2.1.2013: Lấy ý kiến toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992
Văn phòng Chủ tịch Nước vừa công bố lệnh của Chủ tịch Nước: Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
ÐBQH thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 16.11.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực Luật HTX Luật Xuất bản Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, từ 2.1.2013-31.3.2013 sẽ lấy ý kiến toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Kê khai và công khai tài sản của lãnh đạo tại nơi làm việc
Video đang HOT
Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực từ 1.2.2013, đang rất được đông đảo người dân quan tâm bởi những quy định mới của nó. Theo đó, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong các văn kiện của Đảng. Luật mới cũng quy định về hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Nếu không có quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan tổ chức phải lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai bắt buộc gồm: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức, đơn vị thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan phát hành ấn phẩm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử.
Luật cũng quy định về việc công khai minh bạch về việc đấu thầu, chỉ định thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng quản lý sử dụng đất đai tài sản doanh nghiệp, vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, ngoài ngành nghề kinh doanh, vốn ưu đãi, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, lương và các khoản thu nhập khác của người trong HĐTV, HĐQT, TGĐ, Phó TGĐ, KSV, kế toán trưởng…
Đối với tài sản, thu nhập, luật cũng quy định: Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Trong bản kê khai tài sản, người có nghĩa vụ phải kê khai phải liên tục cập nhật và giải trình về nguồn gốc phần tài sản tăng thêm.
Lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013
Nghị quyết của QH về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đã xác định đối với QH, tổng số người lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là 49 người gồm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước chủ tịch QH, phó chủ tịch QH, chủ tịch HĐDT, chủ nhiệm UB của QH, các thành viên khác của UBTVQH thủ tướng chính phủ, phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC, tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nghị quyết cũng quy định việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ hằng năm kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ được bầu hoặc phê chuẩn. Riêng nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu sẽ tiến hành tại kỳ họp QH, HĐND đầu năm 2013. Tại cuộc họp báo, ông Ngô Tự Nam – Phó ban Công tác ĐB của QH – cũng cho biết, UBTVQH cũng đang xây dựng cơ chế để có thể bổ sung nhân sự khi một nhân sự nào đó bị bỏ phiếu không tín nhiệm và buộc phải thay thế để kịp đưa vào xem xét tại kỳ họp QH, HĐND tới.
Cũng tại buổi công bố, ông Ngô Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Pháp luật VPQH – đã giới thiệu nghị quyết của QH về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, từ 2.1.2013 đến 31.3.2013 sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân về toàn bộ dự thảo Hiến pháp 1992, trong đó có những nội dung như chế độ chính trị quyền con người quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.
5 nhóm đối tượng được xét tặng, truy tặng danh hiệu BMVNAH
Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có hiệu lực từ 1.1.2013 đã mở rộng tới 5 nhóm đối tượng được tặng, truy tặng danh hiệu này, gồm: Có 2 con trở lên là liệt sĩ chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh 81% trở lên chỉ có 1 con mà người đó là liệt sĩ có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh 81% trở lên.
Theo laodong
Cần ngăn ngừa vấn đề "chạy tín nhiệm"
Bỏ phiếu tín nhiệm cần thực chất, khách quan, tránh việc "vận động nhau, bỏ phiếu tức là được anh, được tôi" - Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri Q.1, Q.3, Q.4, TPHCM.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Ảnh: DanViet
Ngày 15.12, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các ĐBQH TPHCM có buổi tiếp xúc cử tri Q.1, Q.3, Q.4. Trả lời các băn khoăn của cử tri về việc kê khai tài sản, bỏ phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang ghi nhận và nhấn mạnh bỏ phiếu tín nhiệm cần thực chất, khách quan, tránh việc "vận động nhau, bỏ phiếu tức là được anh, được tôi".
Tại buổi tiếp xúc, vấn đề được cử tri đặt lên hàng đầu vẫn là làm sao chống được tiêu cực, tham nhũng. Cử tri hoan nghênh việc Quốc hội đã ban hành đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ những chức vụ do Quốc hội và HĐND các cấp bầu. Cử tri bày tỏ sự sốt ruột, mong muốn việc này được tiến hành nhanh nhằm chọn cán bộ có đức, có tài để quản lý, lãnh đạo đất nước.
Cử tri Trần Mộng Lan (Q.1) băn khoăn: "Lấy phiếu tín nhiệm là để những người được lấy phiếu đo được uy tín của mình. Bỏ phiếu chỉ có thực chất khi chống được "vận động", "chạy tín nhiệm" trong khi các quy định pháp lý để ngăn ngừa vấn đề này chưa có. Đây là kẽ hở cần khắc phục".
Trả lời băn khoăn của cử tri, Chủ tịch Nước cho rằng chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm, kê khai tài sản nghe ra thì rất phấn khởi, nhưng cũng không kém lo lắng. Lo là làm sao đây cho có hiệu quả. "Coi chừng bỏ phiếu là đi chạy vận động, sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh. Vận động mà lành mạnh có nghĩa là: Mấy ông phải bỏ phiếu trung thực, ông tốt thì phiếu nhiều, ông xấu thì phiếu ít hoặc không phiếu.
Còn nếu vận động theo kiểu nháy nháy thì hết sức lo lắng. Phiên họp Quốc hội tháng 5.2013 sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, dự kiến Trung ương sẽ vào tháng 10.
Theo Chủ tịch Nước, nếu Đảng "có ý kiến" trước thì sẽ khó cho Nhà nước, khó cho đại biểu. "Lần này đổi mới tư duy, tức là để dân có ý kiến trước, Đảng có ý kiến sau".
Về vấn đề kê khai tài sản, ông Huỳnh Thành Lập - Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM - lưu ý là không phải kê khai tài sản mà phải công khai.
Trong phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Nước cho rằng: "Quốc hội phải quản lý, giám sát những cán bộ, lãnh đạo do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Riêng cử tri thì có nhiều cách giám sát: Nói thẳng ra không tiện thì đưa giấy tờ. Quan trọng là phải đeo đuổi mục tiêu mà mình phát hiện và yêu cầu chúng tôi phải có hướng giải quyết. Một điểm nữa mà Nghị quyết Trung ương 4 có nói, nhưng làm chưa nhiều là xử một số vụ án chưa triệt để, khiến dư luận trong dân chưa hài lòng. Việc xử "đầu voi đuôi chuột" làm mất lòng tin của dân ghê gớm".
Chủ tịch Nước động viên: "Cô bác anh chị cứ động viên nhau, phát hiện gì thì gửi thư cho chúng tôi. Cố gắng làm thế nào để có chuyển biến trong nhiệm kỳ, để các kỳ sau tiếp tục để lòng dân được yên".
Theo laodong
Quy định kê khai tài sản chưa chặt chẽ Liên quan đến các quy định về kê khai tài sản trong dự luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn luật sư TP.Cần Thơ. Tiếp xúc cử tri tại quận 1, TPHCM ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Không ai có...