2/3 bệnh nhân phát hiện bị ung thư thì đã muộn: Bác sĩ BV K nhấn mạnh, thay đổi thói quen sống rất quan trọng để dự phòng bệnh này
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, bệnh viện K Tân Triều, phòng ngừa ban đầu đối với bệnh ung thư là một sự lựa chọn hợp lý, kinh tế, mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khoẻ bản thân. Trong đó, thay đổi lối sống là yếu tố đặc biệt cần lưu tâm.
Cơ quan nghiên cứu và phân tích toàn cầu (EIU) thuộc tạp chí The Economist vừa công bố báo cáo về khả năng kiểm soát ung thư của 10 quốc gia thuộc châu Á Thái Bình Dương, đăng trên Sáng kiến ung thư thế giới. Theo báo cáo của EIU, gần 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong. IARC cũng nêu trong báo cáo năm 2018 rằng, có 300 033 người hiện đang sống chung với bệnh ung thư tại Việt Nam. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K Tân Triều, mặc dù gần đây có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cũng như sự hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, nhưng số mắc và tử vong do ung thư còn rất lớn. Ngay cả khi việc phát hiện sớm có hiệu quả và nhiều bệnh nhân được cứu sống hơn thì chi phí điều trị cho người bệnh còn rất cao.
Do đó, phòng ngừa ban đầu đối với bệnh ung thư là một sự lựa chọn hợp lý, kinh tế, mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe bản thân, gia đình và góp phần giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế còn nhiều khó khăn của nước ta.
Lối sống thiếu lành mạnh khiến bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày… ngày càng cao. Theo bác sĩ Nam, lối sống có tác động không nhỏ thế nào đến nguy cơ phát triển căn bệnh hiểm nghèo này.
Bác sĩ Nam phân tích, theo một nghiên cứu đa trung tâm của khối liên hiệp Anh va 19 nươc châu Âu khác cho thấy, tỉ lê mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Ngoài ra, nhom nghiên cưu cho biêt thêm, xu hướng trẻ hóa ung thư đại trực tràng cũng đã xuất hiện ở Mỹ, nơi có 50.000 ca mắc mới mỗi năm.
Nguyên nhân cua xu thê này chưa thực sự rõ ràng, nhưng có liên quan đến lối sống lười vận động, béo phì và chế độ ăn kém lành mạnh – vôn la nguyên nhân gây ung thư đai trưc trang. Cac khôi u đại trực tràng ơ bênh nhân tre có tốc độ phat triên nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn.
Ngoài vấn nạn thực phẩm ô nhiễm, mất an toàn nêu trên, nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen tiêu thụ thuốc lá, rượu bia, khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày… tăng cao ở những người trẻ.
Bác sĩ Nam chỉ ra các bước để giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính của đường tiêu hoá, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, bao gồm:
- Thay đổi lối sống (sử dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm chất béo, ngọt, ăn nhiều rau xanh, sử dụng thực phẩm có chất chống oxy hóa)
- Tập luyện đều đặn
- Hạn chế thịt màu đỏ
- Chống béo phì
- Không hút thuốc lá
Video đang HOT
- Giới hạn rượu bia
- Can thiệp y khoa kịp thời (khám và điều trị nhiễm vi khuẩn HP, can thiệp sớm nếu mắc hội chứng Polyp gia đình…).
Thay đổi thói quen sống là bước đầu tiên rất quan trọng để dự phòng bệnh ung thư
Theo bác sĩ Nam, dự phòng ung thư bao gồm 3 bước, trong đo 2 bước dưới đây đặc biệt quan trọng:
- Bước 1 là phòng bệnh ban đầu bằng việc hạn chế hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ung thư, quan trọng nhất là tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, bia rượu.
- Bước 2 là sàng lọc và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư. Đây là mấu chốt cho việc điều trị có hiệu quả. Bởi, ung thư biết sớm trị lành. Khi sàng lọc ưu tiên các loại ung thư như cổ tử cung, vú, đại trực tràng… vì bệnh có khả năng khám bằng lâm sàng và các biện pháp đơn giản; bệnh có khả năng chữa khỏi.
Trước đây, 2/3 bệnh nhân ung thư đến viện trong giai đoạn đến muộn, không còn khả năng phẫu thuật. Do ý thức chăm sóc sức khỏe nói chung và nhận thức dự phòng bệnh ung thư trong cộng đồng khi đó còn rất nhiều hạn chế. Song gần đây, số bệnh nhân được phát hiện sớm đã tăng hơn trước, mà chủ yếu ở bệnh nhân ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Nguyên nhân cũng một phần bởi các chiến lược truyền thông tuyên truyền được chú ý đẩy mạnh hơn.
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một nâng cao cũng góp phần không nhỏ giúp làm tăng tỷ lệ được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh ung thư theo đó cũng tăng lên. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng là cách thức tiếp cận rất hiệu quả giúp các bác sĩ có thể tư vấn và thực hiện cho người dân, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ung thư, những xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm, khi chưa có nhưng biểu hiện trên lâm sàng.
Để dự phòng bệnh ung thư cho bản thân và gia đình, chúng ta nên thực hiện các bước sau:
1. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố được coi là tác nhân gây bệnh như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn giàu dầu mỡ, gia vị, và ăn các loại thức ăn bị mốc, thay đổi lối sống (sử dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm chất béo, ngọt, ăn nhiều rau xanh, sử dụng thực phẩm có chất chống oxy hóa); tập luyện đều đặn; hạn chế thịt màu đỏ; chống béo phì, tránh phơi nắng quá lâu, che chắn khi tiếp xúc tia phóng xạ
2. Tiêm vaccine phòng chống nhiễm Virus viêm gan B để dự phòng Ung thư gan, virus HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, điều trị triệt để nếu có nhiễm vi khuẩn HP.
3. Thận trọng khi dùng thuốc nội tiết nữ vì có nguy cơ gây ung thư vú.
4. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh ung thư có yếu tố di truyền: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư võng mạc mắt, bệnh khô da nhiễm sắc tố… thì cần làm xét nghiệm gene và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sớm, can thiệp điều trị sớm (cắt polyp,cắt đại tràng dự phòng với người đa polyp gia đình)
5. Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh dục, quan hệ tình dục an toàn để dự phòng ung thư cổ tử cung.
6. Phòng bệnh nghề nghiệp và môI trường xung quanh: Chống ô nhiễm không khí, nước sinh hoạt, nước thải,…
7. Thăm khám định kì và làm các test sàng lọc, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.
8. Khi có chẩn đoán bệnh ung thư, cần được điều trị sớm tại các cơ sở chuyên khoa Ung bướu có uy tín để hạn chế bệnh tái phát, di căn.
Bác sĩ Nam nhấn mạnh: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cách điều trị tốt nhất là hãy chú ý đến những thay đổi nhỏ trong sức khỏe của mình, tập thói quen đi khám định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm để có thể có được kết quả điều trị tốt nhất ở giai đoạn sớm”.
Cuộc sống mới của cô gái Việt Nam đầu tiên "sở hữu" xương đùi kim loại
24 tuổi và là sinh viên năm cuối khoa Tài chính kế toán của Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông, L.T.H không thể nghĩ mình được tái tạo cuộc sống mới sau khi phát hiện bị ung thư toàn bộ phần xương đùi. Cô gái này đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có xương đùi kim loại.
PGS, TS Trần Trung Dũng và bác sĩ Nguyễn Trần Quang Sáng trực tiếp xem vết mổ cho bệnh nhân H.
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thay xương đùi kim loại
Bệnh viện K Tân Triều vừa thực hiện thành công ca đại phẫu thay toàn bộ xương đùi bao gồm cả thay khớp háng và khớp gối toàn phần cho L.T.H, 24 tuổi, (quê ở Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá).
H được chẩn đoán mắc bệnh osteosarcoma - ung thư xương có mức độ ác tính cao khi làm chẩn đoán giải phẫu bệnh tại Bệnh viện K vào tháng 6-2019. Nghiêm trọng hơn khi ung thư xương đã lan toàn bộ xương đùi.
Khác với các ca ung thư khác là chỉ ung thư ở một phần của xương, trường hợp này cả phần dưới và phần trên xương đùi đều được xác định là có dấu hiệu của hình ảnh ung thư xương, nên việc điều trị và phác đồ điều trị là hoàn toàn khác so với các ca đã thay khớp được thực hiện trước đó.
Mặc dù Bệnh viện K Tân Triều đã có kinh nghiệm trong việc thay khớp, có khi thay cả một đoạn xương dài, nhưng với trường hợp cả một xương lớn và liên quan trực tiếp đến hai khớp lớn của cơ thể thì không dễ dàng để thực hiện cuộc đại phẫu thuật này.
Cô gái đã được các bác sĩ quyết định táo bạo phẫu thuật thay xương đùi kim loại.
PGS, TS Trần Trung Dũng đã được mời hội chẩn với toàn hội đồng chuyên môn của Bệnh viện K Tân Triều, sau khi xem xét hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm một cách cẩn thận, PGS, TS Trần Trung Dũng đã đưa ra phương án cắt toàn bộ khối xương đùi bị ung thư và thay thế bằng xương đùi kim loại cho bệnh nhân. Việc này phải phối hợp với khoa điều trị hóa chất để điều trị hóa chất cho khối u nhỏ lại, sau đó khoa phẫu thuật xương khớp Bệnh viện K phối hợp với PGS Dũng trực tiếp thực hiện.
Sau khi vào viện 3 tháng, ngày 17-10-2019, cuộc phẫu thuật thì đầu đã được diễn ra để cắt dưới xương đùi, nơi mà khối u phát triển nhất, đặt cement xương giữ không gian cho xương đùi nhân tạo phẫu thuật, thì 2 sẽ diễn ra sau đó bốn tháng. Ngày 2-3 vừa qua, PGS Trần Trung Dũng cùng với ekip Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Xanh Pôn đã thực hiện thành công thì thứ hai của ca phẫu thuật: thay toàn bộ xương đùi bên phải cho bệnh nhân H.
Ca mổ đã được thực hiện trong vòng ba giờ đồng hồ, toàn bộ xương đùi ung thư đã được lấy ra để thay xương đùi bằng dụng cụ kim loại, đồng thời tiến hành thay khớp háng và khớp gối toàn phần và khâu phục hồi lại các điểm bám gân cơ.
PGS Trần Trung Dũng chia sẻ, ca mổ đã diễn ra khẩn trương và an toàn, toàn bộ xương ung thư của bệnh nhân H đã được lấy ra hết và thay toàn bộ bằng xương đùi kim loại. Lượng máu mất không nhiều nên sau mổ bệnh nhân sẽ sớm hồi phục, giữ được chức năng của chi và có thể vận động sớm được.
Chinh phục những khó khăn thách thức
PGS, TS Trần Trung Dũng cho biết, trong hơn 50 năm phát triển, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thay xương đùi rất hạn chế (chủ yếu là bệnh nhân bị ung thư xương và còn đáp ứng với hóa chất và xạ trị), sự thiết kế cho dụng cụ xương đùi nhân tạo phù hợp với kích thước của bệnh nhân chưa nhiều. Sự khó khăn trong gây mê hồi sức và tập phục hồi chức năng sau mổ dẫn đến phẫu thuật này chưa được áp dụng ở nhiều nơi, và rất ít các công trình nghiên cứu về kết quả điều trị của phương pháp này.
Các công trình nghiên cứu về phẫu thụật thay toàn bộ xương đùi chủ yếu được công bố trong vòng 15 năm trở lại đây và các kết quả nghiên cứu lại không thực sự thống nhất.
"Biến chứng hay gặp của phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi là mất máu, sự lỏng khớp do phần mềm, nhiễm trùng khớp hoặc phần mềm, lệch chiều dài chi, hỏng bộ khớp, trật khớp háng và gối... Ở châu Á nói chung, khu vực Đông - Nam Á nói riêng, rất rất ít nước có thể thực hiện được ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi. Tại Việt Nam thì chưa có ca phẫu thuật nào thay toàn bộ xương đùi tương tự", BS Dũng cho hay.
Những bước chân đi lại đầu tiên sau phẫu thuật của bệnh nhân H.
Trước một ca phẫu thuật lớn và khó với cô gái này, để bảo đảm chức năng của xương và khớp háng và gối, BS Dũng cho biết, cần phải đặt dụng cụ chính xác đến từng cm, vì nếu không sẽ dễ dẫn đến ngắn chi. Đồng thời, các bác sĩ cũng phải khâu phục hồi lại khối cơ mông và đùi như giải phẫu ban đầu để tạo độ vững cho khớp háng và gối, tránh trật khớp về sau.
Bên cạnh đó, việc bảo đảm cắt hết khối u, vô khuẩn dụng cụ và kiểm soát lượng máu mất của bệnh nhân cũng là các việc làm vô cùng quan trọng được thực hiện trong phẫu thuật. Đây là những thách thức đặt ra cho ê kíp tiến hành phẫu thuật.
Ba ngày sau mổ, vết thương của bệnh nhân H khô, không chảy dịch, còn đau ít vết mổ, vì lượng máu mất trong phẫu thuật không nhiều nên sức khỏe bình phục rất tốt, ngồi dậy và nói chuyện với mọi người khá thoải mái.
Chiều 6-3, PGS Trần Trung Dũng cùng ekip đã trực tiếp xuống Bệnh viện K Tân Triều để hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân H. Hiện tại, chân phẫu thuật của bệnh nhân H đã gấp được 50 độ, duỗi được thẳng chân. Đáng mừng hơn là bệnh nhân đã có thể bước đi những bước đi đầu tiên.
Hình ảnh của bệnh nhân H sau ba ngày mổ.
Bước đi là một điều bình dị đối với tất cả mọi người, nhưng với bệnh nhân H, bốn tháng nay cô không thể thực hiện được điều đó. Mặc dù vẫn cần thời gian để tập phục hồi chức năng và điều trị thêm hóa chất, nhưng H và bố mẹ cô rất hài lòng với ca phẫu thuật và đặt hy vọng vào tương lai phía trước của cô.
Thay toàn bộ xương đùi là một ca phẫu thuật đại phẫu, là ca phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Đây chính là khởi đầu cho việc bảo tồn chi thể cho các bệnh nhân bị ung thư xương nói chung, ung thư xương đùi nói riêng, đồng thời đây cũng là sự minh chứng cho sự tiến bộ cho nền Y học Việt Nam không thua kém so với các nước trên thể giới.
Đây cũng là món quà ý nghĩa của ngành y tế chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam 8-3 khi đã cứu chữa thành công cho một cô gái trẻ đang ở độ tuổi đẹp nhất.
HẢI NGÔ
Theo Nhân dân
Bác sĩ chuyên khoa bệnh viện K: Sau 50 tuổi, nguy cơ ung thư đại tràng tăng rõ rệt Theo bác sĩ bệnh viện K Tân Triều, ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được sàng lọc, phát hiện sớm. Đại trực tràng thuộc về phần thấp của ống tiêu hóa, hay còn gọi là đường tiêu hóa dưới. Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay, với...