2019: Kiểm toán 25 cuộc lĩnh vực doanh nghiệp và tài chính ngân hàng
Một số dự án, chương trình có quy mô và phạm vi tương đối lớn lần đầu tiên được lựa chọn để tổ chức thành các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập trong năm 2019.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được kiểm toán trong 2019.
Đó là nội dung được nhấn mạnh tại báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2019 vừa được Tổng Kiểm toán nhà nước gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo, một trong những nguyên tắc xây dựng kế hoạch cho năm sau là giảm bình quân số lượng đầu mối, đơn vị, chủ đề được kiểm toán so với năm 2018 nhằm tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán.
Về lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chứ c tài chính – ngân hàng, định hướng của Kiểm toán nhà nước là lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nuớc năm 2018.
Việc này kết hợp với việc đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán. Đánh giá các hoạt động quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước như: giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác; việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu…
Hai cái tên xuất hiện trong định hướng này là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Video đang HOT
Vẫn trong lĩnh vực này, định hướng tiếp theo là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2018 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty tài chính, bảo hiểm có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.
Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại đối với các tổ chức tín dụng; thực trạng sở hữu chéo, nợ xấu, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020″ và việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội.
Từ định hướng trên, Kiểm toán nhà nước dự kiến lựa chọn 25 cuộc kiểm toán trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính – ngân hàng, gồm: Ngân hàng nhà nước, 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 3 ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.
Đáng chú ý về lĩnh vực kiểm toán môi trường và kiểm toán hoạt động, 2019 sẽ lựa chọn một số chủ đề kiểm toán được dư luận xã hội quan tâm, một số chương trình – dự án với quy mô hợp lý để tổ chức đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Trong đó một số dự án, chương trình có quy mô và phạm vi tương đối lớn lần đầu tiên được lựa chọn để tổ chức thành các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập trong năm 2019. Như, hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí đường bộ, đường sắt giai đoạn 2017-2018; Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Phủ Lý (Hà Nam)…
Việc triển khai thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng nằm trong lựa chọn này.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, dự kiến của Kiểm toán nhà nước là lựa chọn 38 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận xã hội quan tâm. Như, dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước; dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng; Nhà máy thủy điện Sông Bung 2; đường dây 500KV Vĩnh Tân – rẽ Sông Mây – Tân Uyên; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1; dự án Vệ sinh môi trường Tp.HCM – giai đoạn 2..
Năm 2019 toàn ngành tập trung kiểm toán 184 chủ đề, đơn vị và đầu mối, giảm 22 chủ đề, đơn vị và đầu mối so với kế hoạch kểm toán năm 2018 đã ban hành, Tổng Kiếm toán Hồ Đức Phớc báo cáo Quốc hội.
Nguyên Vũ
Theo vneconomy.vn
Áp lực bán gia tăng về cuối phiên sáng, Vn-Index giảm hơn 5 điểm với thanh khoản "mất hút"
Mặc dù thị trường giảm sâu về điểm số nhưng áp lực bán nhìn chung không quá mạnh, dù có tăng về cuối phiên sáng. Các cổ phiếu thủy sản, dệt may như VHC, TCM, TNG, VGT...vẫn thu hút dòng tiền và tăng khá tốt.
Phiên giao dịch buổi sáng diễn ra với sự phân hóa mạnh. Mặc dù thị trường giảm sâu về điểm số nhưng áp lực bán nhìn chung không quá mạnh, dù có tăng về cuối phiên sáng. Các cổ phiếu thủy sản, dệt may như VHC, TCM, TNG, VGT...vẫn thu hút dòng tiền và tăng khá tốt.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng như CTD, CEO, HBC, NDN, SCR, VCG...cũng tăng điểm tích cực.
Nhóm dầu khí có giao dịch không quá tệ, nhưng về cuối phiên sáng cũng dần suy yếu và GAS, PVS, PVD, PVB...bắt đầu giảm sâu.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số Vn-Index giảm 5,46 điểm (0,56%) xuống 966,14 điểm; Hnx-Index giảm 0,6 điểm (0,55%) xuống 108,79 điểm và Upcom-Index giảm 0,27 điểm (0,5%) xuống 52,71 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 1.800 tỷ đồng. Điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng hơn 40 tỷ đồng trong phiên sáng nay.
================================
Ảnh hưởng từ các thị trường khu vực khiến TTCK Việt Nam mở cửa phiên 18/10 với sắc đỏ bao trùm cả 3 sàn. Bên cạnh đó, việc giá dầu WTI mất mốc 70 USD/thùng cũng tác động xấu tới nhóm dầu khí - nhóm cổ phiếu vốn thu hút dòng tiền khá mạnh trong vài tháng gần đây.
Tuy vậy, sau vài phút đầu phiên điều chỉnh mạnh, dòng tiền bắt đáy lập tức xuất hiện giúp các chỉ số thu hẹp đáng kể đà giảm. Tại thời điểm 10h, chỉ số Vn-Index giảm 3,25 điểm (0,33%) xuống 968,35 điểm; Hnx-Index giảm 0,49 điểm (0,45%) xuống 108,9 điểm và Upcom-Index giảm 0,12 điểm (0,23%) xuống 52,86 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá thấp với giá trị khớp lệnh đạt 700 tỷ đồng.
Điểm tích cực là khối ngoại đang mua ròng gần 30 tỷ đồng và điều này hỗ trợ không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư.
Các cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB...thu hút dòng tiền khá tốt và hầu hết đã lùi về gần mốc tham chiếu. Ở nhóm chứng khoán, ngân hàng đã xuất hiện sắc xanh tại một vài cổ phiếu như BID, HCM, STB.
Ở nhóm Bluechips, VRE, PNJ đang là những cái tên tăng điểm đáng chú ý. Phía giảm điểm có SAB, PLX, GAS, FPT, HPG, MSN,...
Cổ phiếu "nóng" SRA sau chuỗi phiên tăng trần liên tiếp đã bị bán mạnh và hiện đang giằng co quanh vùng tham chiếu. Các cổ phiếu có KQKD quý 3 kém khả quan như SKG, CAP đều bị bán mạnh, thậm chí SKG hiện đang dư bán sàn hơn 1 triệu cổ phiếu.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán ngày 18/10: Tiếp tục xu hướng tăng điểm, dòng tiền quay trở lại thị trường Chỉ số VN-Index tiếp tục xu hướng tăng điểm với thanh khoản tăng, sắc xanh lan tỏa toàn thị trường với lực cầu đến từ khối nội. Dòng tiền đang có dấu hiệu trở lại thị trường và tập trung vào các nhóm cổ phiếu mang yếu tố dẫn dắt chỉ số như large cap, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán. Chứng khoán...