24 công ty con của TKV có dấu hiệu mất an toàn vốn, Jetstar Pacific bị đưa vào diện giám sát đặc biệt
Ngoài Jetstar Pacific của VNA, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, DAP – Vinachem của Vinachem cũng bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt.
Ảnh minh họa.
Năm 2019, Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của 235 doanh nghiệp thuộc 36 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) và công ty.
Kết quả kiểm toán mới được gửi các đại biểu Quốc hội phục vụ kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cho thấy, 31/36 TĐ, TCT, công ty được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập bình quân của người lao động tại một số đơn vị đạt tương đối cao.
Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại như phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với NSNN nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn , doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu NSNN 1.976,07 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả, quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, xóa nợ không đúng quy định.
Báo cáo cho biết, một số đơn vị có hệ số nợ phải trên vốn chủ sở hữu cao như tại Vinachem: CTCP Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc 73,72 lần, CTCP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ 7,34 lần; Vicem: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp 17,71 lần, Công ty Xi măng Sông Thao 4,23 lần; Vinaincon: CTCP Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp 11 lần, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 2 là 07 lần; Petrolimex: Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào 50 lần; Lilama: CTCP Lilama 69-3 là 9,17 lần, Công ty mẹ 7,23 lần, Công ty CP Lilama 5 là 5,96 lần, CTCP Lilama 18 là 5,85 lần, CTCP Lilama 69-1 là 4,23 lần, CTCP Cơ khí lắp máy Lilama 4,02 lần; VNA: Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam 5,07 lần.
Các đơn vị có hệ số bảo toàn vốn thấp như Dofico: CTCP Nông súc sản Đồng Nai 0,54 lần, CTCP Chăn nuôi Phú Sơn 0,64 lần, CTCP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai 0,97 lần, CTCP Du lịch Đồng Nai: 0,98 lần, CTCP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hoà 0,98 lần; Vinachem: CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 0,3 lần, CTCP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ 0,51 lần; Sonadezi: CTCP Sonadezi Long Bình 0,94 lần; Licogi: CTCP Licogi 17 là 0,9 lần.
Đáng chú ý, báo cáo chỉ ra 24 công ty con của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TKV có dấu hiệu mất an toàn tài chính là: Công ty TNHH MTV Môi trường, CTCP Chế tạo máy, CTCP Than Mông Dương, CTCP Than Hà Lầm, CTCP Than Vàng Danh, Viện Cơ khí năng lượng và mỏ, CTCP Vật tư TKV, CTCP Than Núi Béo, CTCP Than Cọc Sáu, CTCP Than Cao Sơn, CTCP Cơ khí Mạo Khê, CTCP Công nghiệp ô tô, Công ty CP Tây Nam Đá Mài, CTCP Xuất nhập khẩu than, CTCP Kinh doanh than miền Bắc, Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa, CTCP Địa chất mỏ, Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam, Công ty CP Vật tư vận tải xếp dỡ, Công ty CP Vận tải và đưa đón thợ mỏ, Công ty CP Tin học công nghệ môi trường, Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ công nghiệp, Công ty CP Địa chất mỏ khoáng sản, Công ty CP địa chất Việt Bắc.
Các đơn vị đưa vào diện diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ được kiểm toán nêu ra như: VNA: CTCP Hàng không Jetstar Pacific Airlines, Hãng hàng không quốc gia Angkor Air; Vinachem: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Công ty CP Xà phòng Hà Nội; Petrolimex: Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào.
Ngoài ra, Công ty mẹ – Vinachem không có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn, nợ gốc và lãi quá hạn tại thời điểm 31/7/2019 là hơn 1.020 tỷ đồng.
Công ty mẹ – VRG bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng.
Nhiều công ty con của TĐ, TCT sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, các doanh nghiệp mất vốn chủ sở hữu như Vicem (Công ty CP Xi măng Hạ Long 1.638 tỷ đồng); VSTV 2.699 tỷ đồng; Vinachem (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình 2.633 tỷ đồng); Licogi (Công ty CP Licogi 15 là 100 tỷ đồng, Công ty CP Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 là 47 tỷ đồng, Công ty CP Lắp máy điện nước 55 tỷ đồng); VNA (Công ty CP Hàng không Jetstar Pacific Airlines 180 tỷ đồng).
Một số khoản đầu tư của TĐ, TCT vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn Công ty mẹ – Vicem: 01 công ty đang làm thủ tục giải thể; 05 công ty liên kết lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 766 tỷ đồng; Công ty mẹ – VNA: Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 139 tỷ đồng; Hãng hàng không Cambodia Angkor Air 44,25 triệu USD (lớn hơn lỗ kế hoạch là 6,96 triệu USD); Công ty mẹ – Vinaincon: Đầu tư dài hạn tại 02 đơn vị có lỗ lũy kế 1.079 tỷ đồng.
JPMorgan Vietnam Opportunities Fund chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu MBB
Tổ chức nhận chuyển nhượng số cổ phiếu này là Vietnam Growth Stock Income Mother Fund.
Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), quĩ ngoại JPMorgan Vietnam Opportunities Fund vừa chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) phiên giao dịch 17/4. Tổ chức nhận chuyển nhượng số cổ phiếu này là Vietnam Growth Stock Income Mother Fund.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/4, giá cổ phiếu MBB đứng ở 17.000 đồng/cp. Theo mức giá này, số cổ phiếu được chuyển nhượng trên có giá trị là 34 tỷ đồng.
Trước đó, cổ phiếu MBB sau khi rớt xuống múc thấp nhất 13.150 đồng/cp (trong phiên 31/3) đã hồi phục trở lại. Kể từ đầu tháng 4, cổ phiếu này đã có 10 phiên tăng giá, trong đó có 5 phiên tăng liên tiếp (13-17/4). Mức giá hiện tại tăng khoảng 30% so với hồi đầu tháng, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 18% so với đầu năm
Diệp Trần
Nhiều công ty nước ngoài đã tính đến việc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam sau dịch Covid-19 Theo JLL, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam sau dịch Covid-19. Đơn vị nghiên cứu này chỉ ra, khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát Covid-19 ở Trung...