3 bộ phận độc hại nhất ai cũng khen ngon, bạn nên cân nhắc trước khi ăn kẻo ngộ độc
3 bộ phận này của thực phẩm dù ngon đến mấy cũng chớ dại mà ăn kẻo ‘nuôi lớn’ mầm bệnh và dễ ngộ độc thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Đầu Tôm
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Phao câu gà
Video đang HOT
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều bộ phận này.
Phổi lợn
Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày. Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều.
Quỳnh Anh
Sai lầm cần tránh khi ăn thịt gà
Nhiều bộ phận của gà và cách ăn thịt gà kèm với các món khác tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại không nên ăn vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Nội tạng gà. Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn, hoặc có ăn cũng nên hạn chế.
Da gà và cổ gà. Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Phao câu gà. Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái "nhà kho lớn" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.
Không nên ăn thịt gà với cơm nếp nhiều. Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Không ăn thịt gà cùng tôm, cá chép. Thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Tôm và gà đều tính ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.
Không ăn cùng muối vừng và kinh giới. Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Trang Nguyễn/VOV.VN
Những phần bẩn nhất của lợn, chứa đầy vi khuẩn nhưng nhiều người vẫn thích ăn Không phải phần nào của lợn ngon thì chúng đều tốt cho sức khỏe như chúng ta tưởng tượng. Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của các gia đình. Hầu như các bộ phận của lợn đều được sử dụng để chế biến thức ăn. Ngược đời nhất là có nhiều bộ phận vô cùng...