2/4 ca nhiễm cúm A/H1N1 ở Trà Vinh đã tử vong
Chiều 14.8, bác sĩ Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cho biết bệnh nhân N.T.M (ngụ huyện Tiểu Cần) vừa qua đời là ca tử vong thứ 2 do nhiễm vi rút cúm A/H1N1 trên địa bàn tỉnh này.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phước, ngày 30.7, Bệnh viện (BV) Đa khoa Trà Vinh tiếp nhận, chẩn đoán bệnh nhân N.T.M viêm phổi, nhồi máu cơ tim trên nền bệnh mạn tính nặng,…và cho nhập viện điều trị.
Khoảng 10 ngày sau bệnh nhân bệnh trở nặng, người nhà xin đưa bệnh nhân về nhà và bà M. tử vong sau đó.
Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TPHCM về mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân M. là dương tính với cúm A/H1N1.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Phước, trường hợp bà M. là ca đã được phát hiện nhiễm vi rút A/H1N1 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tính đến thời điểm hiện nay.
Trước đó, Sở Y tế Trà Vinh đã nhận được tin báo từ BV Chợ Rẫy (TPHCM) về một bệnh nhân 60 tuổi, ngụ huyện Tiểu Cần đã tử vong tại đây. Riêng 2 bệnh nhân cúm A/H1N1 còn lại cùng ngụ huyện Trà Cú đang được cách ly điều trị.
Vẫn theo bác sĩ Phước, cúm A/H1N1 là bệnh theo mùa phát sinh mạnh ở các bệnh nhân lớn tuổi khiến cho nền bệnh nặng thêm dẫn đến nguy cơ tử vong rất nhanh. Đây là vi rút có tính chất lây lan rất nhanh và hiện nay là thời điểm rất nhạy cảm để vi rút lây lan trên diện rộng.
Trong khi Sở Y tế Trà Vinh đang tích vực phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện các tại các bệnh viện và hướng dẫn người dân phòng tránh, chiều 14.8, đoàn công tác Viện Pasteur TP.HCM cũng đã đến hỗ trợ địa phương thực hiện có hiệu quả hơn về công tác này.
Được biết, BV đa khoa Trà Vinh đã cách ly điều trị 14 người gồm cán bộ, các y, bác sĩ, điều dưỡng,… đã tiếp cận và có triệu chứng nghi cúm.
Theo thanhnien.vn
10 người Ấn Độ chết, hơn 90 người bị cách ly vì virus mới nổi Nipah
Virus lây lan thành dịch tại Ấn Độ, tỷ lệ tử vong lên 40-75%, giới chức y tế lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch.
Theo giới chức y tế Ấn Độ, 18 mẫu bệnh phẩm được gửi đi xét nghiệm thì có 12 mẫu dương tính virus Nipah, trong đó có 10 bệnh nhân đã tử vong. Trường hợp tử vong mới nhất là một nữ y tá 31 tuổi, có thể phơi nhiễm với virus chết người này khi chăm sóc các bệnh nhân. Thi thể của nữ y tá được hỏa táng để tránh phát tán virus.
Dịch bệnh bùng phát ở phía nam Ấn Độ. Hàng chục người đang được điều trị tại bệnh viện, hơn 90 người bị cách ly. Chuyên gia y tế Ấn Độ cho biết virus này khó phát hiện, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 18 ngày.
Theo AFP, Nipah được coi là virus mới nổi nguy hiểm. Các nhà khoa học phát hiện virus này có thể lây truyền từ dơi sang các loài khác trong đó có con người trong 20 năm qua. Bệnh hiện chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu và có thể lây truyền từ người sang người. Tỷ lệ tử vong cao lên đến 40-75%.
Giới chức y tế Ấn Độ đang làm mọi biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan.
Nhiều chuyên gia lo ngại virus Nipah tiềm ẩn nguy cơ bùng phát một đại dịch chết người. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới xếp virus này trong nhóm cần được ưu tiên nghiên cứu khẩn, cùng với các bệnh khác như Ebola và SARS.
Virus này được phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1998, khi 265 người bị lây nhiễm một căn bệnh kỳ lạ dẫn đến viêm não, sau khi họ tiếp xúc với lợn hoặc người ốm. Trong đại dịch năm ấy, 105 người đã chết, tỷ lệ tử vong 40%. Từ đó, thi thoảng vẫn phát hiện những vụ dịch nhỏ tại Ấn Độ và Bangladesh, với 280 bệnh nhân, trong đó 211 người tử vong, tức tỷ lệ tử vong trung bình 75%. Virus lây truyền từ loài dơi ăn quả (đặc biệt tại những nước trồng cọ lấy dầu như Malaysia), có thể từ lợn sang người.
Trong lần đầu được phát hiện, virus này lây truyền từ lợn sang người. Nhà chức trách đã phải tiêu hủy hơn một triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan. Kể từ đó, các nhà khoa học phát hiện một số loài dơi ăn quả được coi là vật chủ tự nhiên của virus này.
Biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng. Một số bệnh nhân bị sốt, đau đầu, sau đó buồn ngủ, lơ mơ. Một số khác lại có biểu hiện giống như bị cúm; có trường hợp tiến triển đến hôn mê trong 1-2 ngày.
Việt Nam nằm trong vùng có thể lưu hành virus này, tuy nhiên hiện chưa có ca bệnh nào.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm. Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng,...