28 ca nhiễm chưa rõ nguồn lây trong một ngày tại TP HCM
TP HCM ghi nhận 28 trường hợp chưa rõ nguồn lây, đang điều tra dịch tễ, trong số 667 ca Covid-19 được Sở Y tế công bố chiều 25/6.
667 ca này phát hiện từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, gồm 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trong khu cách ly, chiếm tổng cộng gần 96%, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC).
28 ca còn lại chưa rõ nguồn lây. Trong đó, 14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện, gồm khám tại các bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (1), quận 12 (1), Lê Văn Thịnh (1), Đại học Y dược (2), Nguyễn Tri Phương (2), Thống Nhất (2), Quốc Ánh (1), Bình Tân (1), Ung bướu (1), Trung tâm Y tế Thủ Đức (1), Vạn Hạnh (1).
14 ca còn lại gồm một trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, phát hiện qua xét nghiệm tầm soát; một phát hiện khi thực hiện mở rộng xét nghiệm; hai giám sát sau cách ly tập trung và 10 đang điều tra dịch tễ.
10 ngày nay, số nhiễm Covid-19 theo ngày ở TP HCM nhiều lần đạt kỷ lục, chiếm phần lớn số mắc mới của cả nước. Bên cạnh các trường hợp là người tiếp xúc của các bệnh nhân được công bố từ trước và đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa, thì rất nhiều ca phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện, phải tiến hành điều tra dịch tễ.
“Điều này cho thấy mầm bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng”, theo đại diện HCDC. Trong làn sóng dịch thứ 4, nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP HCM đã phải dừng tiếp nhận khám chữa bệnh, phong tỏa tạm thời vì liên quan các ca nghi mắc Covid-19.
Họp báo trưa 25/6, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng “hiện tượng phơi nhiễm đã có trong ngành y tế. Đây là sự cố trong ngành y tế”. Quá trình tiếp xúc bệnh nhân, lấy mẫu, dù biện pháp phòng hộ thế nào cũng chỉ là tương đối, chỉ che chắn phần nào, trong quá trình thực hiện có thể có sơ sót. Nhân viên ở khu cách ly, điều trị, dù rất cẩn thận nhưng cũng khó tránh khỏi nguy cơ.
Theo ông Bỉnh, thành phố đang tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm kiếm nguồn lây. Đối với các khu vực đang phong tỏa quanh ổ dịch, chính quyền địa phương phối hợp y tế đánh giá tình hình dịch tễ. Nếu nhận định có nguy cơ cao, tiếp tục lây lan trong cộng đồng thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa trên diện rộng, theo các khu phố hoặc phường, để kiểm soát dịch.
Hôm nay là ngày thứ 30 TP HCM bùng phát Covid-19, cụm dịch lớn nhất liên quan nhóm Truyền giáo Phục hưng, sau đó là các chuỗi lây nhiễm trong khu dân cư, nhà trọ, cơ sở sản xuất. Đặc biệt, các tòa nhà, văn phòng, khu sản xuất thực phẩm… là nơi có môi trường chật hẹp, thông khí kém, nhiều sự tiếp xúc khiến virus lây lan mạnh, kèm nhiều yếu tố thuận lợi cho chủng Delta hoành hành.
Đây là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố, với 2.343 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố từ ngày 27/4 đến trưa 25/6, và số ca nghi nhiễm nêu trên.
Video đang HOT
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở quận Bình Tân, đêm 22/6. Ảnh: Hữu Khoa.
Hình ảnh người dân TPHCM xếp hàng tiêm vắc xin đông chưa từng thấy
Trưa 24/6, 10.000 người dân TPHCM đã đến nhà thi đấu Phú Thọ để tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Sở Y tế thành phố cũng đã bổ sung thêm 240 đội tiêm chủng từ nhiều bệnh viện để đảm bảo đạt tốc độ và kế hoạch chiến dịch đã đề ra.
Trưa 24/6, Sở Y tế TPHCM tổ chức tiêm vắc xin cho gần 10.000 người tại nhà thi đấu Phú Thọ. Đối tượng được tiêm là người dân các quận trung tâm, người lao động, công nhân viên chức của thành phố.
Do số lượng người dân đến cùng lúc quá đông nên xảy ra cảnh ùn ứ ở cổng chính. Lực lượng chức năng đã lập hàng rào, điều tiết từng nhóm 5 người vào bên trong một lượt.
Nhân viên y tế phát phiếu đăng ký tiêm và khai báo y tế ngay lối vào. Người dân phải trình đầy đủ các giấy tờ liên quan mới được cho vào bên trong khu vực tiêm.
Đây là điểm tiêm lớn nhất của TPHCM trong chiến dịch tiêm chủng lịch sử. 5 khu tiêm được phụ trách bởi lực lượng y bác sĩ đến từ các bệnh viện: Tai-Mũi-Họng, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Răng- Hàm-Mặt, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Giao thông Vận tải...
Đội cấp cứu tình huống khẩn cấp do lực lượng y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM đảm nhiệm.
Tuy bên ngoài nhà thi đấu xảy ra cảnh dồn ứ người dân nhưng bên trong khu tiêm được kiểm soát tốt, người dân đi theo luồng đã được bố trí từ trước, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang nghiêm chỉnh.
Khu vực tiêm được chia thành 45 đội, bố trí người dân đi theo sơ đồ một chiều để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Tại mỗi khu tiêm, người dân được khám theo quy trình: Sàng lọc sức khỏe, đo thân nhiệt, kiểm tra huyết áp, điều tra bệnh nền, tiêm vắc xin và chờ theo dõi sau tiêm 30p.
Khu theo dõi sau tiêm lập các phòng theo dõi dã chiến để người dân được can thiệp kịp thời nếu có diễn biến sức khỏe không tốt.
Chị Nguyễn Thùy Vân (ngụ quận Gò Vấp), một nhân viên văn phòng hồ hởi chia sẻ sau khi tiêm: "Bác sĩ khám sàng lọc khá kỹ, hỏi nhiều về các bệnh nền nên mình thấy rất yên tâm khi bác sĩ cho phép tiêm vắc xin. Nãy giờ ngồi 30p thấy cơ thể bình thường chứ không triệu chứng gì".
"Tôi có chút lo lắng và hồi hộp khi được gọi tiêm vắc xin Covid-19 vì sợ những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Tuy nhiên khi được các y, bác sĩ tại đây giải thích kỹ nên tôi cảm thấy rất yên tâm", bạn Phan Trần Minh Thư (ngụ TP Thủ Đức), nhân viên văn phòng chia sẻ.
"Tôi tranh thủ xin chụp lọ vắc xin làm kỷ niệm cho sự kiện lịch sử này", người thanh niên cho biết khi vừa hoàn thành mũi tiêm.
Theo số liệu thống kê, chiến dịch tiêm vắc xin của TPHCM ngày 24/6 ước tính đạt khoảng 40.000 mũi. Tuy nhiên, số lượng này chỉ đạt khoảng 20% so với kế hoạch thành phố đặt ra khi triển khai chiến dịch tiêm chủng (200.000 người/ngày).
Trước đó, Bộ Y tế cùng lúc ra hai công văn khẩn số 4993/BYT-DP và 5022/BYT-DP về việc 10 tỉnh, thành có tốc độ tiêm chủng vắc xin vẫn còn chậm so với dự kiến. 10 tỉnh, thành bao gồm TPHCM, Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ và Kiên Giang. Chiều nay, Sở Y tế TPHCM đã có công văn hỏa tốc về việc bổ sung thêm 240 đội tiêm chủng từ nhiều bệnh viện.
TP.HCM khẩn tìm người từng đến chợ Khu phố 2, phường An Lạc, quận Bình Tân TP.HCM đã ghi nhận các ca bệnh COVID-19 tại chợ Khu phố 2, phường An Lạc, quận Bình Tân, HCDC kêu gọi những người từng đến đây khai báo ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Tối 23/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát thông báo tìm người từng đến chợ Khu phố 2, phường An Lạc, quận Bình...