp ngay sau bom tấn Arkham Asylum, bạn sẽ phải điều khiển Batman đi dẹp loạn trên đường phố Gotham sau vụ hàng loạt tội phạm và kẻ ác vượt ngục, khiến cả thành phố rơi vào cảnh hỗn loạn.
Thử thách ở đây là Batman sẽ phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ trong vòng 1 đêm, trước khi mọi chuyện không thể cứu vãn được nữa. Với việc tất cả người dân vô tội đều ru rú trong nhà, cả Gotham rộng lớn đã trở thành một "sân chơi" cho Batman đu dây và đập từng tên tội phạm đang hoành hành trên các con phố. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh về đêm đẹp lộng lẫy cho tựa game Batman: Arkham City.
Luigi's Mansion 3
Một lần nữa, Luigi đã bước ra khỏi cái bóng của Mario và "tỏa sáng" trong phần Luigi's Mansion 3. Tựa game này được ra mắt trên hệ máy Nintendo Switch vào năm 2019, đưa bạn vào vai Luigi khám phá những căn phòng và hành lang đầy bí ẩn trong một căn biệt thự ma mị.
Nhưng lần này, căn biệt thự kia lại là một khách sạn sang trọng có nhiều tầng, và nó bị một nhóm con ma tinh nghịch quậy phá, "xưng bá" trong tòa nhà này. Ngoài kia, qua khung cửa sổ, ánh trăng vẫn chiếu xuyên màn đêm, tạo nên một khung cảnh mờ mờ ảo ảo càng khiến cho người chơi rùng mình trong lúc đi săn bắt mấy con ma. Nói không ngoa thì đây là một trong những tựa game có đồ họa nhìn ưng mắt nhất trên Nintendo Switch.
Gone Home
Gone Home là một tựa game indie ngắn, kể về một câu chuyện tuyệt hay. Câu chuyện của tựa game bắt đầu với cảnh người con gái đáp chuyến bay trở về nhà thăm gia đình vào một đêm nọ. Tuy nhiên nhà lúc này chẳng có ai cả, thứ chờ đợi bạn chỉ là một căn nhà vắng tanh lạnh lẽo, cho bạn cảm giác giống như lạc vào truyện kinh dị của Stephen King: đèn thì nhấp nháy, nhà thì không có ai và dường như có một điều gì đó kinh hoàng đang chực chờ.
Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu khám phá ngôi nhà thì mọi chuyện dần sáng tỏ với những thông điệp chạm đến tâm can game thủ, xoáy mạnh vào một trong những thứ tình cảm mãnh liệt nhất của một con người: tình yêu của tuổi trẻ. Bạn sẽ xâu chuỗi mọi thứ qua những tờ ghi chú và manh mối nằm rải rác trong ngôi nhà, từ đó biết được điều gì đã xảy ra với những con người từng sống tại đây. Và mọi thứ sẽ vỡ òa vào khúc cuối, khiến bạn trái tim bạn thổn thức mãi về sau.
Until Dawn
Có thể nói, Until Dawn là một trong những tựa game hoàn hảo dành cho những bạn nào thích các thể loại game có cốt truyện và kết cục diễn biến dựa trên quyết định của người chơi. Điều đặc biệt về tựa game này đó là không chỉ 1 hoặc 2, mà là mọi nhân vật trong game đều có thể "bay màu" khi bạn không may đưa ra các quyết định sai lầm. Cũng bởi vì yếu tố khắt khe này mà người chơi càng thêm căng thẳng mỗi khi game bắt họ phải đưa ra lựa chọn.
Câu chuyện trong game được kể theo đúng kiểu của những bộ phim sát nhân kinh điển. Người chơi là 1 thành viên trong một nhóm cùng với 8 người khác, tụ họp tại một nhà nghỉ ở núi Blackwood, một năm sau khi một thảm kịch xảy ra ở đó. Trong đêm, tên sát nhân bỗng xuất hiện và chọn từng người một trong nhóm. Toàn bộ sự việc trong game chỉ diễn ra trong đúng 1 đêm duy nhất, và hành động của người chơi sẽ quyết định ai là người được sống sót cho đến lúc bình minh.
Nữ coser "cực cháy" khi hóa thân thành cô nàng Kitagawa Marin trong My Dress-Up Darling Bộ ảnh cosplay nào về nàng Kitagawa Marin cũng rất bổ mắt. Nữ chính Kitagawa Marin của My Dress-Up Darling hiện đang là nhân vật nữ được yêu thích nhất của loạt anime ra mắt đầu năm 2022. Marin là một cô gái xinh đẹp, cởi mở và sống rất cảm tính. Cô có tình yêu lớn dành cho các nhân vật hoạt...