3 cách làm chân gà hấp hành cực đơn giản giúp bạn đổi vị nhanh chóng
Cách làm chân gà hấp hành có lẽ không hề khó với bất cứ ai, kể cả những người ít vào bếp. Tuy nhiên, một vào mẹo nhỏ để biến tấu món chân gà hấp hành thêm ngon và hấp dẫn hơn, thì không hẳn mọi người đều rành.
Với 3 cách “xử lý nhanh” cho món chân gà hấp hành như Chuyên mục Món ngon giới thiệu ngay sau đây, chắc chắn bạn sẽ thấy món chân hà hấp hành đơn giản ngon hơn nhiều phần.
1. Cách làm chân gà hấp hành lá cơ bản
1.1. Nguyên liệu
10-20 cái chân gà công nghiệp, tùy vào số người ăn
100-150 gram hành lá, bạn cần dùng nhiều hành lá
Rượu trắng: 50 ml
1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, 1 thìa canh dầu ăn
Muối & nước cốt chanh để rửa chân gà
Rau ngò hoặc một số loại rau thơm khác tùy vào sở thích của bạn
Nước mắm ngon tỏi đường ớt tươi để làm nước mắm chua ngọt
Muối hạt tiêu xay chanh hành tím ớt tươi để làm muối tiêu chan
1.2. Cách làm
1.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Chân gà cần sơ chế kỹ để món ăn thơm ngon. Ảnh Internet
Bước 1: Chân gà sau khi mua về bạn cắt bỏ móng, sau đó nên ngâm trong nước cốt chanh pha loãng hoặc nước muối pha loãng khoảng 5 phút để chân gà được trắng sáng, đồng thời loại bỏ được những chất bẩn và mùi hôi của chân gà
. Bước 2: Hành lá sau khi mua về bạn nhặt và rửa sach, cắt khúc khoảng 6cm. Chúng ta cần nhiều hành để đảm bảo chân gà được thơm và ngọt hơn.
Hành lá nhặt sạch và cắt khúc . Ảnh Internet
2.1.2. Tiến hành hấp chân gà
Bước 1 : Luộc chân gà chín. Bạn chuẩn bị một nồi nước để luộc chân gà sơ qua khoảng 5 phút. Khi luộc bạn cho một ít đầu hành lá và một ít bột nêm. Sau 6 phút, bạn vớt chân gà ra và mang đi ướp.
Lưu ý: Để khi luộc chân gà có màu trắng đẹp, bạn cần rửa bằng nước cốt chanh khi sơ chế nhé. Sau khi luộc lúc vớt ra nên cho ngay vào tô nước lạnh, làm nguội nhanh sau đó mới vớt chân gà ra để ướp.
Bước 2: Cho chân gà vào hấp
Video đang HOT
Sau khi luộc để ráo bớt nước, bạn ướp chân gà với tỉ lệ 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm, rượu trắng, hạt tiêu xay. Tiếp theo, xếp hành lá lên rồi hấp chân gà trong vòng 5 phút để cho chân gà được ngấm gia vị và thơm mùi hành. Cuối cùng khi chân gà đã chín thì các bạn tắt bếp và xếp chân gà ra đĩa.
Cho chân gà vào nồi hấp chín tới. Ảnh Internet
Bước 3: Thưởng thức
Bạn lấy chân gà ra đĩa và trang trí thêm bằng hành ngò hoặc các loại rau thêm mà bạn thích ăn,… bày thêm nước mắm chua ngọt hoặc muối tiêu chanh để chấm cùng. Chân gà hấp hành ăn khi còn nóng vào những buổi chiều tà nhiều gió, có mưa hoặc chút lạnh thì thú vị vô cùng.
Chân gà hấp hành chấm nước mắm chua ngọt cũng rất ngon. Ảnh Internet
2. Cách làm chân gà hấp hành tím
Chân gà hấp hành có hành tím cho vị thơm mạnh hơn so với chỉ dùng hành lá. Ảnh Internet
So với cách làm chân gà hấp hành theo cách dùng hành lá cơ bản nhất, chân gà hấp hành tím có vị thơm mạnh hơn và khá thơm. Do đó, nếu bạn muốn món chân gà hấp hành của mình đủ tự tin về vị thơm thì nên dùng thêm hành tím khi chế biến nhé.
Về lượng hành tím sử dụng
Hành tím giúp món chân gà hấp hành có vị thơm mạnh. Ảnh Inernet
Nguyên liệu cho món chân gà hấp hành tím tương tự như hấp hành lá nhưng bạn thay 1/2 lượng hành lá bằng hành tím. Hành tím bạn bóc vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc bổ đôi hoặc ba đều được. Và khi ướp gà, bạn sẽ cho hành tím vào cùng khi ướp.
Về cách làm
Thao tác khi làm món chân gà hấp hành tím sẽ thực hiện theo các bước hấp hành lá.
3. Cách làm chân gà hấp hành tây
Chân gà hấp hành có hành tây có vị ngọt đậm hơn so với chỉ hấp hành lá. Ảnh Internet
Nếu bạn muốn chân gà hấp hành không chỉ thơm mà có độ ngọt thịt thì nên hấp theo cách này. Cũng như món gà hấp thường tận dụng hành tây để làm thịt ngọt hơn thơm hơn, thì món chân gà hấp hành ta cũng có thể áp dụng như vậy.
Về nguyên liệu
Lượng hành bạn sẽ sử dụng so với các hấp hành lá cơ bản là dùng 1/3 lượng hành lá cùng ít nhất 1 củ hành tây vừa trở lên. Hành tây bạn bóc vỏ, rửa sạch thái múi, khi hấp chân gà sẽ trộn chung vào rồi mang đi hấp.
Hành tây giúp món chân gà hấp hành có vị ngọt thơm đặc trưng. Ảnh Internet
Về cách làm
Bạn cũng sẽ thực hiện các bước tương tự như khi chúng ta hấp hành lá cơ bản.
4. Lưu ý khi làm món chân gà hấp hành
Nên chọn mua chân gà ở những nơi uy tín hay siêu thị để tránh trường hợp mua phải chân gà ngâm thuốc, không rõ nguồn gốc.Khi chọn chân gà bạn nên chọn những chân không quá gầy cũng không quá nhiều mỡ. không chọn những chân có vết thâm trên da vì đó có thể là vết bị tiêm thuốc, cũng có thể là do con gà đó đã bị nhiễm bệnh, nếu chúng ta ăn vào có thể sẽ bị lây bệnh và nhiễm vi khuẩn gây bệnh.Chân gà cần được sơ chế thật kỹ để đảm bảo an toàn khi ăn. Để đảm bảo được hương vị của món ăn, bạn chỉ nên thưởng thức khi món ăn còn đang nóng.Luôn kèm nước mắm chua ngọt và muối tiêu chanh, để đảm bảo ai cũng có thể thưởng thức được vị đậm đà theo sở thích của mình.
Muối tiêu chanh không thể thiếu khi dùng món chân gà hấp hành. Ảnh Internet
Vậy là, chúng ta không chỉ có một cách làm chân gà hấp hành lá mà thôi. Chưa kể đến rất nhiều biến tấu khác, nguyên hấp hành chúng ta cũng có thể làm theo 3 cách khác nhau, với việc sử dụng các loại hành và tỉ lệ hành khác nhau. Bạn cứ thử nghiệm và chắc chắn sẽ phát hiện ra, tỉ lệ và loại hành khi làm món này sẽ tạo sự khác biệt về vị như thế nào, ngay cả khi các gia vị khác không thay đổi về lượng. Chuyên mục Món ngon hy vọng rằng, sự linh động trong cách sử dụng này, sẽ mang đến cho cả nhà mình các trải nghiệm phong phú khác nhau về món chân gà hấp hành thú vị rất dễ chinh phục người ăn này nhé.
2 cách làm nước mắm ăn bánh cuốn ngon nên có trong sổ tay của bạn
Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn có thể nhiều người không chú trọng, nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta đều nhận ra, biết làm và làm ngon là rất cần thiết.
Nước mắm ăn bánh cuốn được ví như linh hồn của món ăn vậy. Vì, nước mắm góp phần tạo ra hương vị đặc trưng cũng như độ thơm ngon đến bất ngờ của bánh cuốn. Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình cũng như cách ăn uống ở từng vùng miền mà loại nước chấm này được pha theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, mỗi cách pha chế lại có một nét đặc biệt riêng nên không phải cách pha chế nào cũng chuẩn hết.
Tùy theo khẩu vị của từng gia đình hay nét đặc trưng ẩm thực của từng vùng miền, nước mắm ăn bánh cuốn cũng được chế biến theo các kiểu khác nhau. Tuy nhiên, có 2 cách pha phổ biến nhất bạn có thể tham khảo ngay sau đây, và đừng quên ghi chú sổ tay, để luôn có chén nước mắm ngon mỗi khi gia đình dùng bánh cuốn nhé.
1. Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn kiểu 1
Nguyên liệu
2 thìa nước mắm
3 thìa nước lọc
3 thìa đường
2 trái ớt tươi
2 tép tỏi
1 thìa giấm
Cách làm
Bước 1 : Tỏi được bóc vỏ ngoài, rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt bỏ cuống, băm nhỏ.
Tỏi bóc vỏ ngoài băm nhuyễn, ớt rửa sạch bỏ cuống băm nhuyễn. Ảnh: Internet
Bước 2 : Cho lần lượt 2 thìa nước mắm 3 thìa nước lọc 3 thìa đường 1 thìa giấm vào chén đánh đều tay đến khi đường tan hết. Cho tiếp tỏi ớt băm đã chuẩn bị vào chén khuấy đều lên đến khi đều nhau hết.
Cho nước mắm, dấm, đường, nước lọc vào chén đánh đều rồi thêm tỏi ớt băm vào cùng khuấy đều. Ảnh: Internet
Bước 3 : Khuấy đều hỗn hợp nước mắm lên, nêm nếm thêm lần nữa xem đã vừa miệng chưa. Lúc này có thể dọn bánh cuốn ra đĩa, dùng kèm với chén nước mắm vừa chế biến, bạn có thể cảm nhận ngay, ảnh hưởng của nước mắm pha như thế nào đến vị ngon của bánh cuốn.
Cho bánh cuốn ra đĩa chấm kèm với chén mắm vừa làm, bạn dễ dàng nhận ra ngay nước mắm mình làm có ngon hay không. Ảnh: Internet
2. Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn kiểu 2
Nguyên liệu
3 tép tỏi
2 quả ớt
1 quả chanh
3 muỗng nước sôi để nguội
2 thìa đường
1 thìa giấm ăn
4 thìa nước mắm
Cách làm
Bước 1: Ớt đem rửa sạch, bỏ cuống rồi bổ đôi quả ớt ra. Loại bỏ hết hạt bên trong đi, thái ớt những những lát mỏng rồi băm nhuyễn ớt. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn ra.
Tỏi bóc vỏ ngoài, đập dập, băm nhuyễn ra. Ảnh: Internet
Bước 2 : Chanh tươi đem lăn qua lại vài vòng trên mặt phẳng, cắt đôi quả chanh ra. Vắt lấy phần nước còn phần hạt đem vớt bỏ đi.
Bước 3 : Cho 4 muỗng nước mắm 1 muỗng giấm ăn 3 muỗng nước sôi 2 muỗng nước cốt chanh 2 muỗng đường vào chén. Tiến hành, khuấy đều hỗn hợp trong bát đến khi hỗn hợp tan hết đường. Cho hết phần tỏi ớt băm nhuyễn vào trong chén khuấy đều một lần nữa.
Cho nước mắm, giấm ăn, nước sôi, nước cốt chanh, đường, tỏi, ớt băm vào chén . Ảnh: Internet
Bước 4 : Khi hỗn hợp đã đánh đều bạn thử nếm lại, xem nước mắm đã vừa khẩu vị chưa để gia giảm sao cho vừa miệng. Dọn bánh cuốn ra, chan nước mắm và dùng thôi. So với cách làm 1, cách làm 2 này sẽ cho vị chua đậm hơn, thích hợp với những ai thích nước mắm có độ chua ngọt đậm hơn.
Đĩa bánh cuốn hấp dẫn hơn khi chấm kèm nước mắm vừa pha. Ảnh: Internet
3. Lưu ý khi làm nước mắm ăn bánh cuốn
- Nên sử dụng các loại nước mắm ngon, tốt nhất là các loại nước mắm nhĩ để chén nước mắm có mùi thơm, vị ngọt ngon hơn, không bị gắt so với các loại nước mắm mặn.
- Trên đây là công thức chuẩn để chế biến, tùy theo khẩu vị gia đình, bạn có thể thay đổi gia giảm lượng gia vị cho phù hợp. Điểm nhấn của nước mắm ăn bánh cuốn là chua ngọt thanh không gắt và không quá chua.
Chén nước mắm chấm bánh cuốn nên có vị ngọt thanh sẽ cuốn hút. Ảnh: Internet
- Để nước mắm ngon hơn, bạn cũng có thể chưng đường tan ra cho đến khi chuyển sang màu vàng nhạt để đảm bảo khi pha, nước chấm có màu sắc hấp dẫn hút hơn.
Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn không hề khó, bạn thấy khá rõ điều này, qua 2 cách làm cụ thể trên, khi tỉ lệ nguyên liệu không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo một chén nước mắm cho bánh cuốn có sự hòa quyện hoàn hảo của vị chua cay mặn ngọt vừa phải, cùng phần màu sắc bắt mắt, thì rất cần lưu ý đến những tiểu tiết nhỏ nhỏ trong quá trình pha chế. Một chén nước mắm ngon, chắc chắn sẽ làm cho món bánh cuốn của chúng ta được ngon hơn nhiều phần.
Cách làm gỏi ốc giấm dai giòn, ngon chuẩn vị nhà hàng Cách làm gỏi ốc giấm rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, quen thuộc cho bạn món gỏi vừa thơm ngon lại lạ miệng. Cũng như nhiều loại ốc khác, ốc giấm rất được yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng và vị ngọt tự nhiên sau khi chế biến. Nếu là fan của các món ốc, bạn không nên bỏ...