21.700 tỷ đồng để tăng lương công chức
Dự kiến kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.
Theo Bộ Nội vụ, dự kiến kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.
Dự thảo lần 4 Nghị định Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, lương cơ sở sẽ tăng thêm 100.000 đồng so với mức 1,05 triệu đang được áp dụng.
Bộ Nội vụ đề xuất ấn định mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.
Video đang HOT
Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo dự toán được giao năm 2013 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, các đơn vị này được sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013.
Riêng đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại. Bên cạnh đó, để tăng lương, các đơn vị được sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể tăng thu tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, kinh phí tăng cũng được lấy từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2012 của cơ quan hành chính, sự nghiệp và cấp ngân sách địa phương. Trong trường hợp thực hiện đúng các quy định trên những vẫn thiếu, ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí để thực hiện mức lương cơ sở.
Theo Bộ Nội vụ, dự kiến kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2013 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 21.700 tỷ đồng. Số kinh phí này, theo Bộ Nội vụ, đã được bố trí trong dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương năm 2013.
Trước đó, Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, ngày 10/11/2012, Quốc hội đã thông qua đề xuất của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng. Quốc hội cũng thông qua điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tỷ lệ tăng lương tối thiểu, thực hiện từ ngày 1/7/2013.
Theo 24h
Từ 1/1/2013, tăng lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng mới từ 1.650.000 đến 2.350.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp ngoài nhà nước từ ngày 1/1/2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 4/12 đã ký ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, thay thế Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011.
Mức lương tối thiểu mới sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2013 chia theo 4 vùng I, II, III, IV. Cụ thể như sau: Vùng I là 2.350.000 đồng/tháng (mức lương theo Nghị định 70 hiện nay là 2.000.000 đồng/tháng), vùng II là 2.100.000 đồng/tháng (1.780.000 đồng/tháng), vùng III là 1.800.000 đồng/tháng (1.550.000 đồng/tháng), và vùng IV là 1.650.000 đồng/tháng (1.400.000 đồng/tháng).
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên từ 1.650.000 đến 2.350.000 đồng/tháng
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng quy định như trên cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.
Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
Nghị định 103 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2013. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1/1/2013.
Theo 24h
2013: Lương tối thiểu tăng 100 nghìn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ Tại phiên họp Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án tăng lương tối thiểu chung năm 2013 cho công chức, viên chức lên 100.000 đồng/tháng từ 1/7/2013. Như vậy với đề án này, trong năm tới, khoảng 8 triệu người...