260.000 người Somalia chết đói trong 2 năm
Từ năm 2010 đến 2012, hơn 1/4 triệu người Somalia chết trong nạn đói khủng khiếp ở Somalia, một phần là do thế giới phản ứng quá chậm, điều phối viên chương trình nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Somalia vừa cho biết.
Một nửa trong số 258.000 người Somalia chết đói là trẻ em dưới 5 tuổi, ông Philippe Lazzarini tuyên bố.
Báo cáo được soạn bởi Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc và Mạng lưới hệ thống cảnh báo nạn đói sớm do tổ chức USAID tài trợ là nghiên cứu khoa học đầu tiên về trận khủng hoảng lương thực ở Somalia.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2012 cho thấy khoảng 4,6% tổng dân số và 10% trẻ em dưới 5 tuổi chết đói ở khu vực nam và trung Somalia.
10% trẻ dưới 5 tuổi chết trong nạn đói tồi tệ nhất 25 năm qua ở Somalia
Tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Hạ Shabelle, cứ 5 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 bé chết.
Video đang HOT
Vào thời gian đỉnh điểm, từ tháng 5 – 8/2011, nạn đói và bất ổn lương thực trầm trọng giết chết 30.000 người chỉ trong vòng 1 tháng.
Liên Hợp Quốc đang làm việc với các đối tác nhân đạo để thay đổi hoạt động cứu trợ, ông Lazzarini cho biết. Khoảng 2,7 triệu người ở Somalia hiện nay vẫn cần trợ giúp để sống sót.
Theo báo cáo, nhiều yếu tố dẫn đến đợt khủng hoảng tồi tệ trên.
Từ tháng 7/2010 – 7/2011 là thời gian khô hạn kỷ lục ở vùng phía đông Sừng châu Phi trong suốt 60 năm, dẫn đến gia cầm, mùa màng chết hàng loạt, từ đó nhu cầu sử dụng lao động giảm mạnh, khiến nguồn thu nhập của nhiều gia đình không còn.
Trong năm 2010 và 2011, vùng nam Somalia nhận được ít viện trợ nhân đạo hơn thời gian trước.
Ở nhiều khu vực, xung đột và bất ổn – chủ yếu do hoạt động của nhóm khủng bố có liên hệ với al Qaeda là al-Shabaab – làm cản trở quá trình trợ giúp và tiếp cận lương thực.
Khi thiếu nguồn cung, giá cả thực phẩm lại tăng mạnh, tạo nên áp lực khủng khiếp cho những gia đình nghèo.
“Đối với hàng triệu người Somalia vốn đã chịu tình cảnh thiếu lương thực kinh niên và suy dinh dưỡng trầm trọng, cơn sốc đó là sự hủy diệt, dẫn đến trận đói tồi tệ nhất trong vòng 25 năm”, báo cáo viết.
“Nạn đói không phải hiện tượng tự nhiên, mà đó là sự thất bại chính trị thê thảm”, tổ chức nhân đạo quốc tế Oxfam nhận định.
“Thế giới phản ứng quá chậm chạp với các cảnh báo hạn hán, cộng thêm cuộc xung đột ở Somalia, khiến người dân đã phải trả giá bằng mạng sống. Cái chết của họ có thể và lẽ ra phải được ngăn chặn, và con số tử vong khủng khiếp đó không được phép lặp lại một lần nữa”.
Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ họp tại London trong tuần tới để thảo luận tình hình ở Somalia “để bảo đảm rằng đó là nạn đói cuối cùng ở quốc gia nghèo khổ này”, Oxfam nói.
Từ năm 1991, Somalia thiếu một chính phủ hoạt động hiệu quả, nhiều khu vực ở quốc gia Sừng châu Phi đang ở trong tình trạng không có pháp luật.
Chính phủ chuyển tiếp được lực lượng gìn giữ hòa bình Liên minh châu Phi hậu thuẫn nhiều năm nay vất vả chống lại các tay súng du kích Hồi giáo.
Theo 24h
Ba nhân viên cứu trợ nhân đạo bị bắt cóc tại Somalia
Vụ bắt cóc diễn ra ngay gần sân bay trung tâm của Somalia. Trong số những người bị bắt cóc có 1 người Somalia, 1 người Mỹ và 1 người Đan mạch.
Somalia là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới
Những người này đều là nhân viên đang làm việc tại một tổ chức nhân đạo tại Somali, trong "Chương trình rà phá bom mìn và cung cấp thông tin về rủi ro liên quan tới thuốc nổ" của Đan Mạch (DDG). Chương trình này có mặt tại Somali từ năm 2007.
Thực tế, Somali là một trong những địa bàn nguy hiểm nhất đối với các nhân viên cứu trợ nhân đạo quốc tế. Trước đó, trong tháng 9 và tháng 10, 4 người châu Âu đã bị bắt cóc tại khu vực miền Nam Somali.
Trong thời gian qua, Somali cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của các nhóm khủng bố và cướp biển ở ngoài biển khơi Somalia./.
Theo VOVnew
Giao tranh tiếp tục tại Somalia Đầu tháng 10, giao tranh giữa các lực lượng an ninh và các phiến quân tại Somalia đã làm ít nhất 79 người thiệt mạng. Hàng trăm người dân Somalia ngày 23/10 đã phải rời khỏi các trại tị nạn, ở gần thủ đô Mogadishu của nước này, do lo ngại giao tranh giữa các phiến quân al-Qaeda và các lực lượng gìn...