3 cách làm mứt khoai lang dẻo thơm cực ngon đãi khách
Mứt khoai lang nghe có vẻ khó và phức tạp nhưng cách làm lại cực dễ. Chỉ cần thực hiện theo những cách làm mứt khoai lang dưới đây là bạn có thể làm ra món mứt cực ngon này để đãi khách rồi đó.
Khoai lang là loại củ giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin. Vì vậy, khoai lang luôn là món ăn hấp dẫn được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như khoai lang chiên giòn, khoai lang luộc, khoai lang lắc… Đặc biệt, món mứt khoai lang làm bao người say mê bởi sự ngọt ngào khó cưỡng.
1. Cách làm mứt khoai lang giòn
Nguyên liệu làm mứt khoai lang:
- Khoai lang nghệ: 1 củ
- Khoai lang tím: 1 củ
- Gia vị: muối, hạt tiêu, ớt bột
- Dụng cụ: lò vi sóng, giấy nến dùng trong lò vi sóng
Cách bước làm mứt khoai lang ngon:
Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Khoai lang bạn đem rửa sạch, thái lát mỏng. Vì làm mứt khoai lang giòn sẽ không cần gọt bỏ vỏ nên phải rửa thật sạch khoai cho hết đất bám vào khoai.
- Ngâm khoai đã cắt lát vào tô nước sạch trong 5 phút rồi vớt ra để khoai không có vị đắng chát và màu sắc đẹp, không bị thâm. Tiếp đến, lấy giấy ăn thấm khô từng miếng khoai.
Các bước sơ chế khoai để làm mứt
Bước 2: Chế biến mứt khoai lang giòn
- Gấp giấy nến theo kiểu gấp quạt giấy rồi xếp từng lát khoai đã khô ráo lên kín mặt giấy.
- Cho khoai vào lò vi sóng và để mức nhiệt cao trong khoảng 5 phút.
- Lấy khoai ra khỏi lò, cho vào đĩa, rắc gia vị muối, tiêu, ớt bột tùy ý thích rồi thưởng thức.
- Bạn cũng có thể không rắc thêm gia vị vào khoai. Lúc này mứt sẽ có mùi hương tự nhiên của khoai, vị hơi ngọt ngọt giống như khoai lang sấy khô.
Cho khoai vào lò vi sóng và hoàn thành món mứt khoai giòn
2. Cách làm mứt khoai lang dẻo
Nguyên liệu làm mứt khoai lang dẻo:
- Khoang lang: khoảng 3 củ (chọn củ khoai to, không bị hà, sâu)
Video đang HOT
- Vôi tôi: 10g
- Đường: 150g
- Muối
Hướng dẫn cách làm khoai lang dẻo:
Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Khoai lang bạn đem gọt vỏ rồi rửa sạch. Bạn thái khoai thành từng lát mỏng vừa ăn, hoặc là cắt thành miếng dài vuông.
- Sau đó, chuẩn bị sẵn 1 chậu nước lạnh pha thêm chút muối rồi vừa thái vừa ngâm khoai vào chậu nước để khoai không bị thâm.
- Hòa vôi tôi với khoảng 2 lít nước lạnh rồi để cho vôi lắng cặn xuống. Sau đó lọc lấy phần nước vôi trắng trong ở trên.
- Cho khoai vừa thái vào ngâm trong chậu nước vôi trong khoảng 3-4 tiếng cho miếng khoai cứng và giòn hơn (lưu ý là phải đổ nước ngập khoai).
- Khoai sau khi ngâm xong thì đem rửa sạch lại với nước lạnh, đổ ra rổ cho ráo nước.
- Cho khoai vào nồi, đổ từ từ đường vào và ngâm khoảng từ 3-4 tiếng cho đường chảy ra nước. Để khoai được thấm đường, bạn thỉnh thoảng đảo hoặc lắc đều.
Công đoạn sơ chế khoai lang
Bước 2: Làm mứt khoai dẻo
- Khi đường đã tan, bạn cho nồi khoai lên bếp đun lửa nhỏ trong khoảng 20-30 phút. Đảo nhẹ tay và dùng đũa tách các miếng khoai rời nhau để khoai ngấm đường đều và không bị dính.
- Khi nước đường đã cạn bớt, bạn tiếp tục đảo đều đến khi đường khô và bám vào bề mặt khoai là được.
Các bước chế biến mứt khoai lang dẻo
- Xếp từng miếng khoai ra rổ nhôm hoặc khay, để ở nơi thoáng mát để khoai khô lại. Cuối cùng, bạn cho vào túi ni lông hoặc lọ thủy tinh để bảo quản.
Mứt khoai lang dẻo sau khi hoàn thành
3. Cách làm mứt khoai lang không cần nước vôi
Nguyên liệu làm mứt khoai lang:
- Khoai lang: 2 củ lớn (có thể ruột tím, ruột vàng tùy thích)
- Muối ăn: một muỗng nhỏ
- Nước chanh vắt: một thìa canh.
- Nước lọc: 1 lít
- Đường : 200g
Các bước làm mứt khoai lang không cần nước vôi ngon
Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Gọt vỏ khoai lang rồi đem rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Ngâm khoai lang vào chậu nước có hòa sẵn muối và nước cốt chanh trong 30 phút rồi rửa sạch lại vài lần, để ráo nước.
Sơ chế khoai lang
Bước 2: Chiên khoai lang
- Cho dầu vào chảo và bắc lên bếp sao cho lượng dầu ngập mặt khoai. Khi dầu sôi, bạn cho từng miếng khoai vào chiên.
- Khi khoai chín vàng thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu bên dưới.
Bước 3: Làm mứt khoai lang
- Cho đường cát vào cùng với một chút nước rồi đun sôi trên chảo, để lửa nhỏ.
- Khi nước đường đã sôi, bạn cho khoai lang vừa chiên vào đảo đến khi thấy một lớp đường trắng mỏng kết tinh bám xung quanh miếng khoai lang khô lại thì tắt bếp.
Đảo khoai lang với đường đến khi khô lại
- Chờ mứt khoai nguội thì bạn cho vào lọ thủy tinh để dùng dần, có thể bảo quản trong 10 ngày.
Một số lưu ý khi bảo quản mứt khoai lang
- Cách tốt nhất để bảo quản mứt là bạn nên cho mứt vào trong một hũ thủy tinh rồi đổ một lớp đường trắng lên trên.
- Không cho mứt vào ngăn đá của tủ lạnh vì dễ làm hỏng mứt. Khi bỏ ra ngoài, mứt sẽ bị chảy nước.
- Tránh để mứt ở những nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào. Nhiệt độ cao sẽ khiến mứt bị chảy nước và dễ sinh ra những loại vi khuẩn gây đau bụng.
- Đối với mứt đã được để ra khay, phải đậy kín sau khi dùng và không nên bỏ quá nhiều ra khay, rất khó bảo quản lâu dài.
Những cách làm mứt khoai lang ngon tuyệt này thật vô cùng đơn giản. Bạn hãy nhanh tay tự mình làm cho gia đình cùng thưởng thức món mứt cực ngon này nhé!
Theo Khampha
Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ mứt Tết
Các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng... đến tất cả các loại quả như hồng, me, mận, táo, dâu,... đều được chế biến thành mứt. Những loại mứt này có tác dụng đặc biệt cho sức khỏe.
Mứt gừng
Mứt gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho. Trong mứt gừng chứa nhiều sinh tố và chất dinh dưỡng như protid, lipid, chất xơ, bêta-caroten, vitamin (B1, B2, PP, C), canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... đều là những chất không thể thiếu cho cơ thể.
Gừng có tính ấm, vị cay; có tác dụng cầm nôn, tiêu đàm, ra mồ hôi, sát trùng, tiêu đàm trị ho suyễn... gừng mang lại nhiều lợi ích nhưng không nên dùng nhiều, mỗi ngày chỉ dùng từ 1 - 2 lát, mỗi lần 4 - 5 lát, nếu ăn mứt chỉ nên ăn từ 10 - 15g/ngày.
Mứt tắc
Mứt tắc có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn, giải độc rượu. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 - 15g mứt tắc.
Mứt sen
Mứt sen có tác dụng an thần, giảm stress, chống suy nhược bởi trong hạt sen có tác dụng bổ tâm và thận, thích hợp dùng làm món ăn "thực dưỡng" cho người mất ngủ, mộng nhiều, hồi hộp bất an, di tinh, tiêu chảy do rối loạn chức năng tiêu hóa. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 20 - 50g/ngày.
Mứt hồng
Mứt hồng có tác dụng chống suy nhược, chữa ho, tiểu đêm. Với mứt hồng, có thể dùng 60 - 100g/ngày.
Mứt khoai lang
Mứt khoai lang có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 4 - 6g mứt khoai.
Mứt dừa, mứt me, cà chua
Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng. Mỗi ngày không nên dùng quá 10g mứt dừa.
Mứt me có tác dụng giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
Mứt cà chua, cà rốt giúp sáng mắt, đẹp da, ngừa ung thư tuyến tiền liệt.BS Lâm cũng khuyến cáo không nên ăn mứt "ba không" (không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng,...). Nếu không quá bận rộn, mọi người nên tự chế biến mứt để ăn (ăn có giới hạn sẽ rất tốt cho sức khỏe).
Cự Giải (T/h) - Nguồn ảnh: Internet
Theo www.doisongphapluat.com
Cách làm mứt khoai lang vàng ươm, lạ miệng cho ngày Tết Mâm bánh kẹo ngày Tết cổ truyền của gia đình sẽ đặc sắc hơn nếu như có thêm món mứt khoai lang vừa thơm ngon lại lạ miệng. Khoai lang là món ăn dân dã, được nhiều người yêu thích. Ngoài luộc và nướng, bạn có thể chế biến khoai lang thành mứt. Mứt khoai lang rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho...