3 bệnh phổ biến gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới
Những bệnh về buồng trứng, tử cung là những tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Các bệnh về buồng trứng, tử cung thường rất khó phát hiện, cộng thêm tâm lí ngại đi khám và kiểm tra khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và điều trị. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới và làm thế nào để phòng ngừa chúng một cách hiệu quả nhất.
1. Chứng u nang buồng trứng
Bệnh u nang buồng trứng rất khó phát hiện, bởi hầu như không có triệu chứng nào rõ ràng, các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt thường dễ dàng bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Các nghiên cứu cho thấy u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, và có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Có những dữ liệu nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị u nang buồng trứng có nguy cơ vô sinh cao, đến 40%. Thậm chí khi đã có thai, u nang buồng trứng sẽ gây áp lực lên tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Lời khuyên: Phụ nữ có chồng hoặc trong độ tuổi sinh sản, nên kiểm tra phụ khoa thường xuyên, khám vùng chậu. Khi mang thai, tỉ lệ u nang buồng trứng là tương đối thấp, chỉ có 0,1-0,2%, và phần lớn các u nang lành tính, bà mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Cách tốt nhất là làm theo khuyến cáo của bác sĩ để có chế độ điều trị và chăm sóc hợp lí.
Bệnh u nang buồng trứng rất khó phát hiện, bởi hầu như không có triệu chứng nào rõ ràng (Ảnh minh họa: Internet)
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Video đang HOT
Theo nhiều báo cáo, các bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang trong độ tuổi 22 – 31 chiếm đa số và mang tính di truyền cao. Hội chứng buồng trứng đa nang có biểu hiện rõ ràng là rối loạn nội tiết, tuy nhiên, có thể sử dụng các loại thuốc điều trị. Các triệu chứng rõ ràng nhất là rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, rậm lông, béo phì, không rụng trứng, nội tiết tố nam cao, hoóc-môn luteinizing tăng, hoóc-môn kích thích nang suy giảm, làm suy giảm chức năng buồng trứng, rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng, kết quả dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Nên đi khám thường xuyên để nắm được tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang, không nên quá lo lắng, dẫn đến ảnh hưởng tâm lí. Tiến bộ y học hiện đại đã có thể đem đến cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang rất nhiều sự lựa chọn, như sử dụng các loại thuốc để thúc đẩy sự rụng trứng và thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật khác để giúp thụ thai.
Theo nhiều báo cáo, các bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang trong độ tuổi 22 – 31 chiếm đa số và mang tính di truyền cao (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung được chia thành hai loại, một là triệu chứng lạc nội mạc trong tử cung, hai là lạc nội mạc tử bên ngoài, chỉ cơ quan khác ngoài tử cung, bao gồm buồng trứng, phúc mạc. Các triệu chứng thường gặp là rong kinh, đau bụng kinh. Nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung có thể gây dính các ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chức năng của ống dẫn trứng hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Để tránh mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, nên bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe, tránh quan hệ tình dục không lành mạnh, nạo phá thai, uống thuốc tránh thai khẩn cấp… Ngoài ra, cũng nên chú ý để điều chỉnh cảm xúc, nên giữ thái độ lạc quan và vui vẻ, giữ cơ thể ấm và tránh lạnh, trong khi hành kinh tránh các bài tập thể dục cường độ cao, gây mất sức.
Theo Ánh Phượng/Afamily.vn/Ttvn
Nhiễm trùng đường tiểu: Căn bệnh phổ biến ở phụ nữ
Một số người giữ thói quen dùng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hay thuốc chứa chất diệt tinh trùng cũng là yếu tố gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
Ở nam giới bệnh này là hoàn toàn không phổ biến và ngược lại rất nhiều phụ nữ phải chịu đựng căn bệnh này với cơn đau buốt khi đi vệ sinh. Cứ 5 phụ nữ thì có 1 người mắc nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này và có hướng điều trị đúng đắn.
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm khuẩn nước tiếu là tình trạng hành vi khuẩn cảm nhiễm nước tiểu hay vi khuẩn có trong nước tiểu. Nước tiểu trong tình trạng bình thường vốn là môi trường vi khuẩn, nếu không có những điều kiện tự bảo vệ thì lại biến thành môi trường lý tưởng cho những mầm bệnh phát triển.
Có thể do mới lập gia đình hoặc những người quan hệ tình dục thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Có tới 50% số người bị nhiễm trùng đường tiểu do vệ sinh không sạch sẽ. Hoặc do tiền sử gia đình, do nồng độ estrogen suy giảm ở thời kỳ mãn kinh làm cho yếu tố miễn dịch cũng suy giảm hạn chế khả năng chống lại những vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Hoặc đôi khi do thời kỳ mang thai, nội tiết thay đổi tạo áp lực lên bàng quang, hay các vấn đề đường tăng lên trong nước tiểu cũng là một nguy cơ. Có một số người giữ thói quen dùng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hay thuốc có chứa chất diệt tinh trùng cũng là yếu tố gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh thường gặp ở nữ giới
Hơn nữa, do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn, miệng niệu đạo lại ở gần miệng âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn xuất phát từ miệng âm đạo và hậu môn. Những vi khuẩn này sẽ tiến thẳng vào bàng quang gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến nước tiểu. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như sinh hoạt tình dục quá nhiều, sỏi bàng quang, u bàng quang, niệu đạo hẹp, bệnh nhân tiểu đường đi tiểu nhiều... cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nước tiểu.
Hướng điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Việc uống nước nhiều rất tốt đối với những người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu. Việc làm này khiến vi trùng đi ra ngoài một cách dễ dàng và mau chóng. Ngoài ra, nếu bạn thấy mình có những biểu hiện như trên, bạn nên nhanh chóng đi tới cơ sở y tế để thăm khám, theo dõi. Tại đó, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hợp lý.
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để phòng chống và ngăn ngừa vi khuẩn này hoành hành, lây lan. Nếu bạn bị đau rát khi đi tiêu do căn bệnh này gây ra, bạn nên uống một cốc nước ấm cùng hạt lúa mạch. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thực đơn cho mình bằng quả việt quất. Lại quả này có thể giúp bạn loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh trú ngụ ở bàng quang. Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ còn nhận định: tỏi có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi chứng bệnh ở đường tiết niệu.
Ngoài ra, cách phòng bệnh này đó là bạn nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục,vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
Để phòng bệnh và tránh bệnh lặp lại sau khi điều trị, cần có thói quen uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít một ngày. Thói quen này giúp bạn làm sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự gia tăng của mầm bệnh.
Theo SKĐS
Thói quen xấu 'nấu chín' tinh trùng Sau một nghiên cứu mới của Trường Công nghệ Y học ở Haifa, Israel, thì có vẻ như nam giới nên tìm nơi để điện thoại ngoài túi quần như trong ví hay ba lô... Bởi vì nghiên cứu đã cho thấy rằng giữ một chiếc điện thoại trong túi gây ra vấn đề nghiêm trọng về sự suy giảm số lượng tinh...