21 công thần của Google giờ này đang ở đâu?
Chỉ một vài nhân viên Google từ những ngày đầu vẫn làm việc tại đây, còn lại đã trở thành doanh nhân hoặc tự mở công ty khác.
Marissa Mayer gia nhập Google từ năm 1999 dưới vai trò kỹ sư phần mềm. Bà rời Google năm 2012 khi đang là phó chủ tịch mảng dịch vụ định vị. Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2017, Mayer trở thành CEO Yahoo trước khi công ty này bị Verizon mua lại. Hiện Mayer đang quản lý Lumi Labs, startup chuyên phát triển ứng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Kendra DiGirolamo chỉ đảm nhiệm công việc điều phối quảng cáo tại Google từ tháng 6/1999 đến tháng 5/2001. Giờ đây, DiGirolamo tham gia phân tích dữ liệu doanh nghiệp tại Driscoll.
Larry Schwimmer cũng là một trong những kỹ sư phần mềm “đời đầu” của Google. Anh là người tạo ra hệ thống quản lý nhân viên cho Google có tên Snippets, đồng thời dẫn đắt phát triển Google Moon, một phiên bản của Google Earth dành cho mặt trăng. Schwimmer rời Google năm 2005.
Jim Reese là kỹ sư của Google từ 1999-2005. Hiện ông nằm trong hội đồng quản trị của Spark Program, chương trình hướng nghiệp cho học sinh cấp 2 và là thành viên ban cố vấn khoa Tin học Y sinh thuộc Đại học Y Harvard.
Gerald Aigner được thuê để quản lý nguồn chi phí cung ứng cho Google. Từ khi thành lập Google Zurich năm 2004, Aigner được đưa vào hội đồng nhân viên cấp cao phụ trách vận hành trung tâm dữ liệu, tối ưu hiệu suất công cụ tìm kiếm của Google trước khi rời công ty năm 2006. Hiện Aigner là một “chuyên viên Internet độc lập” tại London, đồng thời là cố vấn hãng máy tính Maxeler Technologies.
Susan Wojcicki là nhân viên thứ 16 của Google. Bà là người cho thuê garage để công ty này đặt văn phòng với giá 1.700 USD/tháng. Wojcicki từng là phó chủ tịch cấp cao mảng sản phẩm, thương mại và YouTube trước khi trở thành CEO YouTube từ năm 2014 đến nay.
Joan Braddi phụ trách mảng đối tác sản phẩm cho Google từ năm 1999. Bà từng làm phó chủ tịch dịch vụ tìm kiếm, nhưng giờ đang là phó chủ tịch mảng đối tác sản phẩm.
Video đang HOT
Chris Skarakis dẫn dắt mảng phát triển doanh nghiệp của Google từ tháng 5/1999 đến tháng 5/2005. Sau khi rời Google, Skarakis tạo ra dịch vụ nghe nhạc Blip.fm, đồng sáng lập kiêm phó chủ tịch Fuzz Artists. Anh cũng từng nằm trong ban giám đốc của Quỹ Kanye West trước khi giải thể năm 2011.
Rachael Chambers đã bỏ công việc ở Netscape để gia nhập Google năm 1999 dưới vai trò trợ lý điều hành. Tuy nhiên, bà chỉ làm đến tháng 10/2000 rồi rời đi khi đang là điều phối viên quảng cáo. Hiện Chambers giữ vị trí giám đốc chiến lược và kế hoạch tại Cisco.
Steve Schimmel tham gia phát triển doanh nghiệp và là nhân viên thứ 13 của Google. Sau khi rời đi năm 2004, Schimmel làm việc tại Airspace Systems, startup liên doanh sản xuất máy bay không người lái và giám đốc Joseph Campbell Foundation. Hiện Schimmel tham gia đầu tư một số startup như HireAthena, Growdawn, Roozt và Guide.
Omid Kordestani (thứ 3 từ trái sang) cũng là một trong những nhân viên lâu năm tại Google. Từ tháng 1/1999 đến tháng 8/2015, Kordestani giữ cương vị giám đốc kinh doanh và cố vấn cấp cao Google trước khi đầu quân cho Twitter.
Salar Kamangar đã làm việc tại Google được hơn 20 năm. Ông từng là CEO YouTube trước khi nhường vị trí cho Wojcicki vào tháng 2/2014 để tìm kiếm thử thách mới. Hiện Kamangar là phó chủ tịch cấp cao YouTube và mảng video của Google.
Georges Harik (phải) gia nhập Google với vị trí kỹ sư phần mềm, là một trong 3 thành viên đầu tiên của ủy ban tuyển dụng. Harik có trách nhiệm giám sát các sản phẩm như Gmail, Google Talk, Google Video, Picasa… đồng thời là giám đốc vườn ươm khởi nghiệp Googlettes. Sau khi rời Google năm 2005, Harik tham gia đồng sáng lập ứng dụng nhắn tin imo.im và là nhà đầu tư.
Urs Hlzle là một trong ít nhân viên kỳ cựu còn làm việc tại Google. Ông là phó chủ tịch cấp cao mảng hạ tầng kỹ thuật phụ trách thiết kế, lắp đặt và vận hành máy chủ, trung tâm dữ liệu của Google.
Amit Patel là một trong những kỹ sư hàng đầu của Google với câu slogan nổi tiếng “Đừng trở nên xấu xa”.
Harry Cheung gia nhập Google từ tháng 1/1999 đến tháng 12/2004 với vai trò kỹ sư phần mềm. Ông có biệt danh là “Người Nhện” bởi công việc chính là theo dõi quá trình lập chỉ mục web của Google. Hiện Cheung tập trung đầu tư vào các startup như Caviar, Qwiki, Bagdeville và PrePay, là nhà sáng lập công ty vay tiền Roostify.
Ray Sidney cũng là kỹ sư phần mềm “đời đầu” tại Google. Anh làm việc cho công ty được 4 năm, sau đó trở thành đồng sở hữu công ty bất động sản Big George Ventures. Sidney từng quyên góp một triệu USD giúp triển khai xe buýt công cộng gần khu vực hồ Tahoe.
Heather Cairns là nhà quản lý nhân sự đã thuê 200 nhân viên đầu tiên cho Google. Công việc của bà kéo dài từ 1999 đến 2005. Sau đó, Cairns tham gia đầu tư cho các công ty do phụ nữ lãnh đạo, hiện bà là chủ tịch Coastal Streets, công ty bất động sản có trụ sở tại Massachusetts. Ảnh: YouTube.
Craig Silverstein là nhân viên được thuê bởi chính 2 nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page. Ông đảm nhận nhiều vai trò như cố vấn, giám đốc công nghệ trước khi rời Google năm 2012. Hiện Silverstein là trưởng khoa cơ sở hạ tầng tại Học viện Khan, từng cùng vợ ký cam kết Giving dành phần lớn tài sản cho các mục đích xã hội.
Sergey Brin là đồng sáng lập Google, giữ cương vị chủ tịch Alphabet (công ty mẹ của Google) đến tháng 12/2019. Trước khi trở thành chủ tịch Alphabet năm 2015, Brin tham gia giám sát Google X, đội ngũ chuyên tạo ra các sản phẩm viển vông.
Larry Page cũng là một trong 2 nhà đồng sáng lập Google. Sau khi tái cơ cấu lại công ty, Page trở thành CEO của Alphabet. Tháng 12/2019, Page cùng với Brin tuyên bố từ chức. Trong khi Page vẫn nằm trong ban điều hành, CEO Google là Sundar Pichai đã thay thế ông để làm CEO Alpabet.
Theo Zing
Các hãng công nghệ lớn tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch Covid-19
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Mới đây, tại Facebook, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp với sự có mặt của một số nhà lãnh đạo công nghệ lớn trên thế giới, thảo luận việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19, đặc biệt là ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch bệnh này.
(Ảnh minh họa)
Cuộc họp bao gồm các hãng công nghệ lớn, như: Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân bao gồm: Airbnb, Kinsa và Mapbox cũng tham dự. Ngoài ra, còn có hãng Apple, Lyft và Uber đã được mời nhưng không tham dự.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để giảm bớt sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Patt Andy Pattison, chuyên gia của WHO cho biết, các hãng công nghệ đang đẩy nhanh thực hiện các biện pháp chống lại tin tức giả mạo về Covid-19. Ông Pattison cho biết thêm, WHO đề nghị sẽ giúp các công ty kiểm tra thông tin mà họ hoặc người dùng đăng tin, thay vì dựa vào bên thứ ba.
Khi người dùng tìm kiếm thông tin về dịch Covid-19, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự tò mò và nhìn thấy cơ hội kiếm tiền ở đó. Các tin tức giả mạo đang lan truyền trên Facebook và các mảng truyền thông mạng xã hội khác.
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai và các phương thức truyền bá thông tin chính xác hơn tới người dùng. Hơn 73.000 người đã nhiễm Covid-19, trong khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Vẫn còn đó những câu hỏi chưa được giải đáp về việc Covid-19 phát triển như thế nào, vì mầm bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số ưu tiên mà các công ty công nghệ đã thực hiện trong những tuần gần đây, đó là nỗ lực làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và các tổ chức y tế công cộng.
WHO cho biết, một số công ty đã tiến xa hơn trong các giải pháp công nghệ để chia sẻ thông tin chính xác hơn về Covid-19. Trong khi đó, một số công ty khác thừa nhận họ mới chỉ dừng lại ở việc liên lạc với nhân viên của mình để giữ an toàn và đưa ra các thông báo về vấn đề sức khỏe.
Các công ty đã đồng ý cùng hợp tác phát triển các công cụ giúp quản lý nội dung tốt hơn và mở ra một trung tâm hỗ trợ cuộc gọi - nơi mọi người có thể đặt câu hỏi hay nhận lời khuyên về phòng chống dịch Covid-19.
Ông Pattison cho rằng, một trong những lý do tại sao có rất nhiều thông tin giả mạo là vì có một khoảng cách rất lớn về các lỗ hổng trong nội dung.
Một số công ty như Facebook và Amazon đã đề nghị chia sẻ không gian quảng cáo hay cung cấp các tình nguyện viên, giúp dập tắt sự lan truyền thông tin sai lệch. Nhóm các công ty công nghệ quyết định gặp nhau vài tháng một lần cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Cuối tuần qua, Facebook đã cảnh báo, việc sản xuất tai nghe thực tế ảo Oculus của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi Apple thừa nhận, việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc là do sự bùng phát dịch.
Theo nhân dân
Facebook, Google gặp WHO bàn chuyện xử lý tin giả Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp kéo dài cả ngày với một số lãnh đạo công nghệ, bao gồm Facebook, Google, Amazon... hôm 13/2 tại trụ sở Facebook để bàn giải pháp cho dịch Covid-19. Cuộc họp do WHO sắp xếp và tổ chức tại trụ sở Facebook ở Menlo Park, Mỹ. Tại đây, WHO chia sẻ...