22 email cá nhân của bà Clinton chứa tin ‘tuyệt mật’
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/1 cho hay, tài liệu ‘tối mật’ được tìm thấy trong 7 tập email cá nhân của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bà Hillary Clinton. Ảnh: AP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết các email chứa “22 tài liệu gồm 37 trang” không được đánh dấu “tuyệt mật” tại thời điểm gửi nhưng đang được nâng mức theo yêu cầu của cộng đồng tình báo vì chúng chứa thông tin nhạy cảm.
Bộ Ngoại giao Mỹ không công bố các email này nhưng theo AP, chúng bao gồm các tin nhắn gần đây của một quan chức tình báo chủ chốt đề cập tới “các chương trình truy cập đặc biệt”. Đây là tài liệu mật có thể cho thấy các nguồn tin hoặc chương trình mà chính phủ Mỹ muốn giấu kín, ví dụ thông tin về thiết bị không người lái.
Brian Fallon, người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton, phản ứng giận dữ trước thông tin mới.
“Chúng tôi kiên quyết phản đối cách chặn hoàn toàn việc phát hành những email này. Kể từ lần đầu tiên cung cấp email cho Bộ Ngoại giao hơn một năm trước đây, bà Hillary Clinton kêu gọi chúng cần được công khai trước công chúng. Chúng tôi thấy ngày hôm nay không khác hơn trước”, Fallon nói.
Fallon yêu cầu giới điều tra công khai đầy đủ các email nhằm hạ nhiệt vụ bê bối có thể phá hỏng chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 của cựu ngoại trưởng.
“Chúng tôi sẽ theo đuổi tất cả mọi cách thích hợp để thấy các email của Clinton được phát hành một cách nhất quán với các cuộc gọi của bà năm ngoái”, đại diện chiến dịch “Hillary vì nước Mỹ” tuyên bố.
Thông tin về các email “tối mật” của bà Hillary xuất hiện 3 ngày trước khi bà là ứng viên đầu tiên của đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa ngày 1/2 tới.
Video đang HOT
Bê bối sử dụng tài khoản email cá nhân trong công việc từng khiến cựu ngoại trưởng Mỹ bị đối thủ vượt lên dẫn trước trong cuộc thăm dò hồi tháng 9/2015. Nhiều cử tri cho biết vụ việc khiến họ ngừng ủng hộ ứng viên này.
Hải Anh
Theo Zing News
Rúng động - Tình báo, ngoại giao Mỹ "vi phạm" luật hỗ trợ khủng bố
Theo lời một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ngành tình báo và ngoại giao Mỹ đã bất chấp luật Mỹ, phối hợp với nhau hỗ trợ cho khủng bố Hồi giáo.
Theo Springmann, chiêu trò sử dụng kết hợp cả nhân viên tình báo và nhân viên ngoại giao trong lãnh sự quán là để vừa tạo vỏ bọc giữ bí mật cho chương trình CIA, vừa sẵn sàng đổ lỗi cho các nhân viên "kém năng lực" nếu các vụ vi phạm quy định về visa chẳng may bị lộ tẩy.
Các chiến binh mujahideen Afghanistan trong thập niên 1980. (Ảnh: sebastianjunger.com)
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cục Tình báo Trung ương (CIA) đã hợp tác với nhau gửi tới Jeddah (Saudi Arabia) các nhân viên ngoại giao không hề hay biết về giao kèo này giống như Springmann.
Sẵn sàng "hy sinh" nhân viên ngoại giao
Cơ sở ngoại giao ở Jeddah xử lý khoảng 45.000 đơn xin thị thực mỗi năm. Nếu nhân viên thị thực chỉ miệt mài xử lý số đơn này và không đưa ra câu hỏi "khó" nào về những người viết đơn thì người nhân viên đó được giữ lại làm công việc của mình.
Nếu nhân viên visa cứ "cứng nhắc" tuân theo luật, chống lại áp lực ép phải cho qua những người đối tượng không có được lý do hợp pháp đi sang Mỹ, thì nhân viên đó có thể bị sa thải với lý do thiếu năng lực. Kết cục này cũng xảy đến với tác giả cuốn sách.
Springmann kể tiếp: "Hai người Pakistan gặp tôi xin thị thực. Theo câu chuyện họ kể, họ đang đi công cán theo chỉ đạo của Bộ Thương mại nước họ tới dự một triển lãm linh kiện ô tô ở Mỹ. Tuy nhiên, họ không thể nêu tên triển lãm đó và chỉ rõ thành phố mà sự kiện này sẽ diễn ra. Tôi từ chối cấp visa. Trong vòng 60 phút, Paul Arvid Tveit gọi cho tôi và yêu cầu cấp visa cho chính những người Pakistan này. Tôi giải thích lý do tôi từ chối làm visa cho họ, viện dẫn điều 214b của Luật Quốc tịch và Nhập cư, và cuốn Các vấn đề Ngoại giao. Tveit phớt lờ luật và các quy định, đi gặp Justice Stevens và thế là visa được cấp."
"Sau đó một nhân viên phụ trách mảng chính trị yêu cầu cấp visa cho một công dân Sudan là người tị nạn di cư từ Sudan và đang thất nghiệp ở Saudi Arabia. Tôi từ chối. Bà này lại đi gặp Justice, và visa lại được cấp. Khi tôi hỏi Justice vì sao ông ta cho phép cấp visa cho người không đáp ứng quy định, thì ông này đơn giản trả lời rằng là vì lý do "an ninh quốc gia"".
Trò chơi mập mờ của CIA nhân danh "an ninh quốc gia" diễn ra phổ biến ở nhiều vị trí của ngành ngoại giao. "Trong một cuộc trao đổi sau đó với Celerino Castillo, một cựu quan chức Cơ quan Chống Ma túy Mỹ, tôi được biết rằng việc CIA can thiệp vào quá trình cấp visa là một chương trình thành công, đã áp dụng lâu ở châu Mỹ Latin".
Spingmann cho rằng đó cũng là một mô hình áp dụng cho Saudi Arabia. "Ở phía nam biên giới "Mỹ), CIA sẽ tuồn hộ chiếu và đơn xin visa vào các kiện hàng gửi tới lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở địa phương. Những thứ này được kẹp giữa các đơn xin hợp pháp. "Các cơ sở này của CIA sẽ không bị nhân viên phụ trách visa "soi kỹ" và do đó sẽ thẳng tiến vào đất Mỹ."
Cấp visa cho gã Tù trưởng Mù khét tiếng
Tương tự, Springmann cho biết, chính một "nhân viên lãnh sự" của CIA tại Khartoum (Sudan) đã cấp một visa du lịch cho tù trưởng mù Omar Abdel Rahman, kẻ sau này có mối liên hệ với vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993. Gã tù trưởng "đui mù" này vốn đã nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ khi hắn được cấp thị thực để vào Mỹ qua ngả Saudi Arabia, Pakistan và Sudan vào năm 1990.
Hình tượng sĩ quan CIA trong một bộ phim Mỹ. (Ảnh: Jonathan Olley)
Springmann tin rằng gã Omar cố gắng xin thị thực Mỹ từ mình thông qua một ủy nhiệm. Tác giả Springmann trong cuốn sách của mình tuyên bố rằng ông đã bác đơn của gã này.
Cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rõ với thượng cấp của mình rằng, theo luật pháp Mỹ, các tội liên quan đến hộ chiếu và thị thực là tội cấp liên bang, có thể bị ngồi tù tới 10 năm và chịu mức phạt tới 250.000 USD. Mức án tù tối đa được nâng lên 15 năm nếu tội này dính đến buôn lậu ma túy và 20 năm nếu có liên quan đến khủng bố.
Trong một buổi gặp gỡ tình cờ, Joe Trento, một nhà báo tại Trung tâm Giáo dục Công ở thủ đô Washington, đã cho Springmann hiểu thêm về những gì thực sự diễn ra bên trong cơ sở CIA ở Jeddah.
"Đó chẳng phải là một lỗi visa vặt vãnh như tôi hằng nghĩ. Thực tế, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi nhấn mạnh, đây là một "chương trình cấp visa cho khủng bố", được lập ra để tuyển dụng và đào tạo ngay trên đất Mỹ những phần tử sát nhân, tội phạm chiến tranh, và những kẻ vi phạm nhân quyền để chiến đấu ở Afghanistan chống lại Liên Xô. Những gã này trở thành các thành viên sáng lập ra al-Qaeda - đội quân lê dương Arab-Afghanistan".
Tác giả Springmann nói tiếp: "Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cố vấn an ninh quốc gia của ông là Zbigniew Kazimierz Brzezinski, bắt đầu chiến dịch tập hợp các phần tử bất hảo này để thực thi các phi vụ cho nổ tung hay bắn hạ bất cứ thứ gì có lính Xô viết ở bên trong.
Phản đối hơn 20 năm vẫn không "ăn thua"
Thế nhưng Saudi Arabia và các kỳ thủ khu vực trong ván cờ "thánh chiến" lại không muốn những kẻ võ biền này có mặt trong lãnh thổ của mình do họ sợ rằng những kẻ cuồng tín đó cuối cùng lại sử dụng các kỹ năng mà chúng học được từ các "thầy" của mình để tạo "sự thay đổi chế độ" ở chính nước họ.
Điều đó giải thích vì sao nhiều tân binh lại được gửi sang Mỹ, nơi có tới 52 trung tâm huấn luyện, trung tâm lớn là ở Brooklyn, New York.
Springmann cho biết, trong 2 năm ở Jeddah, ngày nào ông cũng cãi vã với các sĩ quan tình báo đóng trong lãnh sự quán Mỹ và quản lý lãnh sự quán này.
Ông nói: "Chính những người này sắp xếp việc chiêu mộ và huấn luyện những kẻ gọi là chiến binh mujahedeen, sau này trở thành al-Qaeda, rồi chuyển hóa thành tổ chức khủng bố IS. Tôi thấy - nhưng đã không nhận ra rằng chúng khởi đầu ở Jeddah. Chúng ta đều đã được chứng kiến quá trình phát triển về sau của những kẻ này và điều gì xảy ra khi các cơ quan tình báo kiểm soát chính sách đối ngoại và ngoại giao: Người do họ nuôi dưỡng đã hỗ trợ quá trình làm Nam Tư tan rã, Iraq tan nát, Libya sụp đổ và Syria rơi vào thảm kịch nồi da nấu thịt".
Tác giả Springmann đã cố gắng phản đối hoạt động cấp visa bất hợp pháp như thế này lên cấp chính quyền cao nhất trong hơn 20 năm qua nhưng liên tục bị lờ tịt. Trong quãng thời gian đó, ông nói, đội lê dương Arab-Afghanistan do CIA nặn ra để phá hoại Liên Xô, đã lớn mạnh không ngừng./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN (dịch từ Sputnik)
Căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây Phản ứng về quyết định trên của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga đã lập tức ra tuyên bố phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Oa-sinh-tơn tuyên truyền chống Mát-xcơ-va, đồng thời khẳng định các cơ quan tình báo Mỹ đang triển khai các hành động khiêu khích nhằm vào các nhà ngoại giao Nga, không chỉ ở Mỹ...