3 cách làm “thịt bò khô” cực thơm ngon từ thịt lợn
Dưới đây là công thức tự làm giả thịt bò khô từ thịt lợn để tiết kiệm cho chị em mà vẫn đảm bảo độ thơm ngon và hấp dẫn.
Cách 1
Nguyên liệu:
- Thịt lợn mông: 3 lạng (Đến khi sao khô còn khoảng 1.5 lạng – khoảng 1 đĩa vừa như hình). Chú ý khi mua cắt sao để có được cả miếng thịt to, có thớ dài. Bước này rất quan trọng vì thớ có dài mới xé được sợi thịt dài, sợi thịt lợn khô sau đó mới công và ngon.
Bạn có thể tự làm khô bò từ thịt heo.
- 3 củ sả
- Một gói ngũ vị hương
- Một gói bột điều nhỏ
- Đường, bột canh, ớt bột.
Cách làm:
- Thịt mua về rửa sạch, trần sơ một ít nước nóng cho bớt bẩn, rửa sạch lại bằng nước nguội.
- Bỏ thịt vào nồi luộc. Không cần chín nhừ, chỉ cần chín tới và dai để để xé được.
- Vớt thịt để nguội, giữ nguyên phần nước luộc. Trong lúc chờ thịt nguội,thì đập dập 2 của sả bỏ sẵn vào nồi nước luộc.
- Thịt nguội rồi thì dùng tay, xé thành sợi, xé càng mỏng, càng nhỏ được thì càng ngấm gia vị, ngon hơn
- Bỏ phần thịt vừa xé vào một bát to, nêm thêm 1 thìa đường, thìa bột canh (thìa cà phê, nếu không chắc có thể nếm đến khi thấy vừa miệng theo khẩu vị gia đình), một ít mì chính (nếu ăn được), gói ngũ vị hương, cùng với 2 củ sả còn lại xay nhuyễn, ớt bột, gói bột điều. Tất cả trộn đều. Rồi đổ vào nồi nước luộc thịt đã đập sẵn xả.
- Đun đến khi nào cạn nước (đun nhỏ lửa, cho gia vị ngấm vào thịt). Sau đó vớt sả bỏ đi và lấy thịt ra tô.
Vậy là bạn có đã món ngon “tốn mồi”, tốn bia rồi đó.
- Trộn tiếp gói bột điều còn lại. Rải đều ra đĩa, quay 2 phút trong lò vi sóng hoặc sên trên bếp bằng chảo nhỏ lửa. Đến khi thịt khô và se lại là được. Vậy là bạn có đã món ngon “tốn mồi”, tốn bia rồi đó.
Cách 2
Nguyên liệu:
Thịt lợn nên mua phần nạc thăn: một kg; sả 5 củ, tỏi 2 củ, gừng một nhánh. Một thìa ớt bột, 2 thìa tương ớt, 1/2 thìa bột canh. Đường: 1,5 thìa, mì chính: 1/2 thìa (thìa ăn cơm, ăn phở).
Ngũ vị hương: Một thìa, gia vị nấu bò kho: 1/2 thìa, màu hạt điều: một thìa (thìa nhựa dùng để ăn sữa chua).
Cách làm:
Sả, tỏi gừng giã nhuyễn.
Video đang HOT
Rửa sạch rồi giã nhuyễn tất cả tỏi, gừng cùng 1/2 số sả. Phần sả còn lại để nguyên cọng chờ cho vào nồi nước luộc.
Thịt lợn xắt miếng dọc theo thớ thịt. Thớ thịt càng dài thì sợi khô càng hấp dẫn. Trụng thịt sơ qua nước sôi. Sau đó, luộc thịt vừa chín, để nước sâm sấp mặt thịt là vừa. Khi chín, vớt thịt ra, giữ lại nước.
Trộn tất cả các loại gia vị cùng gừng, tỏi, sả đã giã nhuyễn vào nồi nước luộc.
Trộn tất cả các loại gia vị cùng gừng, tỏi, sả đã giã nhuyễn vào nồi nước luộc.
Xé thịt nhỏ, dọc theo thớ.
Sau đó, cho lại thịt đã xé vào nồi nước luộc, trộn đều với gia vị. Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước.
Cuối cùng, sấy khô thịt bằng lò nướng hoặc vi sóng. Nếu không có hai thiết bị này, bạn có thể cho thịt lên chảo chống dính, sao khô như làm ruốc.
Cách 3
Nguyên liệu:
Thịt lợn nạc (phần thăn): 1,5kg – 2kg (Chọn phần đầu thăn, có gân càng tốt, thái dọc thớ thịt, rộng bản, độ dày khoảng 2-3cm).
Sả: 7-8 củ.
Tỏi: 4-5 củ.
Gừng: 1 củ.
Ớt bột: 3-4 thìa cà phê (Tăng/giảm độ cay cho phù hợp với khẩu vị, có thể dùng ớt bột Hàn Quốc để cho màu đẹp hơn và cũng ít cay hơn ớt Việt Nam).
Tương ớt: 2-3 thìa phở
Bột canh (gia vị): 2 thìa phở. (Tăng/giảm độ mặn cho phù hợp với khẩu vị).
Đường: 2 thìa phở. (Tăng/giảm độ ngọt cho phù hợp với khẩu vị).
Ngũ vị hương: 1 gói.
Bột bò kho (gia vị nấu bò kho có bán trong siêu thị): 1 gói.
Màu hạt điều: 1 thìa phở.
Cách làm:
1. Gừng, tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn với 1/2 số sả ở trên. Để nhanh hơn các bạn có thể cho vào xay nhỏ. 1/2 chỗ sả còn lại rửa sạch, đập dập.
2. Thịt lợn thái dọc theo thớ thịt. Thớ thịt càng dài thì khi làm càng đẹp mắt. Rửa qua nước sôi cho sạch hết bụi bẩn và mùi hôi. Sau đó, bắc nồi nước sâm sấp mặt thịt, luộc cho chín tới. Khi chín, vớt thịt ra, giữ lại nước.
3. Trộn tất cả gừng, tỏi, sả đã giã nhuyễn cùng với sả đập dập và số gia vị ở trên (đường, bột canh, tương ớt, ớt bột, ngũ vị hương, gia vị bò kho, 1/2 thìa màu hạt điều) vào nồi nước luộc.
Thịt sau khi luộc có thể để nguyên miếng hoặc xé dọc thớ thịt thành những sợi nhỏ và dài.
4. Thịt sau khi luộc có thể để nguyên miếng hoặc xé dọc thớ thịt thành những sợi nhỏ và dài.
2 cách nấu phở gà truyền thống gia truyền Hà Nội ngon đơn giản tại nhà
Cách nấu phở gà truyền thống kiểu Hà Nội là công thức phở gà đã có từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn được chị em nội trợ chia sẻ với nhau nhờ hương vị thơm ngon, ngọt thanh đúng chuẩn.
Phở gà là một trong những món ngon làm nên thương hiệu ẩm thực Việt. Hôm nay, hãy cùng Webnauan.vn tìm về hương vị phở gà Việt xa xưa với 2 công thức dễ làm dưới đây nhé!
1. Công thức phở gà truyền thống chuẩn vị Hà Nội đơn giản nhất
1.1. Nguyên liệu
Cách nấu phở gà truyền thống với thành phần nguyên liệu sau cho phần ăn khoảng 4 người:
1 con gà ta loại ngon đã được làm sạch, sơ chế kỹ lưỡng khử mùi, khử chất bẩn
1 củ gừng đã gọt vỏ4 - 5 củ hành khô bóc vỏ1 củ hành tây rửa sạch, bổ dọc ra thành 4 - 6 phần
2 - 3 thìa cà phê hạt mùi (hoặc lấy gốc rau mùi/ hoa hồi cho thơm nước dùng)
Bánh phở tùy theo số lượng người ănÍt hành lá, rau mùi, lá chanh đã rửa sạch, vớt ra rổ
Ít lát chanh, ớt, tiêu bột (thay thế bằng tương ớt cũng được)
Gia vị: mắm, bột canh, đường, bột ngọt
Thành phần nguyên liệu nấu phở gà truyền thống. Ảnh Internet
1.2. Cách nấu phở gà truyền thống đơn giản nhất tại nhà
1.2.1. Khâu sơ chế nguyên liệu nấu phở gà
Với hành lá, bạn chẻ khúc nhỏ phần hành trắng, xắt nhỏ phần xanh ra.Với rau mùi, bạn cũng chia làm 2 phần: 1 phần đem thái nhỏ, phần còn lại thì bạn nhớ để nguyên cây.Với lá chanh, tùy sở thích, bạn có thể thái khúc nhỏ hoặc để nguyên cây cũng được
.1.2.2. Cách nấu phở gà truyền thống
Bắc nồi nước, cho gà vào khi nước còn lạnh cùng với ít bột canh để luộc săn thịt, ngọt nước hơn. Nếu muốn nước dùng ngon hơn, có thể luộc gà chung với hoa hồi.
Luộc gà với hoa hồi cho thơm, ngọt nước phở. Ảnh Internet
Khi nước luộc gà sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ lại, mở nắp nồi hơi hé để nước phở trong hơn. Cách nấu phở gà truyền thống ngon là khi luộc gà không để sấp nước, sôi đến sủi bọt. Nên luộc gà ngon da giòn vàng mềm để ăn với nước phở trọn vị hơn.Canh gà chín thì bạn vớt ra và để cho ráo nước. Nồi nước dùng luộc gà vẫn để chế độ lửa liu riu để chuẩn bị nấu nước phở.
1.2.3. Cách nấu nước dùng phở gà truyền thống ngon
Cách nấu phở gà truyền thống quan trọng nhất là công đoạn nấu nước dùng có ngon, đúng chuẩn hay không. Các bước thực hiện tiếp theo như sau:
Nướng sơ hành khô, gừng trên lửa để dậy mùi thơm. Rang sơ hạt mùi để khi nấu nước phở gà sẽ có hương thơm dịu. Sau đó, cho các nguyên liệu này cùng hành tây gói vào một mảnh vải đã được làm sạch, từ từ thả vào nồi nước luộc gà đang sôi nhẹ.
Rang sơ hạt mùi, nướng hành để làm nguyên liệu tạo mùi nước phở gà ngon. Ảnh Internet
Thịt gà sau khi ráo nước thì lấy xé nhỏ vừa ăn, để riêng.Xương gà giữ lại, nhất là phần đầu, cổ để bỏ vào nước luộc gà ninh tiếp cho ngọt nước.Cho gia vị nấu phở gà nêm nếm tùy theo khẩu vị gia đình. Nhớ cho ít đường để nước nấu phở được "mềm" hơn nhé.
Cách nấu nước phở gà ngon nhất là ninh cùng với xương gà để có vị ngọt tự nhiên.
1.2.4. Thưởng thức phở gà truyền thống chuẩn vị Hà Nội
Chần phần bánh phở theo phần ăn qua nước sôi kỹ. Cách nấu phở gà truyền thống có thể dùng vá, sóc để chần bánh phở dễ dàng hơn.Cho bánh phở vào từng tô vừa ăn.
Chần bánh phở với nước sôi và cho vào tô.
Sau đó, lấy phần thịt gà đã xé để lên trên bánh phở.Bắt đầu múc nước phở vào, rắc thêm hành lá, hành mùi, lá chanh,...cho thơm.Nêm nếm tương, ớt,...theo khẩu vị và thưởng thức ngay khi còn nóng hổi nhé!
Thưởng thức tô phở gà truyền thống ấm nóng chuẩn vị Hà thành. Ảnh Internet
2. Hướng dẫn cách nấu phở gà truyền thống với bột nghệ bằng nồi áp suất
2.1. Nguyên liệu
4 đùi gà taÍt bột nghệ (Xem cách làm bột nghệ nguyên chất mịn, sạch tại nhà)
Xương heo đã sơ chế kỹ, luộc sẵnXương gà
2 củ hành tây, 1 cà rốt, 1 nhánh gừng bóc vỏ, rửa sạch
Ít hành mùi, lát chanh, lá chanh, ớt, tiêu
Bánh phở đã chần nước sôi theo phần ăn đã chuẩn bị
2.2. Hướng dẫn cách nấu phở gà truyền thống với bột nghệ
Bạn thoa nhẹ bột nghệ lên 4 đùi gà, hấp chín bằng nồi khoảng 20 phút. Đây là bí quyết nấu phở gà trong nước, thịt mềm không khô. Gà chín, lấy ra, để nguyên 4 đùi hoặc xé nhỏ nếu nấu cho trẻ em ăn.
Thịt gà luộc xé nhỏ để làm phở gà cho trẻ em dễ ăn. Ảnh Internet
Thực hiện sơ chế nguyên liệu tạo mùi cho nước dùng tương tự công thức phở gà ở trên.Cho xương gà, xương heo trong nồi áp suất để ninh làm nước dùng phở gà. Ninh xương xong, bạn dùng khăn sạch lộc lại nước lần nữa. Cách này giúp gạn sạch phần bã đóng cặn và váng mỡ do xương gà, xương heo tiết ra.
Hướng dẫn cách nấu phở gà truyền thống ninh xương bằng nồi áp suất.
Giữ lại phần nước tiết ra do hấp gà, đổ vào nồi nước dùng phở khuấy đều.Giờ thì bày bánh phở, hành, ớt, gia vị ra các tô vừa ăn, chế nước dùng và thưởng thức thôi nào!
Hoàn tất cách nấu phở gà truyền thống cực ngon bằng nồi áp suất.
3. Bí quyết nấu công thức phở gà truyền thống chuẩn vị Hà thành
Để nấu phở gà kiểu truyền thống ngon nhất nên chọn gà ta mái tơ khoảng 1,2 - 1,5 kg làm nguyên liệu. Nếu không có, bạn thay thế bằng phần đùi gà hoặc ức gà cũng giúp ngọt nước phở hơn.Bạn có thể dùng xương gà hoặc xương heo nấu nước phở gà ngọt vị, thơm nồng hơn. Nếu dùng xương heo thì nên luộc sơ nguyên liệu này riêng trước đó rồi mới bỏ vào chung nồi nước dùng nấu phở gà nhé. Khi này, trên mặt nước dùng sẽ xuất hiện lớp váng màu vàng mỏng - đây chính là mỡ gà tiết ra. Tùy khẩu vị, bạn có thể vớt phần váng mỡ gà này bỏ đi nếu không muốn ăn béo nhé.
Có thể vớt lớp váng mỡ gà vàng để nước dùng trong hơn, ít béo hơn.
Khi cho xương gà/ heo vào ninh nước dùng, bạn nên chỉnh lửa nhỏ. Cách nấu phở gà truyền thống cần ninh xương ít nhất 30 phút để nước ngọt, thơm, trong hơn. Đồng thời, phần nguyên liệu tạo mùi cũng bắt đầu dậy hương thơm đặc trưng hấp dẫn.Khi chọn bánh phở ăn, nên chọn loại bánh không dai, không nát và mềm.
2 cách nấu phở gà truyền thống trên đây sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm công thức phở gà hấp dẫn để thay đổi thực đơn cuối tuần cho gia đình mình thêm phong phú. Nước phở gà thanh trong, vị ngọt tự nhiên, kết hợp hương thơm các loại rau mùi, ngò,...tạo nên món phở cực ngon chuẩn vị Hà thành. Chúc chị em và gia đình thưởng thức những bữa ăn ngon với các công thức nấu ăn độc đáo của Webnauan.vn nhé!
Cuốn lá lốt chay Cuốn thơm thơm vị áp chảo bên ngoài, lá lốt tươi ngon, nhân bên trong thì thanh ngọt vị sườn chay cùng với củ sắn và nấm. Thật là một món ngon lí tưởng đấy. NGUYÊN LIỆU Sườn non chay (loại khô): 5 miếngLá lốt: 100g Củ sắn: 100g Nấm bào ngư: 50g Sả băm: 1,5M Đậu phộng rang: 2m Đường, ngũ vị...