25 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan
Trung Quốc điều 22 tiêm kích, hai oanh tạc cơ chiến lược và một máy bay tuần thám tiến vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 1/10 thông báo nhóm máy bay Trung Quốc, bao gồm 18 tiêm kích J-16, 4 tiêm kích Su-30, hai oanh tạc cơ chiến lược H-6 và một máy bay tuần thám săn ngầm tiến vào vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) của hòn đảo.
Các máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động ở khu vực giữa đảo Đài Loan và quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát. Khi phòng vệ Đài Loan điều tiêm kích đối phó và cảnh báo, đồng thời kích hoạt các tổ hợp tên lửa phòng không để theo dõi, nhóm máy bay Trung Quốc bay vòng quanh Đông Sa, sau đó quay về đại lục.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về hoạt động này.
Oanh tạc cơ H-6 của quân đội Trung Quốc áp sát Đài Loan hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Video đang HOT
Đợt áp sát của nhóm máy bay Trung Quốc diễn ra cùng ngày nước này kỷ niệm 72 năm quốc khánh. Lần áp sát Đài Loan với lượng máy bay đông đảo nhất của quân đội Trung Quốc diễn ra hồi tháng 6, với sự tham gia của 28 phi cơ các loại.
Trước đó một ngày, Trung Quốc chỉ trích lãnh đạo cơ quan đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp khi quan chức này tìm cách quảng bá về hòn đảo trên trường quốc tế.
Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc nhận định ông Ngô lừa dối thế giới về hiện trạng của hòn đảo. “Tất cả bình luận về cái gọi là nền độc lập của Đài Loan chỉ là lời ong tiếng ve”, cơ quan này cho biết trong thông cáo ngày 30/9.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập quanh Đài Loan với khí tài tối tân, đồng thời nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo.
Trung Quốc nổi giận vì Lithuania cho Đài Loan lập văn phòng đại diện
Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị nước này cũng triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước để phản đối việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện.
Đại sứ Trung Quốc tại Lithuania Shen Zhifei (Ảnh: Twitter).
"Quyết định đó vi phạm trắng trợn tinh thần của thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Lithuania và làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi hối thúc phía Lithuania ngay lập tức sửa đổi quyết định sai trái, thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục thiệt hại và không mắc thêm sai lầm", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/8 nêu rõ.
Thông cáo cho biết thêm: "Chúng tôi cũng cảnh báo giới chức Đài Loan rằng độc lập cho Đài Loan là ngõ cụt và bất cứ nỗ lực nào nhằm vào các hoạt động ly khai chắc chắn sẽ thất bại".
Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania Shen Zhifei và đề nghị Lithuania cũng triệu hồi đại sứ của họ tại Bắc Kinh để phản đối việc quốc gia châu Âu này và đảo Đài Loan có kế hoạch mở văn phòng đại diện ở hai bên.
Hôm 20/7, ông Joseph Wu, đại diện cơ quan ngoại giao Đài Loan, cho biết Đài Loan và Lithuania sẽ lập văn phòng đại diện tại lãnh thổ của nhau trong năm nay nhằm nâng cao hợp tác kinh tế, thương mại và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Thông báo ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích của Bắc Kinh. Văn phòng Phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc yêu cầu Lithuania "tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và không gửi tín hiệu sai lầm tới những lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan".
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng sáp nhập bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Ông Cui Hongjian, giám đốc Sở Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (Trung Quốc), cho biết việc Trung Quốc triệu hồi đại sứ ở các nước hiếm khi xảy ra. Lần gần đây nhất là vào năm 1995 khi Trung Quốc triệu hồi đại sứ tại Mỹ Li Daoyu sau khi Washington thông báo chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.
Phản ứng với cảnh báo của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Lithuania cho biết, nước này lấy làm tiếc về động thái của Bắc Kinh, nhưng vẫn quyết tâm phát triển mối quan hệ với Đài Loan đồng thời tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Đại sứ Lithuania tại Trung Quốc Diana Mickeviciene nói với AFP rằng, văn phòng đại diện của Đài Loan ở Lithuania không vi phạm chính sách "Một Trung Quốc" bởi Đài Loan có văn phòng đại diện ở hầu hết các nước châu Âu.
Lithuania có dấu hiệu cải thiện quan hệ không chính thức với Đài Loan trong hai năm trở lại đây. Trong khi đó, mối quan hệ với Trung Quốc có chiều hướng căng thẳng khi đầu năm nay Lithuania rút khỏi cơ chế 17 1, một cơ chế do Bắc Kinh lập ra nhằm thúc đẩy thương mại và đối thoại giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu.
Nhận định về căng thẳng giữa Trung Quốc và Lithuania, ông Wang Yiwei, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng: "Bước tiếp theo có thể là cắt quan hệ nếu Lithuania tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan".
Các nước thành viên CPTPP thảo luận việc Anh xin gia nhập Ngày 28/9, nhóm chuyên viên của 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tiến hành cuộc họp đầu tiên theo hình thức trực tuyến nhằm thảo luận việc Anh xin gia nhập. Bộ trưởng phụ trách đàm phán CPTPP Nhật Bản Yasutoshi Nishimura. Ảnh: Kyodo/TTXVN Tại cuộc họp trực tuyến...