3 cách làm nước mía ép với thơm, cam, dâu tây ngọt, mát xua cái nóng mùa hè
Nước mía là một món nước ép quen thuộc giúp giải khát nhanh chóng và rất ngon được vô số người Việt ưa thích. Nay hãy vào bếp cùng bạn thực hiện 3 cách làm nước mía ép với các loại trái cây khác nhau giúp giải nhiệt mùa nắng nóng này nhé!
Nước mía ép thơm Nước mía ép cam Nước mía ép dâu tây
1. Nước mía ép thơm
Nguyên liệu làm Nước mía ép thơm
Nước mía 400 ml
Thơm 1/4 trái
Cách chọn mua thơm ngon ngọt
Màu sắc : màu của thân hay cuống thơm đều quyết định đến độ ngon của thơm nên bạn cần chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Nên nhớ, trái thơm vàng đều thì độ ngọt càng cao.
Hình dáng : thơm có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.
Cảm nhận bằng tay : những trái thơm ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.
Mắt thơm : mắt thơm càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt.
Phần ngọn thơm : màu càng tươi xanh chứng tỏ thơm càng tươi ngon. Còn nếu những trái thơm quá chín phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, máy ép trái cây,…
Cách chế biến Nước mía ép thơm
1
Sơ chế thơm (dứa)
Đôi với 1/4 trái thơm, bạn gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành những miếng nhỏ. Sau đó, dằm và vắt lấy nước ép thơm (hoặc bạn có thể dùng máy ép ở bước này).
2
Xay nước ép mía thơm
Cho 400ml nước mía vào máy xay sinh tố cùng với nước ép thơm, bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành.
Cuối cùng, bạn chỉ cần rót nước mía ép thơm ra ly, cho thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.
3
Thành phẩm
Ly nước mía ép thơm vốn dĩ đã có vị ngọt dịu của mía lại còn kết hợp nước ép thơm để cho ra một loại thức uống bổ dưỡng, nhiều vitamin trong trái thơm cũng giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn đấy!
Nguyên liệu làm Nước mía ép cam
Nước mía 400 ml
Cam 1 trái
Cách chọn mua cam tươi, ngon
Vỏ cam : Thông thường chọn cam ngon là cam mỏng vỏ, đây là cam mọng nước và ngọt. Nếu quả cam dày cùi cũng có nghĩa quả cam này ít nước và không ngon. Cuống cam : Cam tươi là cam còn núm cuống, sờ vào núm cuống thấy chặt, bẻ bằng tay cũng không rụng được. Lá cam còn tươi hoặc héo nhưng vẫn dính ở cuống cam.
Lưu ý : Nếu bạn muốn có vị ngọt nhẹ trong ly nước ép mía cam, bạn nên chọn cam vàng. Còn nếu bạn muốn có vị chua nhiều hơn thì nên chọn cam sành.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, dụng cụ vắt cam,…
Cách chế biến Nước mía ép cam
1
Vắt nước cam
Dùng dao bổ đôi trái cam, rồi vắt lấy 35ml nước cam.
2
Video đang HOT
Xay nước mía cam
Cho 35ml nước cam vào cối xay cùng với 400ml nước mía. Bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành. Bạn chỉ cần rót ly nước mía ép cam ra ly, thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.
3
Thành phẩm
Nước mía ép cam cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi vì cam có rất nhiều vitamin C bổ sung các khoáng chất cần thiết. Sự ngọt mát của nước mía cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến cho thức uống mùa hè này trở nên hoàn hảo hơn.
3. Nước mía ép dâu tây
Nguyên liệu làm Nước mía ép dâu tây
Nước mía 400 ml
Dâu tây 3 trái
Cách chọn mua dâu tây ngon
Màu sắc : Những quả dâu tây đạt chất lượng thường có màu đỏ tươi và căng mọng nước. Không nên mua những quả có đốm xanh lá cây vì dâu khi được hái xuống sẽ không tiếp tục chín như những lọai trái cây khác.
Hình dáng và kích thước : Tùy vào loại giống mà dâu tây sẽ có hình dáng và kích thước to, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên bạn nên lưu ý đến những quả quá căng mọng và có kích thước quá lớn, vì rất có thể chúng đã ngậm đầy nước ở trong. Ngoài ra cũng cần chú ý đến những dấu hiệu khác lạ trên quả dâu, nếu xuất hiện những đốm đen thì có nghĩa là chúng đang bắt đầu thối.
Cuống lá : Bạn nên chọn mua những quả vẫn còn nguyên cuống và đài lá. Đặc biệt, nếu khoảng cách giữa cuống lá và quả xa nhau thì đấy sẽ là những quả rất ngọt đấy nhé.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố,….
Cách chế biến Nước mía ép dâu tây
1
Sơ chế dâu tây
Dâu tây cắt bỏ cuống lá, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 1 – 2 phút, vớt ra rửa lại với nước sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ.
2
Xay nước mía dâu tây
Cho dâu tây vào máy xay sinh tố cùng 400ml nước mía. Bấm nút xay 40 – 50 giây cho nhuyễn là hoàn thành.
Cuối cùng, đem rót ly nước mía ép dâu tây ra ly, thêm vài viên đá rồi thưởng thức.
3
Thành phẩm
Ly nước mía ép dâu tây với vị nước mía truyền thống quyện cùng hương vị chua chua ngọt tuyệt vời của dâu tây không những giúp giải nhiệt, ngon miệng mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Cách lựa mía ép ngọt và nhiều nước
Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.Cây mía không có hoặc có ít vết nứt, nếu có nhiều vết nứt, cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng. Lưu ý :
Nước mía bạn có thể mua loại ép sẵn hay mua mía cây về để tự ép. Đối với loại nước ép có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng nếu bạn tự ép thì sẽ cho ra ly nước mía chất lượng hơn đấy!
3 Cách làm nước mía lau bổ dưỡng, mát lạnh, giải nhiệt mùa hè
Thời tiết oi bức thế này mà có ly nước mía thì còn gì bằng đúng không nào? Cùng vào bếp thực hiện ngay 3 cách làm nước giải khát từ mía biến tấu với với củ năng, hạt sen và rong biển thanh mát.
1. Nước mía lau củ năng hạt chia
Nguyên liệu làm Nước mía lau củ năng hạt chia
Củ năng 500 gram
Mía lau 400 gram (2 khúc)
Hạt chia 3 muỗng cà phê
Đường phèn 80 gram (gia giảm theo khẩu vị gia đình
) Lá dứa 50 gram (1 bó)
Nước lọc 2 lít
Dụng cụ: 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản
Lưu ý khi sơ chế củ năng:
Khi bỏ phần vỏ bên ngoài thì tiến hành dùng dao bén bắt đầu cắt bỏ phần trên và dưới của củ năng, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ.
Bởi môi trường sinh trưởng của củ năng là dưới bùn lầy, nên loại củ này rất thường bị bệnh sán lá. Chính vì vậy, khi tiến hành sơ chế bạn nên lưu ý gọt thật sâu phần cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng đường ruột.
Cách chế biến Nước mía lau củ năng hạt chia
1
Sơ chế nguyên liệu
Củ năng: gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào ngâm trong thau nước đá cho không bị thâm đen.
Mía lau: róc vỏ, rửa sạch, chẻ thành những khúc nhỏ để khi nấu sẽ dễ ra nước ngọt hơn.
Hạt chia: ngâm trong tô hay ly ngập nước để hạt chia nở đều.
2
Thực hiện
Bắc 1 cái nồi có lòng sâu lên bếp, cho vào nước lọc, mía lau và củ năng nấu cùng lúc ở lửa vừa khoảng 30 phút cho ra nước ngọt.
Sau đó cho lá dứa vào nấu thêm khoảng 10 phút rồi cho đường phèn vào.
Nếm lại thử xem đã hợp khẩu vị chưa rồi tắt bếp. Cho nước hạt chia vào, khuấy đều là hoàn tất.
3
Thành phẩm
Nước mía lau củ năng hạt chia ngon hơn khi để lạnh nên sau khi tắt bếp, bạn chờ nước mía nguội rồi chiết vào bình bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
Trời nóng nực, cơ thể dễ mất nước, 1 ly nước mía củ năng hạt chia cũng đủ để bạn giải khát hiệu quả tức thì. Củ năng vừa dẻo vừa giòn sần sật, vị ngọt thanh của mía lau và đường phèn, hạt chia thì lại cực kỳ tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Cùng thử làm ngay cho gia đình thưởng thức nhé!
2 . Nước mía hạt sen
Nguyên liệu làm Nước mía hạt sen
Mía lau 200 gram (1 khúc) Hạt sen 200 gram
Củ năng 200 gram
Cỏ tranh 50 gram (1 bó)
Lá dứa 20 gram
Đường phèn 100 gram
Dụng cụ: 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản
Cách lựa hạt sen ngon, bùi:
Bạn nên mua hạt sen vẫn còn vỏ đen về và tách. Cách này tuy mất chút thời gian nhưng bạn sẽ có được hạt sen tươi, an tâm hơn khi sử dụng.Khi mua hạt sen tươi đã tách vỏ, nên mua những hạt sen đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.Nên mua hạt sen vẫn còn tim (tâm) sen vì tim sen cũng có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Vì thế nếu mua hạt sen mà đã bỏ mất tim thì sẽ mất đi 1 phần công dụng của hạt sen.
Cách chế biến Nước mía hạt sen
1
Sơ chế nguyên liệu
Củ năng: gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.
Mía lau: róc vỏ, rửa sạch, chẻ thành từng khúc nhỏ.
Lá dứa, rễ cỏ tranh: rửa thật sạch, để ráo.
Hạt sen cắt bỏ đầu và tim sen.
2
Nấu nước mía
Bắc 1 nồi lòng sâu lên bếp, cho vào nước lọc, mía lau, lá dứa, rễ cỏ tranh vào, nấu sôi.
Nước sôi thì cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan hết thi tắt bếp, để nguội và lọc qua rây lấy phần nước.
3
Luộc hạt sen và củ năng
Ở 1 nồi khác, cho hạt sen vào, đổ nước ngập mặt rồi nấu cho hạt sen chín nhưng vẫn còn giữ độ giòn, không nấu chín nhừ.
Phần nước lọc được lấy ở bước 1, tiếp tục bắc lên bếp, đun sôi rồi cho củ năng vào nấu khoảng 20 phút rồi cho hạt sen đã chín vào nấu thêm 5 phút nữa là hoàn tất.
4
Thành phẩm
Cho nước mía lau hạt sen ra ly hay chén và thưởng thức thôi!
Đây là một trong những loại thức uống có tác dụng giải nhiệt, an thần rất tốt. Vị ngọt thanh của mía lau, bùi bùi của hạt sen, củ năng vừa giòn, ngon miệng mà lại hấp dẫn. Thử làm ngay nhé!
3. Nước mía rong biển
Nguyên liệu làm Nước mía rong biển
Mía lau 200 gram (1 khúc)
Thảo mộc nấu nước mát 50 gram (1 bó)
Rong biển khô 10 gram
Đường phèn 200 gram
Muối 2/3 muỗng cà phê
Nước lọc 2 lít
Dụng cụ : 1 số dụng cụ nhà bếp đơn giản
Lưu ý : Nếu bạn không tìm mua được bó thảo mộc tươi thì có thể dùng gói thảo mộc pha nước bán có bày bán ở các cửa hàng hay siêu thị nhé!
Cách chế biến Nước mía rong biển
1
Sơ chế nguyên liệu
Rong biển khô đem ngâm nước 10 - 15 phút cho nở ra hết rồi rửa sạch lại bằng nước vo gạo.
Mía lau rửa sạch, chẻ thành từng khúc nhỏ.
Bó lá thảo mộc nhặt bỏ những lá hư, úa, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.
2
Thực hiện
Cho vào nồi 2/3 muỗng cà phê muối, đổ nước vào. Khi nước sôi, cho lá dứa và mía lau vào nấu trước.
Khi ngửi thấy lá dứa dậy mùi thơm thì cho số lá thảo mộc còn lại vào nấu khoàng 15 phút.
Khi thấy nước chuyển sang màu nâu sẫm thì cho rong biển đã ngâm vào, nấu thêm 20 phút nữa thì cho đường phèn vào. Khuấy đều để đường tan hết thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Nước mía rong biển sẽ ngon hơn khi thưởng thức lạnh đấy bạn nhé. Nước rất thơm mùi thảo mộc, mía lau. Ngớp 1 ngụm cảm nhận vì thơm thanh mát, giòn sần sật của rong biển.
Đây là một món nước mát có công dụng giải khát, thanh nhiệt cho cơ thể trong mùa nắng nóng này. Cùng làm cho gia đình thưởng thức nhé!
Cách lựa mía ngọt, nhiều nước:
Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.Cây mía không có hoặc có ít vết nứt, nếu có nhiều vết nứt, cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng.
Nước mía thì ai cũng biết nhưng kết hợp cùng loại quả này sẽ tạo ra món sinh tố "gây nghiện" hơn cả trà sữa! Nước mía uống không thôi đã ngon rồi, thêm loại quả này thì "ngon không lối thoát". Chuẩn bị nguyên liệu 1. Nước mía 500ml 2. Nước dừa tươi 300ml 3. Sầu riêng, mít dai 100gr mỗi loại 4. Lá dứa 5-7 nhánh 5. Bột rau câu dẻo 5gr 6. Đường kính 20gr 7. Cùi dừa, lạc rang (không bắt buộc) 1 ít...