2020: Kiều hối sẽ sụt giảm
Theo NHNN chi nhánh TPHCM, tình hình đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động đến việc làm, thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đến lượng kiều hối giảm trong những tháng đầu năm 2020.
Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay bị hạn chế nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, kiều hối của TPHCM đã tăng trở lại trong 3 tháng qua. ĐTTC đã ghi nhận ý kiến của TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia tài chính NH xung quanh sự đảo chiều của kiều hối trong những tháng gần đây, cũng như dự báo tình hình thu hút kiều hối năm nay của cả nước.
PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, 10 tháng lượng kiều hối về TPHCM đã lên trên 4 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ 2019, riêng tháng 10 đã có 500 triệu USD kiều hối chuyển về qua hệ thống NHTM. Trong khi theo số liệu trước đó 7 tháng đầu năm kiều hối chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ 2019. Ông có thể lý giải vấn đề này?
TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU: - Theo tôi, nguyên nhân kiều hối tăng trở lại 3 tháng gần đây do kiều bào ở nước ngoài theo dõi sát tình hình dịch bệnh ở trong nước. Theo đó, họ nhận thấy Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nên gửi tiền về nhiều hơn. Trước hết gửi về giúp gia đình, người thân, nhưng trong số tiền đó cũng có những khoản đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam.
Trả lời với truyền thông, NHNN chi nhánh TPHCM cho rằng nguyên nhân kiều hồi tăng 3 tháng qua do dịch Covid-19, bởi người Việt Nam ở nước ngoài hạn chế chi tiêu khi giãn cách xã hội, gửi về hỗ trợ người thân trong nước nhiều hơn trước; đồng thời lượng kiều hối quý III tại TPHCM tăng hơn so với trước do kiều bào ở Mỹ chiếm tỷ trọng lớn và kinh tế nước Mỹ đang khởi sắc hơn. Tôi cũng đồng ý với những nguyên nhân đó. TPHCM là rổ hứng tiền kiều hối của cả nước, với tỷ trọng gần một nửa tổng kiều hối cả nước. Phần lớn kiều bào đi Mỹ trong quá khứ xuất phát từ TPHCM, hoặc những tỉnh lân cận như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Vì tính gắn bó mang tính lịch sử như vậy nên lượng tiền gửi về khu vực TPHCM luôn nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cho đến nay trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, con số nhiễm bệnh rất thấp so với mức bình quân nhiễm bệnh cả nước Mỹ. Chính vì mức nhiễm bệnh thấp nên việc làm ăn buôn bán của kiều bào tương đối ổn định. Đặc biệt trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ không có doanh nghiệp lớn, chủ yếu ở dạng hộ kinh doanh (theo định nghĩa của Việt Nam). Tức chỉ ở dạng những doanh nghiệp buôn bán nhỏ, nghiêng về dịch vụ thiết yếu cho đời sống như bác sĩ, nha sĩ, văn phòng luật sư, tiệm sửa xe, cửa hàng bán lẻ… Các hoạt động kinh tế đó không bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh. Vì vậy, sức chịu đựng của doanh nghiệp người Việt tốt hơn so với mặt bằng chung của người Mỹ và thu nhập của người Việt ở Mỹ cũng tương đối ổn định.
- Tại Báo cáo di cư và kiều hối mới công bố, NH Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối năm 2020 của Việt Nam giảm hơn 7% còn 15,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% GDP. Còn dự báo của ông?
- Tôi nghĩ lượng kiều hối về Việt Nam năm nay khó tăng, nếu đạt mức tốt nhất cũng chỉ tương đương với năm ngoái. 3 tháng vừa rồi có mức tăng đột biến ở TPHCM, nhưng nếu tính chung cả nước trong cả năm, tình hình không sáng sủa như vậy. Trong những tháng đầu năm, kiều hối của Việt Nam đã giảm nhiều. Trong những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ sẽ ngày càng trầm trọng. Vì Mỹ đang vào mùa đông, không khí rất lạnh và các biện pháp phòng chống dịch Covid vẫn chưa được Chính phủ Mỹ quan tâm đúng mức.
Video đang HOT
Vì vậy, dự báo tình hình dịch bệnh từ đây đến cuối năm tại Mỹ có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Đồng thời, kiều hối từ nguồn xuất khẩu lao động cũng bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài ở nhiều quốc gia khiến nhiều lao động người Việt Nam ở nước ngoài mất việc, nên kiều hối của cả nước năm nay cũng sẽ chịu tác động. Những tháng vừa rồi có dấu hiệu tốt lên về kiều hối ở TPHCM nhưng tôi không lạc quan lắm về việc cả năm kiều hối có thể tăng mạnh, thậm chí có thể giảm như dự báo của WB.
- Lâu nay chúng ta vẫn có chính sách thu hút kiều bào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện cũng đang có khoảng 3.000 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD, tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vậy muốn hút thêm nguồn này, theo ông cần có giải pháp nào?
- Ở thời điểm này, tôi không lạc quan về kiều hối đầu tư kinh doanh. Vì thật sự việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay gặp hạn chế rất nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam. Do đó, tôi nghĩ kiều hối đổ về đầu tư kinh doanh năm nay tương đối thấp và sẽ kéo dài sang năm. Trở lại làm thế nào để hút đầu tư kinh doanh của kiều bào Việt Nam trong tầm nhìn dài hạn hơn là sau khi dịch bệnh được khống chế, tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp hơn.
Còn nhớ những năm Việt Nam mở cửa thương mai, nhất là sau năm 2000, khi Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết, rất nhiều người Việt ở Mỹ phấn khởi trở về kinh doanh, nhưng sau đó họ cảm thấy có nhiều vấn đề không phù hợp. Chẳng hạn như luật pháp chồng chéo, xin giấy phép thủ tục rườm rà, văn hóa kinh doanh khác nhau, đặc biệt do đặc thù riêng, kiều bào không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng trong nước nên đầu tư của kiều bào tại Việt Nam còn hạn chế.
- Xin cảm ơn ông.
Việc đầu tư ra nước ngoài hiện nay bị hạn chế nhiều do yếu tố dịch bệnh. Vì vậy, kiều bào thường đầu tư tại chỗ, thay vì đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Tranh cãi về gói 300.000 tỉ vay không thế chấp
Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất cần có một quỹ bảo lãnh tín dụng ở quy mô quốc gia.
Nhiều DN bày tỏ mong muốn ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các DN. Trong ảnh: Giao dịch tại một ngân hàng. Ảnh: TL
Để tháo gỡ khó khăn tài chính cho những doanh nghiệp (DN) do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ đề xuất gói hỗ trợ 150.000 tỉ đồng cho các công ty du lịch, lữ hành... vay vốn qua hệ thống ngân hàng dưới sự bảo lãnh của Chính phủ.
Không chỉ cơ quan trên mà nhiều chuyên gia cũng đề xuất cần có một quỹ bảo lãnh tín dụng ở quy mô quốc gia. Đáng chú ý mới đây nhất, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, đề xuất thành lập một "tổ hợp tín dụng" với mục đích cung cấp nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhiều DN bày tỏ mong muốn ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn
cho các DN. Trong ảnh: Giao dịch tại một ngân hàng. Ảnh: TL
"Không ngân hàng nào dám cho vay"
TS Hiếu cho rằng trong bối cảnh các DN bị tác động bởi tình hình dịch bệnh, ngành ngân hàng nổi lên như là một lĩnh vực kinh doanh tương đối khả quan, tính thanh khoản tốt và lợi nhuận cao. Điều đó tốt cho ngành ngân hàng vì hệ thống tài chính ngân hàng là huyết mạch của bộ máy tuần hoàn tiền tệ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng chính vì những ưu thế này mà ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các DN, đặc biệt các DN nhỏ đang bị tác động bởi đại dịch.
Cụ thể, TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất Chính phủ thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3%-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay. Con số này tương đương khoảng 300.000 tỉ đồng để cho các DN vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận tín dụng.
"Đây phải là khoản vay tín chấp, tức DN không cần phải có tài sản đảm bảo, với lãi suất 3%-5%/năm. Phương pháp trả nợ là năm đầu tiên được ân hạn nợ gốc và chỉ trả lãi. Gốc và lãi được trả từ năm thứ hai trở đi. Thời hạn vay của DN trong gói tín dụng này kéo dài năm năm. Quan trọng nhất là tổ hợp này phải cho vay tín chấp. Giờ muốn cứu họ cũng không thể đòi hỏi tài sản thế chấp được" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Nói về đề xuất táo bạo này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, cho biết: Không có dịch COVID-19 thì ngân hàng vẫn cho khách hàng vay tín chấp với một số điều kiện nhất định như phải có phương án kinh doanh khả thi, có chỉ số xếp hạng tín nhiệm tốt. Do đó, đối với đề xuất mở thêm tổ hợp tín dụng có lẽ với hàm ý là gói này sẽ áp dụng các điều kiện vay thông thoáng và dễ hơn. "Tuy nhiên, nếu cho vay dễ dàng hơn dẫn đến nguy cơ mất vốn thì sao, lúc đó ai chịu trách nhiệm?" - ông Tùng đặt vấn đề.
Tương tự, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, nêu quan điểm: Trong bối cảnh bị tác động bởi dịch COVID-19, các nhà băng đã thực hiện phương án hỗ trợ DN bị thiệt hại theo đúng tinh thần của Thông tư 01/2020 mà Ngân hàng Nhà nước ban hành. Qua đó, mỗi ngân hàng có phương án cơ cấu nợ, giãn nợ phù hợp với từng DN.
"Tuy vậy, cho dù DN có bị ảnh hưởng hay không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì ngân hàng khi phê duyệt khoản vay vẫn phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật. Nếu việc nới lỏng các quy định cho vay mà biết trước sẽ gây ra rủi ro tiềm ẩn thì tôi xin khẳng định là không ngân hàng nào dám cho vay" - lãnh đạo Sacombank nói thẳng.
Lấy tiền ở đâu để cho vay?
Để tổ hợp tín dụng này hoạt động được, TS Hiếu cho rằng Chính phủ cần phải lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia với quy mô khoảng 30.000 tỉ đồng để bảo lãnh cho tổ hợp tín dụng quy mô 300.000 tỉ đồng. Tổ hợp tín dụng này được Ngân hàng Nhà nước đứng ra tổ chức nhưng các ngân hàng thương mại sẽ là đơn vị thực hiện, quản lý trực tiếp.
Tuy nhiên, chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh đặt vấn đề: "Vậy tiền ở đâu ra để đổ vào quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia?". Ông phân tích nếu lấy từ ngân sách là bất khả thi. Hơn nữa, liệu ngân sách nhà nước có thể chi cho việc DN sử dụng vốn rồi bị âm vốn không. Do đó, phương án này là không hợp lý từ việc huy động vốn cho đến sử dụng đồng vốn.
"Nếu điều kiện để đối tượng DN được vay gói này phải có phương án kinh doanh khả thi, có cơ hội sống sót thì thực tế họ đã được ngân hàng "trải thảm". Bởi ngân hàng bây giờ cạnh tranh nhau khốc liệt lắm, chứ không phải cứ ngồi đó mà chờ khách hàng tới gõ cửa đâu. Còn nếu là DN đã bị ngân hàng từ chối thì dù có bơm thêm vốn họ cũng chẳng thể nào vực dậy nổi" - ông Minh nhìn nhận.
Đồng quan điểm, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng đánh giá đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng là ý tưởng tốt với mong muốn hỗ trợ DN. Song hỗ trợ kiểu gì thì hỗ trợ nhưng tựu trung lại cũng phải hoạt động dựa trên nền tảng tuân thủ các quy định của pháp luật và phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.
"Với DN vừa và nhỏ, đang thuộc diện cần thở ôxy, giả sử kinh doanh trong lĩnh khách sạn - du lịch, giờ đây không có khách mà ngân hàng vẫn rót vốn thì thử hỏi họ sẽ sử dụng đồng vốn như thế nào cho hiệu quả?" - ông Tùng lo ngại.
Cần ngân hàng đồng hành thực sự
Dù có nhiều ý kiến trái chiều về tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng nhưng một số chuyên gia thống nhất cho rằng: Việc tính toán một gói hỗ trợ tín dụng mới là điều cần thiết và phải làm trong giai đoạn này.
Bởi về mặt nguyên tắc, khi nào Nhà nước chịu trách nhiệm đảm bảo cho các khoản vay có khả năng là nợ xấu thì gói hỗ trợ tín dụng mới thực sự phát huy được tác dụng. Còn nếu để ngân hàng cho vay theo kiểu thị trường thì các DN khó khăn do dịch COVID-19 sẽ rất khó tiếp cận vốn.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, đề xuất gói hỗ trợ lần hai với mức 150.000 tỉ đồng, tương đương với khoảng 2,5% GDP. Đồng thời cần triển khai quyết liệt gói hỗ trợ lần thứ nhất chưa giải ngân hết, còn khoảng 75%.
"Gói hỗ trợ lần một vẫn chưa đủ độ lớn cũng như sức lan tỏa, đặc biệt đối với các đối tượng là lao động không chính thức" - TS Lực nhận xét. Theo ông, cần có một gói hỗ trợ cụ thể để thúc đẩy cho vay vốn bằng cách có thể tăng vốn cho quỹ phát triển DN vừa và nhỏ (SMEDF); thúc đẩy hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa cấp địa phương, từ đó có thể đẩy mạnh cho vay, giúp DN nhỏ và vừa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng vẫn có thể triển khai gói nhỏ hơn gói tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng. Nhưng phải có những tiêu chí định lượng và định tính rất chặt chẽ để thẩm định khi DN có nhu cầu vay cũng như khả năng trả nợ.
Đối với trường hợp khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngân hàng cần thực sự giãn nợ, giảm lãi suất các khoản vay cũ; không đòi nợ cả gốc lẫn lãi mà đợi đến khi hoạt động kinh doanh quay trở lại bình thường thì mới bắt đầu thu hồi vốn và lãi.
Nợ xấu lộ diện Báo ĐTTC đã có loạt bài phân tích của các chuyên gia về tình hình nợ xấu do tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay. Dù nợ xấu vẫn còn tốt ở quý I, quý II nhưng đến quý III, nợ xấu bắt đầu lộ diện, sau quy định cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ của Thông tư 01/2020....