3 cách giúp dễ ngủ khi đang bệnh
Những căn bệnh thường gặp như cảm lạnh, nhức đầu sẻ ảnh hưởng đến một số chức năng cơ bản của cơ thể, trong đó có giấc ngủ. Sự khó chịu do bệnh mang lại làm người mắc trằn trọc, mệt mỏi.
Khi bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công, cơ thể sẽ tiết ra các chất gây viêm. Các chất này sẽ làm mệt mỏi và buồn ngủ. Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt mầm bệnh, theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ).
Trà bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày và giảm triệu chứng buồn nôn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi ngủ, nhịp tim và huyết áp sẽ giảm, phản ứng miễn dịch giải phóng kháng thể để bỏ các yếu tố gây bệnh. Do đó, giấc ngủ với người bệnh rất quan trong.
Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, nhức đầu có thể khiến người mắc thức đến tận khuya. Tình trạng này không chỉ khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm hơn mà còn khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
Cách thường gặp nhất là uống thuốc để xoa dịu các triệu chứng và giúp dễ ngủ. Ngoài ra, cũng có nhiều cách giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ mà không phụ thuộc vào thuốc.
Video đang HOT
Kê gối cao khi ngủ
Khi đang bị cảm, nằm xuống có thể khiến cơn ho bất chợt ập đến. Điều này là do tư thế nằm khiến chất nhầy tích tụ trong cổ họng. Kê gối cao giúp giảm tình trạng này.
Không những vậy, kê gối cao còn giúp chất nhầy trong xoang mũi dễ chảy ra ngoài, từ đó giảm áp lực trong xoang, giảm nghẹt mũi và giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý không nên kê gối quá cao vì sẽ dễ bị mỏi cổ khi thức dậy.
Uống trà bạc hà
Đau dạ dày là triệu chứng hay xuất hiện ở cảm cúm và một số bệnh thường gặp khác. Cơn đau khiến người bệnh cảm thấy rất khó ngủ.
Khi đó, trà bạc hà sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm triệu chứng buồn nôn. Trà bạc hà đặc biệt hữu ích nếu đau dạ dày do khó tiêu hay hội chứng ruột kích thích.
Tắm nước nóng giúp cơ bắp thư giãn và giảm tạm thời các triệu chứng của cảm lạnh, nhờ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Chưa dừng lại ở đó, hơi nóng từ nước nóng còn giúp giảm chảy nước mũi và xoang thông thoáng hơn.
Tắm sau khi ăn có hại thế nào?
Ăn tối, tắm và ngủ có vẻ là thói quen lý tưởng vào ban đêm, nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là lý do tại sao tắm sau khi ăn có thể gây hại và cách tắm để tối ưu hóa quá trình tiêu hóa của bạn.
Tác hại của thói quen tắm sau khi ăn
Ông Peyton Berookim, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Tiêu hóa Nam California cho biết, khi bạn ăn, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ vì máu di chuyển đến các cơ quan tiêu hóa. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, mang lại cho bạn sự thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bạn tắm nước ấm hoặc tắm ngay sau bữa ăn, nước nóng càng làm tăng nhiệt độ cơ thể và chuyển máu ra khỏi các cơ quan tiêu hóa.
Theo bác sĩ Elena Ivanina, về lý thuyết, tắm nước ấm sau khi ăn sẽ định tuyến lại máu từ dạ dày, do đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút khi dạ dày không nhận được lưu lượng máu cần thiết.
Tiến sĩ Berookim cho biết thêm, tắm nước ấm hoặc nóng ngay sau khi vừa kết thúc một bữa ăn nặng cũng dẫn đến chứng khó tiêu hoặc đau bụng.
(Ảnh: LIVESTRONG.com Creative)
Bạn nên tắm khi nào?
Nước nóng có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhưng tắm nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và không làm máu chuyển hướng khỏi các cơ quan tiêu hóa. Tắm nước lạnh thực sự có thể khởi động quá trình trao đổi chất và thậm chí có thể giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo hơn từ bữa ăn bạn vừa ăn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Ivanina khuyên bạn nên tắm nước ở nhiệt độ phòng nếu bạn phải tắm sau khi ăn.
Bà nói: "Tắm nước lạnh làm rung chuyển hệ thống và thu hẹp các tĩnh mạch trên da, trong khi tắm nước nóng sẽ mở các tĩnh mạch đi lên da. Nhiệt độ thường sẽ ít ảnh hưởng hơn đến việc định tuyến lại dòng chảy của máu".
Tiến sĩ Berookim cho rằng lý tưởng nhất là để cơ thể bạn nghỉ ngơi trước khi đi tắm. Bạn nên đợi ít nhất 20 đến 30 phút, thậm chí đến 1 giờ sau khi ăn rồi mới tắm để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động.
Trong khi đó, Tiến sĩ Ivanina khuyến nghị tốt nhất bạn chỉ nên tắm trước khi ăn. Tuy nhiên, nếu bạn cần phải tắm sau khi ăn, thì đợi khoảng 1 giờ là đủ để dạ dày nhận được tất cả lượng máu cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, khởi đầu ngày mới bằng cách uống một cốc nước ở nhiệt độ phòng, tập thể dục, tắm vòi sen và sau đó ăn sáng bổ dưỡng cũng là một thói quen tốt. Thói quen này cũng nên được áp dụng vào buổi tối để tránh gây hại cho tiêu hóa.
4 lợi ích bất ngờ nếu bạn tắm nước lạnh mỗi ngày - khỏe đẹp cả trong lẫn ngoài Chúng ta thường tắm nước ấm mỗi ngày, nhưng nếu thay đổi thói quen sang tắm nước lạnh, không chỉ tiết kiệm tiền điện mà còn nhận được những lợi ích vô cùng bất ngờ. Mặc dù không có gì hấp dẫn bằng tắm nước nóng thư giãn sau một ngày bận rộn, nhưng tắm nước lạnh thực sự có thể tốt hơn...