25 lần trượt đại học, ông chú 55 tuổi vẫn thi vào trường mơ ước
Phần lớn những người tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc hàng năm đều là thanh thiếu niên, nên trường hợp thi đại học ở tuổi 55 của ông Lương Thạch trở thành hiện tượng.
Ông Lương Thạch hiện là chủ một công ty vật liệu xây dựng ở thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Từ thời thiếu niên, ông đã mơ ước được vào trường đại học Tứ Xuyên. Người đàn ông này miệt mài tham dự kỳ thi đại học từ năm 1983 đến nay nhưng vẫn chưa đỗ vào ngôi trường ông mong đợi.
Tính đến hiện tại, đây là lần thứ 26 ông Lương đăng kí thi vào trường đại học này.
Ông Lương cho biết, thời của ông, khi thi đại học phải tham gia kỳ kiểm tra sơ tuyển. Nhưng ngày đó ông bị loại ngay từ vòng đầu.
55 tuổi ông Lương tham dự thi đại học lần thứ 26
“Điểm thi của tôi khi đó rất thấp nhưng mơ ước của tôi là được học tập ở trường đại học Tứ Xuyên. Vậy nên rất nhiều năm tôi không từ bỏ điều này và quyết chinh phục bằng được”, ông Lương cho biết.
14 lần trượt đại học của ông Lương vì nhiều lý do khác nhau, khi thì bận việc lúc bị ảnh hưởng bởi chính sách thi cử. Trước đây, Trung Quốc quy định những thí sinh tham dự thi đại học phải là người chưa kết hôn và dưới 25 tuổi. Tuy nhiên, quy định này được bãi bỏ vào năm 2001.
Điểm số tốt nhất của ông Lương trong những năm qua là hơn 400 điểm so với tổng 750 điểm. Kết quả này giúp ông được nhận vào trường đại học hạng hai nhưng ông Lương luôn cảm thấy thất vọng vì mình chưa đạt được số điểm để theo học tại đại học Tứ Xuyên.
Ông muốn lấy kết quả thi cử chứng minh cho những người nói ông đang “đánh bóng” tên tuổi
Video đang HOT
Sau nhiều năm không hoàn thành phần thi đọc hiểu khoa học – phần bắt buộc với những thí sinh muốn theo chuyên ngành khoa học, năm nay, ông Lương quyết định đổi sang ngành mới là nghệ thuật và khoa học nhân văn. Có nhiều người nói rằng tuổi tác chính là lý do khiến ông không thể nhớ tốt kiến thức trong sách giáo khoa như các thí sinh trẻ tuổi khác.
“Tôi mới bước sang tuổi 55 và tôi thấy bản thân mình vẫn còn trẻ. Tôi không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức lịch sử và địa lý”, ông Lương chia sẻ.
Nhiều người cho rằng ông đang sử dụng việc thi cử để “đánh bóng” bản thân và doanh nghiệp của mình. Thế nhưng ông khẳng định rằng mình sẽ lấy kết quả thi cử để chứng minh cho mọi người thấy suy nghĩ ấy của họ là sai lầm.
Ông Lương nói sẽ thi đến khi nào đỗ thì thôi
“Nếu tôi có thể vào trường đại học mình từng mơ ước, tôi sẽ chấm dứt việc thi cử, còn không tôi sẽ thi đến cùng”, ông Lương cho hay.
Ông Lương không phải là người duy nhất tham gia hàng chục kỳ thi đại học. Trước đó, một người tên Đường Thượng Quân đến từ khi tự trị Choang tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc đã trải qua 13 lần thi cử. Người này cuối cùng đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh.
Rất nhiều người cho rằng câu chuyện của ông Lương đã truyền cảm hứng về sự kiên trì, không từ bỏ ước mơ.
“Mặc dù tôi không bằng tuổi ông ấy nhưng ông ấy đã làm điều mà tôi muốn làm nhưng không dám”, một người dùng mạng bình luận.
Học tập không bao giờ có dấu chấm hết
Mới đây, tôi có được tham dự một cuộc sinh hoạt của nhóm phụ huynh ở Hà Nội. Nhiều cha mẹ trong nhóm này bày tỏ nỗi lo lắng khi con học lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10.
Học sinh phổ thông thi vào lớp 10. Ảnh minh họa
Họ nói "cuộc chiến" vào lớp 10 của học sinh còn kinh khủng hơn cuộc chiến vào đại học.
Một bà mẹ có con học lớp 9 tâm sự rằng: Nếu con tôi trượt đại học, cháu có thể đi học nghề, chuyển nguyện vọng sang trường khác, hoặc sang năm thi lại. Nhưng nếu cháu không được vào lớp 10, cháu chẳng biết sẽ làm gì. Thế nên, gia đình đang tính toán để cháu học ngày đêm, mời rất nhiều giáo viên kèm cho cháu. Cháu sẽ học thuộc các bài văn mẫu, làm đi làm lại các đề để bảo đảm cháu đỗ được. Bà mẹ này còn tính rằng: Cháu sẽ vào học ở một trường tốp dưới, hết học kì I, gia đình sẽ tính kế để chuyển trường thuộc tốp cao cho con.
Ham muốn của phụ huynh...
Hiện trạng nhiều phụ huynh chỉ muốn con vào trường THPT đã dẫn đến sự quá tải trong học tập, học không đúng cách, tốn kém tiền của và những sai lầm trong hệ thống. Chẳng hạn, các trường học tốp đầu luôn quá tải, số lượng học sinh cao hơn mức cho phép. Tâm lí học lớp kém, trường kém khiến cả nhà giáo dục và học sinh, phụ huynh đều tiêu cực, không tự tin trong giảng dạy và xác định mục tiêu của nhà trường. Trường tốp dưới còn bị coi là chỗ trú chân của những học sinh con nhà "có điều kiện", để từ đó họ có thể xin chuyển sang trường cao hơn.
Điều đáng lo lắng là tâm lí thi cử, cố học bằng được đã dẫn đến học sinh phải học bằng những cách sai lầm. Một phụ huynh chia sẻ rằng, con chị phải thức đến 2 giờ sáng để học thuộc lòng văn mẫu, làm hàng trăm đề kiểu "nhai đi nhai lại" đến thuộc.
Cả khoa học lẫn thực tế đều cho thấy, việc luyện thi để đỗ có thể giúp học sinh đạt được mục tiêu thi cử nhưng không có mấy ý nghĩa với việc học của họ. Học thuộc lòng thì thường dễ quên. Việc muốn con được điểm cao khiến cha mẹ nghĩ đến nhiều phương án như: Bắt con đi học thêm, nhờ vả giáo viên ưu ái, rồi gian lận thi cử... Dẫn đến, đứa trẻ không học được những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Việc học thụ động lâu ngày, lại đúng vào thời điểm trẻ đang hoàn thiện tâm lí sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Trẻ dễ mắc những hội chứng tâm lí căng thẳng, sợ học, học đối phó, lớn lên, trẻ không học được cách học thì khó có thể học lâu dài, thiếu tự chủ ...
... con trẻ nản chí
Mỗi lần về quê, được thanh bình ngắm gà, ngắm bò, ngắm vườn thì ta sẽ cảm thấy thư thái. Nhưng cứ nghe chuyện của người già, người trẻ thì thấy ta lo lắng mỗi năm lại tăng lên. Chuyện đây:
Thằng cháu đã chính thức bỏ học sau mấy năm cứ hành bố mẹ nó lúc lêu lổng, lúc học kém. Nhưng giờ bố mẹ nó còn lo hơn nhiều. Nó đi làm được mấy ngày thì lại bỏ về nhà. Nó nằm dài ra. Nó than thở. Giá nó bỏ học, nó đi làm được thì cũng là việc tốt. Vì ai cũng phải đi làm. Làm sớm hay làm muộn, đều là đi làm cả thôi. Nhưng nó bỏ học mà không biết làm gì. Nó đi học thì nhà nó còn bấu víu niềm tin là có nhà trường, thầy cô quản nó. Nhưng giờ thì có ai đâu.
Trường nó đã dạy cái gì mà nó chán học, sợ học từ lớp 8, lớp 9. Nó đi học cho có chứ sểnh ra là nó điện tử, bỏ học chơi với bạn. Lớp nó có nhiều đứa như nó. Chúng nó chả thiết tha gì với việc học ngoài chuyện đến lớp có bạn có bè. Còn tiền cha mẹ thì vẫn xin đều đều. Ước mơ của nó bố mẹ nó nai lưng ra nuôi.
Trường học đã dạy gì cho nó mà giờ đến 17 tuổi nó chả biết phải làm gì để sống. Nó cũng chả nghĩ đến mẹ nó, bố nó bỏ cả việc để về. Lo mấy cũng thở dài nhìn nhau. Ngay cả khi kiếm được việc làm, nó cũng chẳng đủ sức khỏe, trách nhiệm để mà đảm nhận. Còn kĩ năng nghề, nó có chứng nhận nghề phổ thông, bọn trẻ tốt nghiệp lớp 9 đều có.
Vườn nhà: Nó bỏ trống
Ao nhà: Không có cá bơi
Ruộng nhà: Nó cũng để người khác cấy.
Quê có mẹ con nhà bò với đôi mắt ướt đen to nằm bên nhau.
Quê có đôi con gà thơ thẩn bới đất. Chẳng cần tìm giun. Chúng đã có cám ăn sẵn.
Lúc này đây, biết câu chuyện trên, chúng ta có suy tư gì. Ước gì chúng ta hành động, cần một cú hích để ai cũng tỉnh ra, học cái gì để tương lai con trẻ biết chăm lo cho mảnh vườn, ao cá, mái nhà...; Dạy cái gì cho thanh niên để chúng không chán. Chúng không thương vay khóc mướn mấy nhân vật trên tivi, trên mạng xã hội... Chúng đừng thôi học chỉ vì dịch chuyển nỗi chán chường, chúng không cố học chỉ vì sẽ được lên lớp, sẽ không phải làm việc nhà... Người lớn chúng ta cũng cần học để chúng ta ứng xử, hành động có ích hơn đối với việc học của con mình. Sự học như thế có áp lực quá không? Có xứng là "học tập không bao giờ có dấu chấm hết".
Những thí sinh trượt đại học đáng tiếc nhất mùa tuyển sinh 2021 Dù đạt điểm thi cao, đủ điểm trúng tuyển vào các ngành mình mong muốn, nhưng vì những lý do khác nhau, các thí sinh này đều trượt đại học trong tiếc nuối. 55 thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt đại học vì điểm học bạ thấp Ngay sau khi biết điểm chuẩn vào các trường đại học trên cả nước, dư...